BIỆN PHÁP PHỤC HỒI RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN KHU VỰC QUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 35)

3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

3.3. BIỆN PHÁP PHỤC HỒI RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN KHU VỰC QUẬN

3.3.1. Đặc điểm địa hình khu vực quận Ngũ Hành Sơn

Kết quả đo đạc địa hình, diện tích tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn đƣợc tiến hành trong tháng 1 năm 2015.

Bảng 3. 6: Mô tả khu vực quận Ngũ Hành Sơn Địa điểm Đặc điểm địa hình Diện tích (ha) Độ cao (m) Độ lục địa (m) Hƣớng phơi Thể nền Phƣờng Mỹ An-Ngũ

Hành Sơn 3.0 0.7 – 1.7 15 – 25 Đông – Tây

-Bãi cát di động - Xảy ra cát bay

Tại khu vực nghiên cứu, những bãi cát ở đây là bãi cát di động sát biển. Với độ rộng của bãi cát tƣơng đối hẹp,độ dốc trung bình…. Khu vực nghiên cứu thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng bởi các hiện tƣợng thiên tai, thời tiết cực đoan nhƣ bão, hạn hán, GMĐB..tạo nên những điều kiện khó khăn, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của các loài thực vật tại đây.

Hình 3.1: Địa hình bãi cát khu vực quận Ngũ Hành Sơn 3.3.2. Các loài thực vật tại vùng cát ven biển quận Ngũ Hành Sơn

Công việc điều tra thành phần loài tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn sẽ góp phần đánh giá chất lƣợng các loài thực vật tại đây. Từ đó có thể lựa chọn các loài thực vật thích nghi tốt với điều kiện sống để đề xuất trồng mới rừng phòng hộ ven biển với diện tích 32 ha.

Theo thống kê, tôi đã xác định đƣợc 32 loài, thuộc 20 họ thực vật khác nhau. Trong đó họ Hòa thảo ( Poaceae ) có tới 5 loài chiếm số lƣợng loài lớn nhất ở đây, họ Cúc (Asteraceae) với 4 loài, tiếp theo là họ Bìm bìm (Convolvulaceae) với 3 loài, những họ gồm có 2 loài là họ Bàng (Combretaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Vòi voi (Boraginaceae) còn lại là 16 họ với chỉ có 1 loài duy nhất.Tuy công việc thống kê thành phần loài có thể chƣa chính xác, nhƣng cũng nói lên đƣợc sự đa dạng của thảm thực vật vùng cát ven biển khu vực Ngũ Hành Sơn.

Không chỉ đa dạng về thành phần loài thực vật, khu vực quận Ngũ Hành Sơn còn thể điện đƣợc sự đa dạng thông qua 4 hình thái dạng sống cơ bản của thực vật. Dạng sống thân gỗ và thân cỏ chiếm cao nhất với 11 loài, tiếp theo là thân bụi với 8 loài và cuối cùng là thân leo ít nhất với 2 loài.

Bảng 3. 7: Các loài thực vật có mặt tại vùng cát ven biển khu vực Ngũ Hành Sơn

STT Họ thực vật Tên họ

Việt Nam Tên khoa học

Tên Việt Nam

Dạng Sống

1 Poaceae Hòa thảo

Cynodon dactylon L.Pers Cỏ gà, cỏ chỉ C

Cenchrus brownii Roem Cỏ xƣớc C

Imperata cylindrica Cỏ tranh C

Spinifex littoreus Burm . f.

Cỏ lông

chông C

Chrysopogon aciculatus

Retz Cỏ may biển C

2 Asteraceae Cúc

Ageratum conyzoides L. Cỏ hôi C

Tridax procumbens Cúc mui C Crassocephalum

crepidioides Cải tàu bay C

Bidens pilosa L. Đơn buốt, C

3 Convolvulaceae Bìm bìm

Cuscuta sinesis Lamk Dây tơ hồng DL

Ipomoea obscura (L.) Ker-Gawl Bìm mờ DL Ipomoea pes-caprae (L.) Sweet Rau muống biển C

4 Combretaceae Bàng Terminalia catappa L. Bàng G Terminalia molineti Bàng ĐL G 5 Verbenaceae Cỏ roi ngựa Vitex rotundifolia L.f Từ bi B

Lantana camara Trâm ổi B

6 Boraginaceae Vòi voi

Carmone retusa (Vahl.)

Matsam. Cùm rụm B

Heliotropium indicum Vòi voi C

7 Euphorbiaceae Thầu dầu Breynia fruticosa (L)

Hook Bồ cu vẽ B 8 Calophyllaceae Cồng Calophyllum inophyllum L. Mù u G 9 Cactaceae Xƣơng rồng Cereus peruvianus (L.) Mill. Xƣơng rồng B 10 Malvaceae Bông Hibiscus tiliaceus L. Tra bụp G

11 Polygonaceae Rau răm Coccoloba uniferaI L,

1762 Tra biển G

12 Anacardiaceae Điều lộn hột

Anacardium

occidentale L Điều lộn hột G

13 Apocynaceae Trúc đào Catharanthus

roseus(L.)G.Don Dừa cạn B

14 Boraginaceae Mồ hôi Heliotropium

foertherianum Phong ba G

15 Casuarinaceae Phi lao Casuarina equisetifolia

Forst Phi lao G 16 Aspocynaceae La Bố Ma Calotropis gigantea R.Br Bồng bồng B

17 Rhamnaceae Táo Ziziphus mauritianaa Táo gai G

18 Myrtaceae Sim Eucalyptus camaldulensis Dehnh

Bạch đàn

trắng G

19 Pandanaceae Dứa dại Padanus tonkinensis Dứa gai B

20 Arecaceae Cau Cocos nucifera Dừa G

Tổng 20 họ 32 loài 4 DS

So với kết quả điều tra về thành phần loài của Lê Công Quang [13], kết quả của tôi ít hơn 5 loài thuộc 5 họ. Vì đây là quá trình nghiên cứu ngoài thực địa, kết quả nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của các tác giả, cụ thể là quá trình xây dựng OTC và ODB để thu thập số liệu về thảm thực vật ven biển tại khu vực nghiên cứu.. Tuy nhiên với kết quả điều tra đƣợc, có thể kết luận : Thực vật ven biển khu vực Ngũ Hành Sơn cho thấy tính đa dạng, phong phú của nhóm thực vật trên cát ven biển, nơi mà đƣợc xem là kém đa dạng sinh học. Ngoài thảm thực vật thuộc các nhóm cây bụi, cỏ và thân leo thì nhóm thực vật thân gỗ tái sinh cần đƣợc quan tâm để làm đối tƣợng nhằm phục hồi rừng phòng hộ ven biển tại địa phƣơng.

3.3.3. Đặc điểm sinh trƣởng và sự phân bố của các loài thực vật thân gỗ tại quận Ngũ Hành Sơn quận Ngũ Hành Sơn

Việc đánh giá đặc điểm sinh trƣởng và phân bố của các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu sẽ chọn đƣợc những loài thực vật thích nghi tốt với điều kiện sinh thái. Từ đó đề xuất mô hình trồng rừng phòng hộ trên bãi cát ven biển di động của quận Ngũ Hành Sơn.

Bảng 3. 8: Đặc điểm sinh trƣởng của thực vật thân gỗ khu vực Ngũ Hành Sơn Stt Loài cây n (cây) Hvn (m) D1.3 (cm) D t (m) Chất lƣợng < 5 5 – 10 > 10 T TB X 1 Phong ba 59 1.3 57 2 0 0.5-0.9 57 2 0 2 Phi lao 51 5.0 7 20 24 1.2-3.8 20 23 8 3 Dừa 33 6.5 0 2 31 3.0-4.0 18 2 13 4 Tra bụp 29 4.3 12 8 9 0.7-3.2 19 8 2 5 Bàng 22 5.5 8 10 4 2.0-5.5 17 5 0 6 Mù u 14 2.5 14 0 0 1-1.5 14 0 0 7 Tra biển 6 6 0 0 6 2.6–3.8 6 1 0 8 Bàng Đài Loan 3 3.5 0 3 0 3.5-4 3 0 0 Dễ dàng nhận thấy 2 loài chiếm ƣu thế lớn ở đây là loài cây phong ba và cây phi lao.Loài cây phong ba với thông số về đƣờng kính cây (D1.3) chủ yếu là < 5cm và cấp chất lƣợng là tốt thì chứng tỏ đây là loài cây mới đƣợc trồng nhƣng lại thích ứng tốt với các điều kiện tự nhiên nên số lƣợng phân bố rất lớn. Đây là loài cây có biên độ sinh trƣởng rộng : phát triển tốt ở các vùng biển đảo, chịu đƣợc gió bão, nƣớc mặn và sống tốt trên bãi cát san hô nên thƣờng đƣợc trồng ven biển để chắn gió và cố định cát. Tuy là loài cây sinh trƣởng chậm và chiều cao tối đa chỉ khoảng 3-4 m nhƣng với khả năng tái sinh bằng hạt và chồi thì cây phong ba sẽ là đối tƣợng đƣợc phát triển để phục hồi rừng phòng hộ ven biển tại địa phƣơng.

Loài cây phi lao cũng chiếm số lƣợng lớn và ta thấy thông số về đƣờng kính cây (D1.3) tăng dần theo 3 cấp độ khác nhau. Đƣợc biết, rừng cây phi lao ở đây sinh trƣởng và phát triển tự nhiên với khoảng 10 năm tuổi, phân bố rộng lớn với hơn 20ha chủ yếu

nhỏ thì đƣợc trồng thành dải hàng rào hẹp dọc bãi biển thuộc phƣờng Mỹ An nhằm che chắn gió, cát bay lấn vào khuôn viên cây xanh ở bên trong.Tuy cấp chất lƣợng chủ yếu là trung bình và tốt nhƣng với số lƣợng cây trên 10 năm tuổi chiếm phần lớn thì có thể khẳng định cây phi lao có thể sinh trƣởng tốt với địa thế tại khu vực nghiên cứu.

Hình 3.2: Rừng cây phi lao 10 năm tuổi thuộc phƣờng Hòa Hải - Ngũ Hành Sơn

Nhóm loài cây còn lại gồm dừa, bàng, tra bụp, mù u thì phân bố ở khắp các tuyến đƣờng, với các thông số cũng hoàn toàn khác nhau thể hiện sự phân bố theo thời gian của các loài cây ven biển. Các loài cây nhƣ bàng, tra bụp, tra biển trên 10 năm tuổi thì có thể làm cơ sở để lựa chọn để trồng mới. Còn đối với các loài cây mới trồng nhƣ mù u thì cần phải theo dõi nhằm đánh giá với khả năng thích nghi tại khu vực.

Nhìn chung, nhóm thực vật thân gỗ sinh trƣởng tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn tƣơng đối tốt với sự đa dạng về thành phần loài và chất lƣợng sinh trƣờng. Tuy nhiên chỉ có vài loài chiếm ƣu thế cao, chƣa có sự đồng đều giữa các loài thực vật về số lƣợng và khả năng phân bố.

3.3.4. Đề xuất các loài thực vật thân gỗ phù hợp

Việc đề xuất các loài thực vật thân gỗ thích hợp với những điều kiện sinh thái tại khu vực Ngũ Hành Sơn sẽ là cơ sở để xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ mới trên bãi cát di động tại đây.

Khu vực quận Ngũ Hành Sơn thƣờng chịu tác động của các yếu tố về thời tiết : Mƣa ít trong các tháng mùa khô từ tháng 6 đến tháng 8 nên đã kìm hãm sự sinh trƣởng,

gây ra hạn hán và còn có thể cháy rừng. Ngoài ra, nơi đây còn chịu ảnh hƣởng của gió từ biển, đặc biệt là GMĐB và kèm theo sƣơng muối. GMĐB khiến cho các loài thực vật ven biển kém thích nghi bị khô lá, rụng cành, nhánh và nếu có đƣợc chăm sóc vẫn khó có thể phục hồi và sinh trƣởng nhƣ bình thƣờng. Các yếu tố về địa hình tuy ít gây ảnh hƣởng đến các loài thực vật tại khu vực nhƣng đây là lí do phát triển rừng phòng hộ nhằm đảm bảo sự ổn định của bãi cát di động ven biển.

Dựa trên những phân tích về đặc điểm khu vực nghiên cứu và các yếu tố ảnh hƣởng đến thực vật, tôi xin đƣa ra những tiêu chí để có thể lựa chọn loài cây thích hợp tại khu vực bao gồm :

- Thích nghi với điều kiện khô hạn. - Thích nghi với ảnh hƣởng GMĐB.

- Khả năng sinh trƣởng và phục hồi tốt : sinh trƣởng nhanh, tái sinh chồi. - Nguồn giống chuẩn bị dễ dàng từ nhiều nguồn

Bảng 3. 9: Danh mục loài cây theo các tiêu chí lựa chọn Tiêu chí Stt - Loài cây Khô hạn GMĐB Sinh trƣởng Phục hồi Nguồn giống Tổng 1 Phong ba x x x x x 5 2 Phi lao x x x 3 3 Dừa x x x 3 4 Tra bụp x x x 3 5 Bàng x x x x 4 6 Mù u x x x 3 7 Tra biển x x x x 4 8 Bàng Đài Loan x x x x 4

Loài cây phong ba đƣợc đánh giá cao nhất với khả năng đáp ứng các yêu cầu ở trên và là đối tƣợng quan trọng để xây dựng mô hình rừng phòng hộ mới. Tuy chƣa có nguồn cung cấp giống cây, nhƣng với số lƣợng lớn phân bố tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn thì nguồn giống có thể đảm bảo đƣợc.

Các loài cây thích hợp trồng phòng hộ và cảnh quan nhƣ tra biển, tra bụp, mù u sẽ thiếu vì nguồn giống ít, khan hiếm và muốn trồng thành rừng phòng hộ thì các loài cây này cần phải chuẩn bị nguồn giống trƣớc 2 đến 3 năm.

Hiện nay, cây phi lao, dừa và bàng là những loài cây có nguồn giống dồi dào, dễ kiếm vì thƣờng đƣợc sử dụng với những mục đích khác nhau từ trồng rừng phòng hộ đến công việc làm cảnh quan, nên khi lựa chọn những loài cây này để trồng rừng phòng hộ thì sẽ không gặp vấn đề về nguồn giống.

3.3.5. Xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ ven biển trên bãi cát di động thuộc quận Ngũ Hành Sơn thuộc quận Ngũ Hành Sơn

Mô hình trồng rừng phòng hộ trên bãi cát di động sát biển thuộc quận Ngũ Hành Sơn dựa trên việc tổng hợp những nội dung của những nghiên cứu trƣớc đây kết hợp với kết quả thực địa.

a) Nguyên tắc xây dựng mô hình rừng phòng hộ trên bãi cát di động đƣợc tuân thủ theo tài liệu “Cẩm Nang Ngành Lâm Nghiệp, chương Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển” đó là :

- Tạo lập các dải rừng phòng hộ phân bố hợp lý để chặn đứng nạn cát bay và cố định bãi cát di động.

- Cải thiện điều kiện khắc nghiệt của môi trƣờng vùng đất cát di động, điển hình là tình trạng thiếu nƣớc vào mùa khô.

- Cải thiện và nâng cao sức sản xuất và độ phì của bãi cát, hạn chế quá trình rửa trôi bạc màu ở lớp cát bề mặt và cung cấp một lƣợng chất hữu cơ cho bãi cát.

b) Tiến hành xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ trên bãi cát di động tuân thủ theo các bƣớc sau đây

- Xây tƣờng rào chắn cát đề trồng cây : Với điều kiện cồn cát tại khu vực lồi

và lõm, phải sử dụng cọc tre hoặc gỗ dài cắm sâu xuống đất ( > 0.5 m) tạo thành những hang cọc, buộc các phên tre nằm ngang vào hàng cọc, tạo thành tƣờng rào chắn cát. Bố trí các hàng rào thành các ô vuông xen kẽ tạo thành các ô tƣơng đối bằng phẳng để trồng cây. Giữa các ô thì chừa lối đi lại và có thể sử dụng rơm rạ bên quanh từng gốc cây để giữ ẩm cục bộ cho cây và hạn chế sự trơ gốc do nền cát không ổn định.

- Phƣơng thức trồng cây trên cát : cần chia khu vực trồng thành các đai trồng

cây khác nhau. Thời gian trồng các đai cây có thể cách nhau từ 6 tháng đến 1 năm để tạo điều kiện thuận lợi tập trung cho việc theo dõi, chăm sóc và chuẩn bị nguồn giống.

+ Đai cây tiên phong : đƣợc trồng về phía trƣớc biển gồm các cây có tốc độ sinh trƣởng nhanh nhằm che chắn gió và cát bay, bảo vệ đai cây bên trong. Các loài cây có thể đƣợc trồng bao gồm : Phong ba, dứa gai và bàng vuông. Ngoài khả năng thích nghi và sinh trƣởng tốt với điều kiện khắc nghiệt từ biển, thì nguồn giống của những loài cây này dễ dàng đƣợc đảm bảo cũng góp phần quan trọng để xây dựng đai cây đầu tiên.

Hình 3.4: Sơ đồ cấu tạo đai cây tiên phong

Chú thích : a là khoảng cách giữa các cây b là khoảng cách giữa các hàng c là chiều dài ô bố trí trồng d là khoảng cách lối đi lại A là phía biển, B là phía bờ.

+ Đai cây hỗn giao : đƣợc trồng phía trong của đai cây tiên phong. Ở đây phối hợp trồng giữa các cây mọc nhanh với mọc chậm ; giữa cây tầng cao với tầng thấp ; giữa cây tán mỏng với cây tán dày nhằm chắn gió, chắn cát bay. Cụ thể là trồng xen kẽ giữa cây tra biển (tra bụp, mù u) với bàng Đài Loan ; giữa bàng với phi lao. Hoặc có thể thay thế tra biển hoặc dừa cho các loài cây sinh trƣởng chậm với tán thấp và tầng cây cao. Ở đai cây này còn có thể phối hợp một số loài cây bụi và cây thân thảo để chống cát chảy, cụ thể là loài muống biển và từ bi mọc lan trên nền cát có khả năng che phủ bề mặt , giữ ẩm, giảm nhiệt độ và cố định cát.

Hình 3. 5:Sơ đồ đai cây tiên phong và đai cây hỗn giao

Chú thích : a là chiều dài ô bố trí trồng. b là khoảng cách lối đi lại A là phía biển, B là phía bờ

- Kỹ thuật trồng trên cát : cẩn chuẩn bị và tiến hành các kỹ thuật sau : + Trƣớc khi trồng, nên dọn vệ sinh mặt bằng khu vực trồng cây.

+ Các cây giống phải đƣợc chứa trong khay hoặc sọt để vận chuyển đến tận vị trí các hốtrồng, tránh làm vỡ bầu cây.

+ Cây trồng đặt ngay giữa hố ( 0.6 x 0.6 x 0.6 m )sau đó từ từ xé bỏ vỏ bầu PE, bổ sung thêm 0.1 kg NPK sau đó lấp đất và dẫm chặt xung quanh gốc. Lấp đất cách miệng hố từ 3 - 5cm để cây trồng tận dụng lƣợng nƣớc mƣa, tƣới đẫm nƣớc và đều sau khi trồng, với lƣợng nƣớc tƣới là 10 lít/ gốc với 5 ngày/ lần trong vòng 1 tháng sau khi trồng. [13]

+ Thông số về cự ly hàng x cây phải đƣợc đảm bảo : 0.5m x 0.5m (phong ba);1m x 1.5m (phi lao);2m x 2m (tra bụp, tra biển, bàng) [13].

+ Cắm cọc giữ cây. Cọc đƣợc làm bằng vật liệu địa phƣơng nhƣ: tre, cừ, tràm..

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)