Đặc điểm sinh trƣởng và sự phân bố của các loài thực vật thân gỗ tạ

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 39)

3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

3.3.3.Đặc điểm sinh trƣởng và sự phân bố của các loài thực vật thân gỗ tạ

quận Ngũ Hành Sơn

Việc đánh giá đặc điểm sinh trƣởng và phân bố của các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu sẽ chọn đƣợc những loài thực vật thích nghi tốt với điều kiện sinh thái. Từ đó đề xuất mô hình trồng rừng phòng hộ trên bãi cát ven biển di động của quận Ngũ Hành Sơn.

Bảng 3. 8: Đặc điểm sinh trƣởng của thực vật thân gỗ khu vực Ngũ Hành Sơn Stt Loài cây n (cây) Hvn (m) D1.3 (cm) D t (m) Chất lƣợng < 5 5 – 10 > 10 T TB X 1 Phong ba 59 1.3 57 2 0 0.5-0.9 57 2 0 2 Phi lao 51 5.0 7 20 24 1.2-3.8 20 23 8 3 Dừa 33 6.5 0 2 31 3.0-4.0 18 2 13 4 Tra bụp 29 4.3 12 8 9 0.7-3.2 19 8 2 5 Bàng 22 5.5 8 10 4 2.0-5.5 17 5 0 6 Mù u 14 2.5 14 0 0 1-1.5 14 0 0 7 Tra biển 6 6 0 0 6 2.6–3.8 6 1 0 8 Bàng Đài Loan 3 3.5 0 3 0 3.5-4 3 0 0 Dễ dàng nhận thấy 2 loài chiếm ƣu thế lớn ở đây là loài cây phong ba và cây phi lao.Loài cây phong ba với thông số về đƣờng kính cây (D1.3) chủ yếu là < 5cm và cấp chất lƣợng là tốt thì chứng tỏ đây là loài cây mới đƣợc trồng nhƣng lại thích ứng tốt với các điều kiện tự nhiên nên số lƣợng phân bố rất lớn. Đây là loài cây có biên độ sinh trƣởng rộng : phát triển tốt ở các vùng biển đảo, chịu đƣợc gió bão, nƣớc mặn và sống tốt trên bãi cát san hô nên thƣờng đƣợc trồng ven biển để chắn gió và cố định cát. Tuy là loài cây sinh trƣởng chậm và chiều cao tối đa chỉ khoảng 3-4 m nhƣng với khả năng tái sinh bằng hạt và chồi thì cây phong ba sẽ là đối tƣợng đƣợc phát triển để phục hồi rừng phòng hộ ven biển tại địa phƣơng.

Loài cây phi lao cũng chiếm số lƣợng lớn và ta thấy thông số về đƣờng kính cây (D1.3) tăng dần theo 3 cấp độ khác nhau. Đƣợc biết, rừng cây phi lao ở đây sinh trƣởng và phát triển tự nhiên với khoảng 10 năm tuổi, phân bố rộng lớn với hơn 20ha chủ yếu

nhỏ thì đƣợc trồng thành dải hàng rào hẹp dọc bãi biển thuộc phƣờng Mỹ An nhằm che chắn gió, cát bay lấn vào khuôn viên cây xanh ở bên trong.Tuy cấp chất lƣợng chủ yếu là trung bình và tốt nhƣng với số lƣợng cây trên 10 năm tuổi chiếm phần lớn thì có thể khẳng định cây phi lao có thể sinh trƣởng tốt với địa thế tại khu vực nghiên cứu.

Hình 3.2: Rừng cây phi lao 10 năm tuổi thuộc phƣờng Hòa Hải - Ngũ Hành Sơn

Nhóm loài cây còn lại gồm dừa, bàng, tra bụp, mù u thì phân bố ở khắp các tuyến đƣờng, với các thông số cũng hoàn toàn khác nhau thể hiện sự phân bố theo thời gian của các loài cây ven biển. Các loài cây nhƣ bàng, tra bụp, tra biển trên 10 năm tuổi thì có thể làm cơ sở để lựa chọn để trồng mới. Còn đối với các loài cây mới trồng nhƣ mù u thì cần phải theo dõi nhằm đánh giá với khả năng thích nghi tại khu vực.

Nhìn chung, nhóm thực vật thân gỗ sinh trƣởng tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn tƣơng đối tốt với sự đa dạng về thành phần loài và chất lƣợng sinh trƣờng. Tuy nhiên chỉ có vài loài chiếm ƣu thế cao, chƣa có sự đồng đều giữa các loài thực vật về số lƣợng và khả năng phân bố.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 39)