Đối với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo PTNT chi nhánh thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47)

NHNo & PTNT Việt Nam hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà đặc trưng quan trọng của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao. Do đó khi đến mùa vụ nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất tăng nhanh, trong khi đó với khả năng có hạn, NHNo & PTNT Việt Nam không kịp huy động vốn để cho vay phục vụ cho sản xuất. Để nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, NHNN cần có chính sách cho vay chiết khấu ưu đãi lãi suất đối với NHNo & PTNT Việt Nam thể hiện ở khía cạnh sau:

- Lãi suất cho vay chiết khấu thích hợp đảm bảo cho NHNo có thể cho vay với mức lãi suất mà nông dân có thể chấp nhận mà không bị lỗ.

- Thời hạn cho vay chiết khấu đủ dài để HSX vay vốn có thể khắc phục những bất lợi do yếu tố thời vụ gây ra, từ đó đảm bảo khả năng trả nợ của hộ.

- Thủ tục cho vay chiết khấu phải được thực hiện một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi để NH cho hộ sản xuất vay vốn kịp thời duy trì sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế vừa là quy luật tất yếu vừa là động lực của sự phát triển. Hoạt động của các NHTM cũng phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên sự cạnh tranh của các NH bên cạnh mặt tích cực cũng bộc lộ một số tồn tại đáng lo ngại, cụ thể là việc “chạy đua tăng lãi suất huy động”. Tăng lãi suất huy động có tác dụng tích cực buộc các NH phải tiết kiệm chi phí, kích thích đầu tư... Tuy vậy việc tăng lãi suất như giai đoạn 2010 – 2011 dẫn đến khó khăn cho NHNo & PTNT bởi vì NHNo hoạt động trong môi trường kém thuận lợi, thị trường chủ yếu là nông nghiệp nông thôn, địa bàn hoạt động rộng, món vay nhỏ, chi phí cao lại chịu nhiều rủi ro. Ngoài ra, NHNo còn có nghĩa vụ phải thực hiện nhiều chương trình tín dụng, chính sách không phải vì mục tiêu lợi nhuận nên càng khó khăn. Vì vậy, chi nhánh NHNN nên có biện pháp quản lý các NHTM trên cùng địa bàn nhằm ngăn chặn các NHTM dùng các biện pháp canh tranh thiếu lành mạnh để lôi kéo khách hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

KẾT LUẬN

Mở rộng tín dụng luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm của các ngân hàng thương mại. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng song phải làm thế nào để quy mô tín dụng ngân hàng mở rộng nhưng phải đảm bảo được chất lượng hoạt động quả là vấn đề không dễ dàng đối với NHTM nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh Sông Công nói riêng; đặc biệt khi đối tượng khách hàng là hộ sản xuất - đối tượng vay vốn chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro.

Cho đến nay, hoạt động tín dụng đối với cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT chi nhánh Sông Công đã từng bước đi lên gặt hái được những thành tựu đáng kể: dư nợ không ngừng mở rộng, chất lượng cho vay cũng dần được cải thiện, qua đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương, đời sống của người dân trong thị xã ngày càng được cải thiện. Bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới; cơ sở, vật chất hạ tầng từ xã, thôn, xóm, hộ gia đình… khang trang đầy đủ hơn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

được nâng cao. Tuy nhiên hoạt động này đang gặp nhiều khó khăn do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng và việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Qua việc nghiên cứu và phân tích, em đã đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm khắc phục những mặt tồn tại để mở rộng cho vay hộ sản xuất, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Do trình độ có hạn, khả năng suy luận vấn đề chưa sâu nên những giải pháp và kiến nghị trên đây sẽ có ít nhiều khiếm khuyết chưa phù hợp với tình hình thực tế, em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô.

Qua đây cho phép em một lần nữa được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Vũ Duy Hào, ban giám đốc cùng các anh chị nhân viên NHNo & PTNT chi nhánh Sông Công đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo PTNT chi nhánh thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47)