Xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ ven biển trên bãi cát di động

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 43)

3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

3.3.5. Xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ ven biển trên bãi cát di động

thuộc quận Ngũ Hành Sơn

Mô hình trồng rừng phòng hộ trên bãi cát di động sát biển thuộc quận Ngũ Hành Sơn dựa trên việc tổng hợp những nội dung của những nghiên cứu trƣớc đây kết hợp với kết quả thực địa.

a) Nguyên tắc xây dựng mô hình rừng phòng hộ trên bãi cát di động đƣợc tuân thủ theo tài liệu “Cẩm Nang Ngành Lâm Nghiệp, chương Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển” đó là :

- Tạo lập các dải rừng phòng hộ phân bố hợp lý để chặn đứng nạn cát bay và cố định bãi cát di động.

- Cải thiện điều kiện khắc nghiệt của môi trƣờng vùng đất cát di động, điển hình là tình trạng thiếu nƣớc vào mùa khô.

- Cải thiện và nâng cao sức sản xuất và độ phì của bãi cát, hạn chế quá trình rửa trôi bạc màu ở lớp cát bề mặt và cung cấp một lƣợng chất hữu cơ cho bãi cát.

b) Tiến hành xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ trên bãi cát di động tuân thủ theo các bƣớc sau đây

- Xây tƣờng rào chắn cát đề trồng cây : Với điều kiện cồn cát tại khu vực lồi

và lõm, phải sử dụng cọc tre hoặc gỗ dài cắm sâu xuống đất ( > 0.5 m) tạo thành những hang cọc, buộc các phên tre nằm ngang vào hàng cọc, tạo thành tƣờng rào chắn cát. Bố trí các hàng rào thành các ô vuông xen kẽ tạo thành các ô tƣơng đối bằng phẳng để trồng cây. Giữa các ô thì chừa lối đi lại và có thể sử dụng rơm rạ bên quanh từng gốc cây để giữ ẩm cục bộ cho cây và hạn chế sự trơ gốc do nền cát không ổn định.

- Phƣơng thức trồng cây trên cát : cần chia khu vực trồng thành các đai trồng

cây khác nhau. Thời gian trồng các đai cây có thể cách nhau từ 6 tháng đến 1 năm để tạo điều kiện thuận lợi tập trung cho việc theo dõi, chăm sóc và chuẩn bị nguồn giống.

+ Đai cây tiên phong : đƣợc trồng về phía trƣớc biển gồm các cây có tốc độ sinh trƣởng nhanh nhằm che chắn gió và cát bay, bảo vệ đai cây bên trong. Các loài cây có thể đƣợc trồng bao gồm : Phong ba, dứa gai và bàng vuông. Ngoài khả năng thích nghi và sinh trƣởng tốt với điều kiện khắc nghiệt từ biển, thì nguồn giống của những loài cây này dễ dàng đƣợc đảm bảo cũng góp phần quan trọng để xây dựng đai cây đầu tiên.

Hình 3.4: Sơ đồ cấu tạo đai cây tiên phong

Chú thích : a là khoảng cách giữa các cây b là khoảng cách giữa các hàng c là chiều dài ô bố trí trồng d là khoảng cách lối đi lại A là phía biển, B là phía bờ.

+ Đai cây hỗn giao : đƣợc trồng phía trong của đai cây tiên phong. Ở đây phối hợp trồng giữa các cây mọc nhanh với mọc chậm ; giữa cây tầng cao với tầng thấp ; giữa cây tán mỏng với cây tán dày nhằm chắn gió, chắn cát bay. Cụ thể là trồng xen kẽ giữa cây tra biển (tra bụp, mù u) với bàng Đài Loan ; giữa bàng với phi lao. Hoặc có thể thay thế tra biển hoặc dừa cho các loài cây sinh trƣởng chậm với tán thấp và tầng cây cao. Ở đai cây này còn có thể phối hợp một số loài cây bụi và cây thân thảo để chống cát chảy, cụ thể là loài muống biển và từ bi mọc lan trên nền cát có khả năng che phủ bề mặt , giữ ẩm, giảm nhiệt độ và cố định cát.

Hình 3. 5:Sơ đồ đai cây tiên phong và đai cây hỗn giao

Chú thích : a là chiều dài ô bố trí trồng. b là khoảng cách lối đi lại A là phía biển, B là phía bờ

- Kỹ thuật trồng trên cát : cẩn chuẩn bị và tiến hành các kỹ thuật sau : + Trƣớc khi trồng, nên dọn vệ sinh mặt bằng khu vực trồng cây.

+ Các cây giống phải đƣợc chứa trong khay hoặc sọt để vận chuyển đến tận vị trí các hốtrồng, tránh làm vỡ bầu cây.

+ Cây trồng đặt ngay giữa hố ( 0.6 x 0.6 x 0.6 m )sau đó từ từ xé bỏ vỏ bầu PE, bổ sung thêm 0.1 kg NPK sau đó lấp đất và dẫm chặt xung quanh gốc. Lấp đất cách miệng hố từ 3 - 5cm để cây trồng tận dụng lƣợng nƣớc mƣa, tƣới đẫm nƣớc và đều sau khi trồng, với lƣợng nƣớc tƣới là 10 lít/ gốc với 5 ngày/ lần trong vòng 1 tháng sau khi trồng. [13]

+ Thông số về cự ly hàng x cây phải đƣợc đảm bảo : 0.5m x 0.5m (phong ba);1m x 1.5m (phi lao);2m x 2m (tra bụp, tra biển, bàng) [13].

+ Cắm cọc giữ cây. Cọc đƣợc làm bằng vật liệu địa phƣơng nhƣ: tre, cừ, tràm.. + Sau khi trồng 2- 3 tuần, kiểm tra TKS, trồng dặm kịp thời những cây bị chết, để đảm bảo tỷ lệ cây sống đạt đƣợc trên 90%.

- Quá trình chăm sóc và kỹ thuật tƣới : Thƣờng xuyên phát dọn dây leo 2 lần/

Ngũ Hành Sơn là vùng đất khô hạn, lƣợng nƣớc ngầm cũng nhƣ nƣớc mƣa khan hiếm. Nguồn nƣớc tƣới dùng cho cây đƣợc thu trữ trong bể chứa vào mùa mƣa hoặc tiến hành khoan giếng đƣa nƣớc vào bể. Đất cát có kết cấu rời rạc nên khả năng giữ nƣớc kém, nhiệt độ không khí lại khá cao dẫn đến lƣợng bốc hơi nƣớc rất lớn vì vậy nên sử dụng hình thức tƣới giữ ẩm : 10 lít/ gốc vào 7 ngày/lần cho cây năm đầu tiên và 25 lít/gốc vào 10 ngày/lần từ tháng 2 đến tháng 9. Ngoài ra cần bổ sung dinh dƣỡng bằng cách bón thêm 0.1 kg NPK cho mỗi gốc vào tháng 3 [13] .

- Chăm sóc - bảo vệ cây sau khi trồng : Tiến hành dãy cỏ xới vun gốc, đồng

thời trồng dặm và sửa cây đổ ngã. Cày giữa hai hàng cây, cày ranh bao ngăn, ranh lô (nếu có). Tùy theo mức độ thực bì có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì trƣớc khi cày. Khi phát hiện sâu bệnh hại, cần có biện pháp xử lý kịp thời. Sử dụng cọc tre, gỗ kết hợp cây xƣơng rồng, dứa dại làm hàng rào xung quanh khu vực trồng cây để ngăn trâu, bò, cừu và gia súc khác vào phá hoại [21].

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)