Ngôn ngữ tinh tế, cầu kì, sang trọng

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 52)

Chất liệu cơ bản để sáng tạo lên tác phẩm văn chương mà nhà văn vận dụng một cách nghệ thuật chính là ngôn từ. Đây là một phương diện cơ bản giúp khẳng định phong cách của bất cứ nhà văn nào. Với Nguyễn Tuân, điều này đặc biệt quan trọng bởi ông “coi ngôn ngữ không chỉ là phương tiện mà còn là đối tượng, là mục đích sáng tạo của mình”. Thật vậy, nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến một “chuyên viên cao cấp Tiếng Việt, là người thợ kim hoàn của chữ” (Tố Hữu). Có thể khẳng định rằng, Nguyễn Tuân là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ. Đọc văn ông, ta không chỉ thấy ngôn ngữ chuyển tải cái đẹp, mà bản thân ngôn ngữ cũng được Nguyễn Tuân chăm chút để trở

thành một trong những vẻđẹp cuốn hút người đọc.

Về mặt từ vựng, Nguyễn Tuân đã trang bị cho mình một vốn liếng phong phú không thua kém bất cứ nhà văn nào cùng thời Việt đã thể hiện sự

tài hoa, uyên bác của tác giả và gợi lên cho tác phẩm một vẻđẹp sang trọng. Chỉ khảo sát qua vài tác phẩm trước và sau Cách mạng tháng Tám như

Hương cui, Nhng chiếc m đất, Chén trà trong sương sm, Phở, ta thấy rằng các tác phẩm này sử dụng từ Hán Việt với số lượng khá nhiều. Chỉ trong tác phẩm Hương cui số lượt từ Hán Việt được sử dụng là 75 lượt từ / 9 trang,

Nhng chiếc m đất 88 lượt từ / 8 trang, Chén trà trong sương sm 59 lượt từ

này vừa tạo ra được sắc thái trang trọng, tao nhã, vừa tạo ra sự cổ kính cho tác phẩm. Mô tả những thú vui tao nhã trong quá khứ với tâm trạng tiếc nuối, Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ Hán Việt một cách có ý thức. Hãy cùng cụ Ấm trong Chén trà trong sương sm nhận xét về thú uống trà: “Lối giao du của cổ nhân đạm bạc chứ không huyên náo như bây giờ. Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng ngồi bên một ấm trà”. Chỉ hai câu mà Nguyễn Tuân đã dùng 6 từ Hán Việt (giao du, cổ nhân, đạm bạc, huyên náo, tao nhã, thanh khí), trong số 32 chữ thì có đến 12 chữ mang âm Hán Việt (chiếm hơn một phần ba). Những từ Hán Việt trên không những không làm cho câu văn cầu kỳ mà ngược lại tạo ra sự trang trọng cho lời văn. Việc sử

dụng hợp lý các từ Hán Việt, Nguyễn Tuân đã tạo cho câu văn không khí cổ

kính, vẻ đẹp tao nhã trong việc thưởng trà của các nhà nho thời xưa. Đồng thời còn cho ta thấy thú uống trà đã được nâng lên thành một nghệ thuật thanh cao, tinh vi bậc nhất, vừa cho ta thấy sự mờ nhạt trong nghệ thuật thưởng thức trà ngày nay. Nếu thay thế những từ Hán Việt trong câu trên bằng những từ

thuần Việt thì sẽ mất đi sự trang trọng và không khí cổ kính của câu văn. Nếu từ thuần Việt gợi sắc thái sinh động, cụ thể của thế giới thực tại thì từ Hán Việt có tính chất trừu tượng gợi cho ta hình ảnh thế giới tĩnh tại. Đoạn văn miêu tả không gian tĩnh lặng của buổi sớm trong Chén trà trong sương sm: “Sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định. Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khói trắng hiếu động đang trôi trong không khí gian nhà gạch (…) trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày, ông cụ Ấm có cả phong thái một triết nhân ngồi tính bước đi của thời gian”. Đoạn văn gợi lên hình ảnh một buổi sớm tràn ngập thế giới nội tâm của nhân vật, không gian vốn tĩnh lặng, đã tĩnh lặng càng tĩnh lặng hơn, một không gian mang màu sắc cổ kính thường thấy trong văn học xưa. Việc sử

dụng những từ Hán Việt trong tác phẩm của mình Nguyễn Tuân không nhằm tạo sự cầu kỳ kiểu cách mà ngược lại ông đã tạo lên sự hài hòa cân đối về nội

dung và hình thức thể hiện. Tất cả khiến cho người đọc như đang được sống lại trong không khí cổ kính xưa kia. Cũng nhờ những từ Hán Việt ấy đã khiến những trang văn của Nguyễn Tuân trở nên phong phú và tinh tế hơn.

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 52)