Hầu hết những người lãnh đạo tại các BV đều là những người đã từng làm công tác chuyên môn, chính vì thế mà các nghiên cứu trong BV chủ yếu là nghiên cứu về chuyên môn (lâm sàng và cận lâm sàng), nó được xem là phần quan trọng nhất của BV. Rất ít nghiên cứu về công tác quản lý BV nói chung và nguồn nhân lực BV nói riêng. Hiện đã có một số nghiên cứu về nhân lực y tếnhư:
Nghiên cứu Đánh giá tình hình quá tải của một số BV tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp khắc phụ, năm 2006 của Khương Anh Tuấn và cộng sự. Nghiên cứu 5 BV lớn Chợ Rẫy, Bạch Mai, Nhi Trung ương, Phụ sản Trung ương và Từ Dũ cho thấy công suất sử dụng giường bệnh là 165% đến 200 %, định mức cán bộ y tế/ giường bệnh thấp hơn theo quy định (trung bình 1,09) [29]. Nghiên cứu Mô tả và đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, nhân lực, chuyên môn và công tác quản lý của hệ thống BV Việt Nam của Lê Ngọc Trọng, Phạm Trí Dũng và cộng sự thực hiện trong năm 2008 đã nêu lên vấn đề thiếu nhân lực trong tất cả các BV nghiên cứu (chủ yếu là thiếu điều dưỡng, bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ và kỹ thuật viên), đặc biệt các BV tuyến huyện. Tỷ lệ cán bộ/ giường bệnh tại các BV nghiên cứu (bình quân là 0,87) là quá thấp so với quy định của BYT. Đa số các BV nghiên cứu có cơ cấu cán bộ chưa hợp lý, tỷ lệ điều dưỡng còn rất thiếu so với nhu cầu thực tế. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy chính sách tự chủ BV sẽ tạo điều kiện cho phần lớn các BV có cơ hội tuyển chọn người có chất lượng, đúng theo nhu cầu công việc, điều chỉnh, sắp xếp được nhân lực hiệu quả, hợp lý hơn. Trong việc thu hút và giữ người, các BV nên chú trọng việc tạo điều kiện về môi trường làm việc và học tập cho cán bộ [28]. Nghiên cứu Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 của Lê Thanh Nhuận (nghiên cứu tất cả nhân viên y tế trong huyện bao gồm nhân viên y tếđiều trị, dự phòng và trạm y tế xã). Kết quả nghiên cứu cho
thấy có sự thiếu hụt và bất hợp lý vềcơ cấu nguồn nhân lực y tế tại tuyến y tếcơ sở huyện Bình Xuyên: bệnh viện đa khoa thiếu 29,5% - 35,4%, các trạm y tế xã, thị trấn thiếu 12,8% số biên chế theo qui định. Cơ cấu bộ phận cận lâm sàng và dược tại bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế dự phòng đều thấp và bộ phận quản lý hành chính lại cao hơn quy định. Tỷ lệ hài lòng của nhân viên về lương, về phúc lợi, về cơ sở hạ tầng trang thiết bị còn thấp [27]. Nghiên cứu về Đánh giá hiệu quả hoạt động của Bác sỹ Xã/Phường tại một số địa phương, Lưu Hoài Chuẩn và cs,được thực hiện tại: Hà Tây, Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, ĐăkLăk, Kon Tum và Tây Ninh trên nhóm đối tượng là nhóm nhà quản lý, nhóm bác sỹ xã/phường và nhóm người dân. Kết quả cho thấy đưa bác sỹ về công tác tại xã là một chủtrương đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên tiến độ thực hiện chủ trương này không đồng đều giữa các địa phương. Hơn 80% bác sỹ xã/phường là người địa phương. Có 53% là nam giới; 90% ởđộ tuổi 30 – 45; 51,3% được đào tạo chính quy. Bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã/phường đem lại nhiều chuyển biến tích cực: cải thiện tình hình sức khoẻ dân cư, tăng chỉ tiêu thực hiện các chương trình y tế quốc gia và đặc biệt là tăng các loại dịch vụ kỹ thuật tại trạm y tế, tăng chỉ số thu hút bệnh nhân. Tuy nhiên, chỉ có 49,1% bác sỹ hài lòng với công việc, 80% hiện đang gặp khó khăn trong cuộc sống, 70% thiếu kiến thức, 60% thiếu trang thiết bị, 40% thiếu thuốc. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bác sỹ xã/phường, cần chủđộng tạo nguồn bác sỹ là ng- ười địa phương, thực hiện chếđộ tuyển dụng linh hoạt, chếđộ đào tạo phù hợp với nhóm đối tượng này; có chếđộ phụ cấp ưu đãi; tổ chức và sắp xếp nhân sự hợp lý tại các trạm y tế xã/phường, thay đổi phân tuyến kỹ thuật và cải thiện điều kiện trang thiết bị, cơ sở trạm y tế.