- Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá phương án sản xuất kinh doanh.
Trong công tác cho vay, ba khâu tác nghiệp quan trọng mà nhân viên Ngân hàng cần phải thực hiện là: kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau cho vay. Trong đó kiểm soát trước khi cho vay tức là thẩm định khách hàng và đánh giá phương án sản xuất kinh doanh là yêu cầu quan trọng nhất, quyết định đến khoản vay, đảm bảo an toàn tín dụng cho NH. Như vậy CBTD cần phải nghiên cứu kỹ về khách hàng vay: tư cách con người, khả năng tài chính, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo…Từ đó đưa ra quyết định cho vay phù hợp. Tránh hiện tượng cho vay quá mức so với phương án kinh doanh hay cho vay sử dụng vốn sai mục đích.
Giải pháp cụ thể mà NHNo & PTNT chi nhánh Sông Công cần thực hiện là: Tổ chức tập huấn cho cán bộ tín dụng nắm bắt được quy trình, nghiệp vụ, cách thiết lập hồ sơ, từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đẩy
nhanh và tăng cường chất lượng thẩm định các khoản vay; tăng cường sự phối hợp giữa các khâu thẩm định và cho vay để việc thẩm định, cho vay được triển khai kịp thời, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.
- Tăng cường công tác quản lý tín dụng
Đối với các khoản vay mới để đảm bảo có hiệu quả cho vay phải thực hiện đúng chế độ và điều kiện do ngành, do pháp luật quy định, phải tính toán chính xác đặc điểm chu chuyển vốn và nhu cầu của khách hàng để xác định kỳ hạn nợ phù hợp. Tập trung kiểm tra, kiểm soát để nắm bắt được tình hình tài chính của khách hàng từ đó đánh giá được khả năng trả nợ và lập lịch trả nợ cho phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Thực hiện phân loại nợ trong đó đặc biệt chú ý phân tích nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với nợ quá hạn, điều quan trọng là CBTD phải tìm được nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do khách hàng cố tình không hoàn trả nợ, đồng thời phải đánh giá được khoản vay đó có khả năng thu hồi được không để tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo quy định.
Để đảm bảo an toàn khoản vay, ngoài các biện pháp trên, NH cần quan tâm đến định giá tài sản đảm bảo và đưa sản phẩm bảo an tín dụng đến với từng khách hàng. Việc xác định chính xác giá trị của tài sản đảm bảo là một trong nhiều căn cứ để NH quyết định mức vay, hạn chế rủi ro khi phát mại tài sản để thu nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Vì vậy đơn vị nên lập ban định giá tài sản đảm bảo chuyên trách thực hiện định giá và tái định giá giá trị tài sản đảm bảo. Công việc này trước đây do CBTD trực tiếp tiến hành do đó mang tính chủ quan, chất lượng không cao.
- Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn là quan hệ 2 chiều chặt chẽ. Ngân hàng hỗ trợ về vốn sản xuất kinh doanh cho khách hàng và
ngược lại, khách hàng vay vốn đem lại nguồn thu chủ yếu cho NH. Đối với NHNo & PTNT chi nhánh Sông Công, thiết lập được quan hệ lâu dài đối với hộ sản xuất sẽ đem lại rất nhiều lợi ích:
o Biết được nhu cầu vay thực tế cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ để có hình thức tài trợ thích hợp đáp ứng nhu cầu vốn.
o Giảm chí phí điều tra về khách hàng trước khi ra quyết định cho vay vì thông tin của khách hàng được lưu trữ tại NH, hơn nữa đây lại là nguồn thông tin rất đáng tin.
o Bảo đảm an toàn vốn vay và chất lượng tín dụng món vay vì những khách hàng có quan hệ lâu dài, làm ăn có hiệu quả và ý thức trả nợ NH tốt. Từ đó tạo nguồn thu ổn định vững chắc cho đơn vị.
Muốn được như vậy NH cần phải có những quan tâm đặc biệt đến đối tượng này. Ngoài việc cán bộ tín dụng phải chủ động tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với từng khách hàng, NH cần phải có chế độ quan tâm đặc biệt đến khách hàng truyền thống như: gửi lời thăm hỏi, tặng hoa, quà vào những dịp đặc biệt…