hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh
Quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở: “lòng tin”, “thời hạn” và “sự hoàn trả”. Nếu không có một trong ba đặc trưng này thì sẽ không có quan hệ tín dụng lâu dài vì vậy chi nhánh cần có một hệ thống thu nợ để nhắc nhở những khoản nợ đến hạn trả của khách hàng cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ.
Để xử lý nợ quá hạn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đối với nợ quá hạn phải thu ngay: Là loại nợ quá hạn do định kỳ hạn nợ chưa sát, do thu hoạch chậm so với mùa vụ, tiêu thụ sản phẩm và thanh toán chậm do nguyên nhân khách quan như thiên tai mất mùa… cán bộ tín dụng phải bám sát đôn đốc thu hồi nợ. Khi khách hàng có khả năng trả nợ
phải thu ngay, thu đủ 100% (cả gốc và lãi). Cán bộ tín dụng phải xác định được các nguồn trả của hộ vay.
- Đối với nợ quá hạn thu dần từng phần: Là loại nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán ngay 1 lần, căn cứ cam kết trả nợ của khách hàng và điều tra của mình, cán bộ tín dụng chia số nợ ra nhiều kỳ phù hợp với khả năng của khách hàng để thu dần, mỗi lần không dưới 20% dư nợ trên khế ước.
- Đối với nợ khó đòi: nợ khó đòi chủ yếu do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích kinh doanh, sản xuất kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ, khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ… Ngân hàng cần áp dụng các biện pháp cứng rắn, phối kết hợp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cưỡng chế, thanh lý tài sản bảo đảm nợ vay…
- Giao chỉ tiêu thu nợ sau xử lý rủi ro cho từng cán bộ gắn với cơ chế khoán để phát huy trách nhiệm, tinh thần tự giác của từng cán bộ.