Giải pháp tăng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo PTNT chi nhánh thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

Ngân hàng phải tập trung huy động mọi nguồn vốn như: Thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn tài trợ khác. Nhưng nguồn vốn cơ bản nhất vẫn là

nguồn vốn huy động được tại chỗ và nguồn vốn tích luỹ. Việc huy động được nguồn vốn này sẽ khẳng định tính độc lập tự chủ và tạo thêm sức mạnh cho ngân hàng.

Chiến lược tạo nguồn vốn của NH là một vấn đề rất quan trọng, quyết định việc mở rộng hay thu hẹp quy mô và khối lượng đầu tư. Huy động vốn vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa giữ mức lạm phát ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.

Để thực hiện tốt nhất hoạt động huy động vốn, chi nhánh cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất: Đa dạng hóa các hình thức huy động như: tiền gửi tiết kiệm ngắn và dài hạn theo yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng đưa ra những sản phẩm khuyến khích tiết kiệm áp dụng với hình thức tài khoản khác nhau với những mức lãi suất khác nhau tuỳ thuộc vào số dư trên tài khoản. Các ngân hàng hiện nay cạnh tranh rất gay gắt trong việc huy động vốn với các hình thức đa dạng phong phú nên đơn vị cần đưa ra những hình thức khuyến khích tiền gửi như: phát hành xổ số, trao giải thưởng, tăng quà theo hướng khuyến khích tiền gửi không kỳ hạn cũng như tiền gửi trung và dài hạn.

Thứ hai: Mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc mở tài khoản và thanh toán thuận tiện cho dân cư và các tổ chức kinh tế nhằm tận dụng lượng tiền chưa sử dụng của cá nhân và tổ chức lưu lại ở tài khoản, qua đó làm tăng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.

Thứ ba: Ngoài việc thu hút tiền nhàn rỗi bằng VND nên chú ý huy động bằng ngoại tệ, thông qua hệ thống bàn thu đổi các thể thức tiết kiệm kỳ phiếu bằng ngoại tệ, thanh toán kiều hối và chuyển tiền nhanh, nhằm thu hút nguồn ngoại tệ từ nước ngoài gửi về, từ đó bổ sung nguồn vốn trong nước và cho vay phát triển kinh tế.

Thứ tư: Hàng năm có các kế hoạch điều hoà vốn hợp lý: phòng kinh doanh cần thu thập các thông tin cần thiết để tính toán khả năng huy động vốn và nhu cầu của từng địa bàn trong từng tháng, quý để xây dựng kế hoạch điều chỉnh vốn vì thực tế khả năng huy động vốn của từng chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn đó.

Thứ năm: Hình thành bộ phận chuyên về Marketing là điều nên làm bởi môi trường cạnh tranh như hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO, thì thị trường tài chính tiền tệ là một cuộc đua khốc liệt giữa các NHTM trong nước và nước ngoài, việc sử dụng công cụ Marketing sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NH. Chú trọng quan tâm hơn tới việc xác định phong tục tập quán, thói quen… của nhân dân trong vùng. Các yếu tố này ảnh hưởng tới nhu cầu dịch vụ tài chính của NH, và nó tác động không nhỏ tới chất lượng tín dụng hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo PTNT chi nhánh thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w