a) Nguyên nhân chủ quan
Một số cán bộ còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động, thiếu tinh thần hợp tác và tương trợ. Trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế trong công tác thiết lập hồ sơ khoản vay, định giá khoản vay, phân tích tài chính và phương án vay vốn; còn lúng túng trong tác nghiệp, chưa thực sự chủ động và linh hoạt. Công tác tiếp cận khách hàng của cán bộ tín dụng chưa tốt.
Chưa thực sự làm tốt công tác cảnh báo, dự báo rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh nói riêng, số nợ gia hạn đã được kiểm tra đánh giá nhưng các khoản nợ xấu còn kéo dài chưa được giải quyết triệt để.
điều tra về thông tin tài chính, về mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn, về năng lực quản lý vốn vay và sử dụng vốn vẫn làm theo thủ công (qua thăm dò bạn hàng, người quen…) dẫn đến không kiểm soát chặt chẽ được vốn vay. Từ đó dẫn đến việc nhiều hộ sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không trả nợ đúng hạn. Hơn nữa công tác thông tin nhằm mở rộng danh tiếng, qui mô tín dụng của NH tới mọi đối tượng khách hàng đặc biệt là những khách hàng ở những xã xa xôi được triển khai chưa thực sự đem lại hiệu quả.
b) Nguyên nhân khách quan
• Nguyên nhân do cơ chế chính sách
Chính phủ và NHNN thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả: điều chỉnh tỷ lệ và cơ chế dự trữ bắt buộc, hạ trần lãi suất huy động đối với kì hạn dưới 12 tháng, bỏ trần lãi suất cho vay và mới áp dụng lại với 4 nhóm đối tượng ưu tiên theo Thông tư 14-NHNN xuống còn 13%/năm vào quý IV năm 2012. Những điều chỉnh trên góp phần ổn định sự phát triển của hệ thống NH nhưng ban đầu gây ra không ít khó khăn cho công tác huy động vốn và làm giảm lợi nhuận của NH.
Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân triển khai còn chậm. Việc phải đăng ký tài sản đảm bảo tại phòng Tài nguyên môi trường thị xã gây nên một số khó khăn, hộ sản xuất vay vốn phải đi lại nhiều lần với nhiều thủ tục rườm rà. Bên cạnh đó nhiều hồ sơ xin đăng ký xuất hiện liên tục trong ngày đã tạo ra áp lực quá tải cho phòng Tài nguyên môi trường cũng làm kéo dài thời gian hoàn thiện thủ tục vay vốn của HSX.
• Nguyên nhân từ môi trường kinh tế
Tình hình kinh tế trên địa bàn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế vĩ mô chưa có dấu hiệu khởi sắc, sức mua giảm, giá cả một số nhiên liệu đầu vào như xăng, dầu tăng cao, hàng tồn kho của các doanh nghiệp lớn, tiêu thụ khó, tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn
thị xã chậm, quy mô sản xuất kinh doanh của đa số doanh nghiệp trên địa bàn bị thu hẹp, việc làm của CBVCLĐ ở một số doanh nghiệp không ổn định.
Trên địa bàn một thị xã mà có tới 4 NH cùng tham gia huy động vốn và cho vay nên có sự cạnh tranh quyết liệt. Mặt khác một số NH trên địa bàn đưa ra các chương trình khuyến mãi dưới nhiều hình thức, huy động với lãi suất vượt trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN cũng làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại đơn vị.
• Nguyên nhân từ phía HSX
Hộ sản xuất bị hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ và kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, vốn tích luỹ ban đầu nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc sản xuất cũng như tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn còn kém, mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của hộ. Điều này hạn chế đến việc mở rộng cho vay HSX của NH vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Một nguyên nhân khác nữa là do hộ sản xuất chủ yếu sản xuất nông nghiệp, quy mô nhỏ, sản xuất manh mún, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trình độ quản lý thấp, công cụ lạc hậu, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của hộ, dẫn đến thu nhập không ổn định, khi có biến cố bất ngờ xảy ra thì không chống chịu được và không trả được nợ.
• Nguyên nhân từ phía môi trường tự nhiên
Tại địa bàn thị xã Sông Công thời tiết khô hạn kéo dài, dịch cúm gia cầm tái phát và dịch bênh tai xanh ở lợn diễn biến phức tạp trong 2 năm 2010, 2011 một mặt làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, năng suất và tăng chi phí cho cây trồng; mặt khác làm cho các hộ chăn nuôi điêu đứng vì phải
tiêu hủy vật nuôi trong vùng dịch bệnh, những hộ nằm ngoài vùng tiêu hủy thì không tìm được đầu ra vì tâm lý người tiêu dùng lo sợ bệnh dịch. Dẫn đến khả năng trả nợ và nhu cầu vay vốn sản xuất của hộ giảm sút đáng kể. Có thể thấy rủi ro bởi thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong địa bàn thị xã là rất lớn.
Chương 3