So sánh, liên tưởng độc đáo

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 54)

Một trong những cách thức để nhà văn tạo ra vẻ đẹp cho tác phẩm của mình là sử dụng linh hoạt nghệ thuật so sánh, liên tưởng. Thông thường một so sánh tu từ phải hội đủ ba yêu cầu: tính hình tượng, tính biểu cảm, tính dị

loại của các sự vật hiện tượng được đem ra so sánh. Vì thế trong văn chương so sánh là một phương thức tạo hình biểu cảm được sử dụng phổ biến, mang lại cho người đọc hứng thú, giúp họ có thêm xúc cảm, được bay bổng trong tưởng tượng của mình.

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn sử dụng đắc địa biện pháp so sánh trong sáng tác của mình. Hầu hết các tác phẩm ông đều sử dụng thành công nghệ thuật so sánh, nhưng trong phạm vi của bài viết này chúng tôi chỉ

giới hạn những tìm tòi của mình trong một vài tác phẩm như Chén trà trong sương sm, Ch người t tù, Ph, Cm, để thấy được cái hay trong việc sử

dụng biện pháp so sánh trong văn ông.

Sau đây là một vài ví dụ về biện pháp so sánh được Nguyễn Tuân sử

dụng:

(1) Sau làn khói, ẩn hiện một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định.

(2) Phở nguội tanh thật là buồn hơn cả cái sự đời cô gái thập thành bị ma cô nó lừa.

(3) … hạt cốm vẫn còn tươi dẻo như một lời dịu đậm thơm thảo. (4) … cái đòn gánh dị thường một đầu thẳng một đầu cong vút lên như cái ngọn chiếc hia tuồng Bình Định.

Có thể thấy rằng, những so sánh của Nguyễn Tuân khiến người đọc bất ngờ và thú vị. So sánh ông cụ Kép (Chén trà trong sương sm) như “một nhà sư nhập định” trong một buổi sớm tinh sương thưởng thức chén trà sớm,

khiến người đọc mường tượng ra sự thanh tịnh trong cái thú thưởng trà đầy nghệ thuật này. Hay khi miêu tả món ăn, nếu Vũ Bằng thường liên tưởng đến vẻđẹp của người phụ nữ thì Nguyễn Tuân lại hướng người đọc theo cách liên tưởng độc đáo của riêng mình. Nhìn vào các ví dụ trên ta thấy lối so sánh của Nguyễn Tuân rất lạ, không giống ai. Ta tạm coi công thức của một phép so sánh là “A như B”. Trong ví dụ (2) A là hình ảnh “bát phở nguội tanh”, B là “đời cô gái thập thành bị ma cô nó lừa bỏ”. Như vậy, vế A chỉ một hình ảnh cụ thể là bát phở, còn vế B là chỉ một trạng thái con người qua trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. Thật ra có nhiều cách so sánh một bát phở nguội đâu nhất thiết phải so sánh như thế, hẳn Nguyễn có cái lý riêng của ông. Nguyễn

đã thổi hồn vào sự vật vốn vô tri vô giác khiến một bát phở nguội cũng có tâm trạng như con người. Tương tự như thế, khi so sánh hạt cốm tươi với “lời mời thơm thảo” ta thấy rằng cả hai đối tượng đều giống nhau ở tính chất. So sánh như thế vừa tạo ra sự bất ngờ, vừa thấy được khả năng liên tưởng phong phú của nhà văn.

Muốn đưa ra một hình ảnh so sánh mới lạ có sức thuyết phục, bất kỳ

nhà văn nào cũng phải quan sát hết sức công phu. Người nghệ sĩ không cho phép mình tùy tiện trong cách liên tưởng bởi nếu vậy thì sự so sánh sẽ trở nên vô nghĩa. Những hình ảnh so sánh độc đáo vừa tạo được khả năng liên tưởng

ở người đọc, vừa mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. Với Nguyễn Tuân, những hình ảnh tưởng chừng rất mộc mạc thậm chí tầm thường, nhưng qua óc tưởng tượng phong phú của nhà văn đã trở thành những hình ảnh mang tính nghệ

thuật cao. Chỉ viết về cái đòn gánh của người bán cốm - một vật dụng gần gũi

được Vũ Bằng miêu tả “cong hai đầu”, Thạch Lam liên tưởng “hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” thì Nguyễn Tuân lại liên tưởng “một đầu thẳng, một đầu cong vút lên như ngọn chiếc hia tuồng Bình Định”. Hay trong tác phẩm Ch người t tù Nguyễn Tuân đã tinh tế khi so sánh “… tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều

hỗn loạn xô bồ”. Giữa chốn lao tù nhơ bẩn cùng những thói lừa lọc, tàn nhẫn, viên quản ngục hiện lên như một “thanh âm trong trẻo” với niềm khát khao trân trọng cái đẹp và thiên lương.Có thể khẳng định rằng cách so sánh của Nguyễn bất ngờ nhưng chính xác, đó là kết quả của một vốn sống phong phú và khả năng hiểu biết cao.

Một trong những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là nhà văn luôn tìm đến những cảm giác lạ nhưng rất đời thường để thể

hiện cảm xúc. Đó là kết quả của việc tích lũy kho từ vựng độc đáo, vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ trong việc tạo ra các tác phẩm đểđời.

Với phong cách uyên bác, lịch lãm, các tác phẩm của Nguyễn Tuân đã làm say đắm trái tim biết bao độc giả. Nguyễn Tuân yêu những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc, muốn tìm lại những vẻ đẹp của quá khứ còn vương sót lại. Ông mô tả những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hào hoa phong nhã. Ông

đã đóng góp cho nền văn học dân tộc với những trang viết ngợi ca quê hương

đất nước, đề cao những đóng góp của con người trong công cuộc xây dựng

đất nước. Đọc văn Nguyễn Tuân, ta thấy tiếng Việt giàu đẹp hơn, gần gũi hơn; văn hóa Việt dân dã mà tinh tế. Để rồi mỗi con người chợt nhận ra, thêm tin yêu tự hào về những di sản văn hóa mà cha ông xây dựng, vun đắp và để

KT LUN

Qua việc nghiên cứu một số tác phẩm của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám, ta thấy rằng trong suốt cuộc đời lao động sáng tạo văn chương của mình Nguyễn Tuân đều chắt chiu cái đẹp và làm giàu thêm vốn từ

vựng của tiếng Việt. Đồng thời, ông là người luôn trân trọng và tiếc thương cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc mà theo thời gian đã dần bị

lãng quên. Đọc những tác phẩm của ông, người đọc nhưđược sống lại trong những nét văn hóa trang trọng mà thanh tao, tinh vi mà lịch lãm. Đó không chỉ là thú chơi chữ, thú uống trà, hay thú ẩm thực… mà đã được Nguyễn Tuân nâng lên thành một nghệ thuật, một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn năm.

Thông qua việc tìm hiểu các tác phẩm viết về văn hóa truyền thống của Nguyễn Tuân, khóa luận góp phần làm sáng rõ hơn những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà, khơi dậy tình yêu Tổ Quốc và trân trọng hơn những giá trị truyền thống tốt đẹp mà bấy lâu bị cơn lốc thời gian vùi lấp.

Khóa luận cũng góp phần vào việc làm rõ phong cách nghệ thuật độc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đáo, cá tính sáng tạo và bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân. Dù

được viết bằng nhiều giọng điệu khác nhau, nhưng qua những tác phẩm của mình ông đã thể hiện được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với những giá trị văn hóa, thẩm mỹ, tính cổ truyền của dân tộc. Qua đó có thể

khẳng định được rằng, Nguyễn Tuân là một nhà văn luôn nặng lòng với những giá trị truyền thống. Qua những trang văn của ông, những nét đẹp văn hóa không những không mất đi mà mãi trường tồn cùng lịch sử văn học dân tộc và trong lòng những độc giả mọi thế hệ.

TÀI LIU THAM KHO

1. Trương Chính (1997), Nguyn Tuân và Vang bóng mt thi, Nhà

xuất bản Văn học.

2. Hà Minh Đức (1992), Phong cách ngh thut ca Nguyn Tuân,

Luận án phó tiến sĩ.

3. Phan CựĐệ (chủ biên) (2009), Văn hc Vit Nam 1900 - 1945, Nhà

xuất bản Giáo dục Việt Nam.

4. Thạch Lam (15/06/1940), “Phê bình Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân”, báo “Ngày nay”, (số 212).

5. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), Nguyn Tuân cá tính và phong cách,

Nhà xuất bản Văn học.

6. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Vit Nam hin đại, chân dung và phong cách, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Đăng Mạnh (1973), Lch s văn hc Vit Nam 1930 – 1945,

Nhà xuất bản Giáo dục.

8. Nguyễn Đăng Mạnh (1991), Con đường đi vào thế gii ngh thut ca nhà văn, Nhà xuất bản Giáo dục.

9. Nguyễn Thị Thanh Minh (2005), Quan nim v cái đẹp ca Nguyn Tuân trong sáng to ngh thut, Nhà xuất bản Văn học.

10. Tôn Tảo Miên (tuyển chọn) (2002), Nguyn Tuân tác phm và dư

lun, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội.

11. Nhà xuất bản Văn học (2000), Nguyn Tuân toàn tp, Tp 1.

12. Nhà xuất bản Văn học (2000), Nguyn Tuân toàn tp, Tp 2.

13. Nhà xuất bản Văn học (2000), Nguyn Tuân toàn tp, Tp 3.

14. Nhà xuất bản Văn học (2000), Nguyn Tuân toàn tp, Tp 4.

15. Nhà xuất bản Văn học (2000), Nguyn Tuân toàn tp, Tập 5.

16. Trần Đình Sử (chủ biên), (1992), Từ đin thut ng văn hc, Nhà

17. Hoài Thanh - Hoài Chân (1987), Thi nhân Vit Nam tập 5, quyển 1, Nhà xuất bản Văn học.

18. Nguyễn Thành (1997), Nguyn Tuân người săn tìm cái đẹp, Nhà

xuất bản Văn học.

19. Nguyễn Tuân (1988), Cnh sc và hương vị đất nước, Nhà xuất bản mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 54)