Văn hóa truyền thống vẻ đẹp Vang bóng mộtthờ i

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 27)

Vang bóng mt thi là sáng tác mà Nguyễn viết về những thú chơi tao nhã của cha ông, về những nét đẹp của văn hóa cổ truyền nay chỉ còn vang bóng. Cùng với tâm trạng tiếc nuối, Nguyễn đã đưa những nét đẹp ấy sống lại trong những trang văn của mình. Ngay từ những dòng đầu tiên của bài giới thiệu Vang bóng mtthi, Thạch Lam đã sung sướng thốt lên: “Trong cái vội vàng cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những tác phẩm hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng” [9, 7]. Ông cũng phát hiện ra Nguyễn Tuân là người đầu tiên đi tìm cái đẹp của quá khứ, cái đẹp của thời đã qua còn vương sót lại. Nguyễn Tuân đã giữ gìn nó, làm cho nó sống lại và trường tồn.

Có thể thấy rằng, Nguyễn Tuân viết Vang bóng mt thi - vẻ đẹp văn hóa dân tộc trong cái nhìn đầy tự hào, trân trọng. Nó còn được thể hiện trong những thú chơi tao nhã, mang giá trị nghệ thuật của một thời vang bóng, được Nguyễn Tuân nhắc đến trong sự nuốt tiếc của một người yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp. Sinh ra và lớn lên trong môi trường Nho giáo, nên khi bước vào đời sống đô thị lai căng lúc bấy giờ, Nguyễn Tuân thất vọng bởi cuộc sống xô bồ đang làm xơ cứng, rạn nứt tâm hồn con người. Ông tìm về với những giá trị

cũ, tìm lại bóng dáng Hà Nội thông qua những thú chơi của các bậc tao nhân mặc khách trong tác phẩm này như: thưởng trà, thả thơ, đánh thơ, thú chơi hoa, chơi chữ… Đó là những thú chơi vốn có từ xưa, những hoạt động nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần của con người, đòi hỏi người tham gia có sựđầu tư công phu, kĩ lưỡng, có tâm hồn và tài năng. Những con người trong thế

Họ yêu mến, trân trọng những thú chơi tinh hoa, để thông qua đó hiện lên “hồn dân tộc, hồn đất nước”. Một ông phó Sứ (Đánh thơ) có tài tạo thơ ca tới mức có thể sánh ngang với những thi nhân đời Đường, đời Tống; hay một Huấn Cao (Ch người t tù) tài hoa hơn người, có tài viết chữđẹp; ấy là quan án họ Trần hay cụ Kép làng Mọc (Hương cui) đã dành hết thời gian còn lại của đời mình để vun trồng loài lan quý. Hoặc cụ Ấm (Chén trà trong sương sm) hay c Sáu (Nhng chiếc m đất) mỗi buổi sớm mai thưởng thức chén trà với tất cả những nghi lễ thiêng liêng… Họ là những con người không màng danh lợi, vinh hoa phú quý.

Trong văn chương Việt Nam, có lẽ Nguyễn Tuân là người đầu tiên làm sống lại, làm thăng hoa, tỏa sáng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với những vẻđẹp riêng. Đồng thời, ông cũng là người quan tâm đến giá trị

văn hóa vật chất lẫn tinh thần thuần túy dân tộc. Những trang viết “đượm phong vị Việt Nam” đã “bảo tồn, lưu truyền những tinh hoa dân tộc (…), là phong độ, là lối sống của con người Việt Nam từ nghìn xưa mà nghìn sau có trách nhiệm phải kế thừa, tài bồi” [ ]. Từ thực tại, Nguyễn Tuân hướng về

quá khứ để tìm lại nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống thường ngày của dân tộc. Rất mộc mạc, rất giản dị, nhưng những vẻ đẹp ấy cứ ám ảnh Nguyễn Tuân để rồi ông tìm đến, hoài niệm, trăn trở với thái độ yêu quý, tự

hào, tôn vinh đầy trân trọng.

Đánh giá về Vang bóng mt thi, Trương Chính viết: “Vốn là người tài hoa, ông đã tìm sự tài hoa trong thời quá khứ. Và tất cả những chuyện cũ, người cũđó, ông kể lại bằng một giọng thán phục và luyến tiếc như là những cái gì cố hữu của người Việt Nam ta… Dù sao đọc Vang bóng mt thi, ngày

nay ta vẫn tìm được một cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu như một bức tranh cổ” [9, 16]. Ông cho rằng Nguyễn Tuân vốn “lại là một người tài hoa”, “thích cái

đẹp, đẹp hình thức, đẹp tâm hồn”.

Trên thực tế, Vang bóng mt thi viết về nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc mà theo năm tháng đã dần mai một. Nguyễn Tuân đã làm sống dậy trên trang viết những nét đẹp đáng tự hào đó.

2.1.2. Văn hóa truyn thng - vẻđẹp cao c, thiên lương

Nguyễn Tuân không chỉ quan tâm đến vẻ đẹp xưa trong những thú tiêu dao cầu kì tao nhã của cha ông, tác giả còn phát hiện ra trong những thú chơi ấy còn ẩn chứa sự cao cả, thiên lương, nghệ thuật có thể hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Điều này được thể hiện rõ nét trong tác phẩm Ch người t tù.

Viết chữđẹp cũng là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người xưa,

đó là những nét thư pháp vuông vức, là những bức tranh bằng chữ không những đẹp ở bố cục cân đối hài hòa, ở sự uốn lượn của con chữ mà còn thể

hiện được trí tuệ, tài năng và tâm hồn của người nghệ sĩ. Nhìn bức thư pháp có thể hiểu được tài hoa cùng tính cách, tâm hồn của người sáng tạo. Trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng Huấn Cao. Viết về thú chơi chữ của cha ông nhưng Nguyễn Tuân đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo, đó là cảnh cho chữ trong nhà giam, là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Như chúng ta đã biết, chữ viết là tinh hoa của dân tộc, nó đánh dấu sự

ra đời của một nền văn hóa. Không dân tộc nào không có tiếng nói hay chữ

viết, Việt Nam cũng là một đất nước như thế. Trải qua những năm tháng bịđô hộ bởi những thế lực bạo tàn nhưng tiếng nói và chữ viết vẫn được cha ông gìn giữ và phát huy, nó được nâng niu như một phần của hồn dân tộc. Những nét chữ ấy được kính cẩn treo trên ban thờ hay nơi tôn nghiêm nhất, nơi đẹp

đẽ nhất trong nhà. Chẳng thế mà cứ mỗi độ tết đến xuân về, ta lại bắt gặp hình

ảnh ông đồ già bên những tờ giấy đỏ thắm cùng mực tàu thơm lừng, nắn nót những nét chữ như “rồng múa phượng bay” để người xem phải tấm tắc ngợi khen. Nhưng theo thời gian, cùng với văn hóa nước ngoài đang dần du nhập vào Việt Nam, những nét chữ vốn một thời làm say lòng người dần phai nhạt, không còn đâu đó bóng dáng những ông đồ già cho chữ, những câu đối đỏ

tiêu dùng. Để rồi khi giật mình nhìn lại ta lại tiếc nuối cái nét đẹp vô tình bị

chìm vào quên lãng. Vốn là một viên quản ngục nhưng lại ôm ấp trong mình thú chơi tao nhã của người xưa - thú chơi chữ. Bởi thế viên quản ngục mơ ước có được nét chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Chính ước muốn này đã cho thấy sự đối lập giữa nghề nghiệp thấp hèn và ước mơ cao đẹp. Đặt cảnh cho chữở cuối tác phẩm khiến tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm, có ý nghĩa cởi nút, giải tỏa những băn khoăn chờđợi nơi người đọc, từđó toát lên những giá trị lớn lao của tác phẩm.

Tình yêu cái đẹp của viên quản ngục khiến Huấn Cao cảm động và đêm hôm đó, trong buồng giam chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đã diễn ra - cảnh cho chữ. Trái với quy ước thông thường, cảnh cho chữ diễn ra trong một không gian chứa

đầy bóng tối, mùi hôi, phân chuột nhơ bẩn chốn ngục tù. Nguyễn Tuân như

muốn khắc sâu vào tâm hồn bạn đọc sức mạnh và sự thăng hoa của cái đẹp qua hình ảnh “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung,

đĩnh đạc “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Hình ảnh viên quản ngục “khúm núm” cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữđặt trên phiến lụa óng, viên thơ lại gầy gò “run run” bưng chậu mực đã minh chứng cho sức cảm hóa mạnh mẽ của cái đẹp, cái thiên lương. Dường như trật tự xã hội đang bịđảo lộn, tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp, còn viên quản ngục lại là người nhận ơn.

Cái đẹp không chỉ là sự cảm hóa mà còn là sự cảm thông, đồng điệu giữa các tâm hồn nghệ sĩ. Nguyễn Tuân đã miêu tả một cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao - người có tài viết chữ nhanh, đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại - những người thích chơi chữ. Họ đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là kẻ phản nghịch phải lĩnh án tử hình (Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật. Trên bình diện xã hội, họở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri ân tri kỉ của nhau. Vì thế thật chua xót bởi đây là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng

ba con người ấy gặp nhau. Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật của mình. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn xô bồ của nhà giam đối lập với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ, ánh sáng của ngọn đuốc là sự tương phản mạnh mẽ với không gian tối tăm ngục tù. Nguyễn Tuân đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác. Với ông, nhắc đến thú chơi chữ là nhắc đến một môn nghệ thuật

đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn, và cái gốc của chữ chính là cái thiên lương. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, tôn vinh nét văn hóa truyền thống mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm trong tác phẩm. Trân trọng cái đẹp, cái cao cả của nghệ thuật, Nguyễn Tuân bộc lộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

niềm tiếc nuối của mình với một nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc nay chỉ

còn “vang bóng”.

Có thể thấy rằng, qua tác phẩm Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một thế

giới nhân vật thuộc lớp các nhà nho cuối mùa của xã hội phong kiến. Đấy là lớp người thất thế tàn lụi, cảm thấy bất lực trước thời thếđảo điên “Tây Tầu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu mất bao nhiêu giá trị tinh thần” (Hương cui). Nhưng khác với Ông đồ của Vũ Đình Liên, họ vẫn giữ

cốt cách phong lưu, đài các; bất lực trước thời thế nhưng họ không chịu làm lành với xã hội, họđặt mình lên trên thiên hạ bằng lối sống thanh cao và bằng tài hoa hơn đời của mình. Thông qua những nhân vật này, Nguyễn Tuân đã làm hiển hiện trước mắt người đọc những lối sống đẹp, những phong tục đẹp, những thú vui rất tinh vi tao nhã cầu kì của người xưa.

2.1.3. Văn hóa truyn thng - ngh sĩ tài hoa

Phan Cự Đệ trong bài viết với tiêu đềĐọc li Vang bóng mt thi với bút danh Thanh Hiền đã đánh giá: Nguyễn Tuân làm cái việc của một người

đi khơi lại đống tro tàn của dĩ vãng, tìm lại những cái đẹp của ngày đã qua một thời vang bóng. Tác giả cho rằng do bất lực, cô đơn trước cuộc đời, do hoang mang, bất lực trước thực tế nhưng không có lối thoát một số nhà văn

tìm về cái “thời vàng son của quá khứ”. Nguyễn Tuân cũng nằm trong sốđó: “Nguyễn Tuân đi vào dĩ vãng với thái độ của một người đi tìm những cảm giác lạ, đi tìm một cái đẹp thuần túy của nghệ thuật… Nguyễn chú ý chắt chiu, gạn lọc cho được những nét đẹp trong khi biểu hiện cuộc sống” [9, 20]. Vì thế những nhân vật trong Vang bóng mt thi cũng có những cá tính, phong cách đặc biệt của họ. Theo ông, nhân vật trong Vang bóng mt thi

chia ra nhiều loại, Nguyễn tìm thấy ở mỗi loại người cái đẹp riêng “loại thứ

nhất là những ông Phủ, ông Nghè, ông Thượng… nhưng họ không phải là lớp quan lại hám danh lợi mà là hạng người biết sống thanh cao, ưa nhàn hạ, đặc biệt biết hưởng thụ, nhấm nháp một cách khá trịnh trọng trong cuộc đời. Nguyễn Tuân đã tìm thấy cái đẹp trong cuộc đời của họ”. Loại thứ hai là một số lãng tử giang hồ, sống một cách nghệ sĩ trước cuộc đời và không bao giờ

muốn dừng chân ở một nơi nào nhất định. Nguyễn cũng tìm thấy một cái đẹp, một lối thoát trong cuộc đời lang thang của họ. Qua những loại người khác nhau nhưng Nguyễn Tuân đều tìm thấy ở họ những nét đẹp về nghệ thuật, một lối sống khá cầu kỳ, ở đâu tác giả cũng cố gắng tìm thấy cái đẹp.

Các nhân vật của Nguyễn Tuân dù thuộc loại người nào cũng đều là những nghệ sĩ tài hoa, dù chỉ là miếng ăn miếng uống nhưng cũng được Nguyễn nâng lên thành nghệ thuật. Nguyễn Tuân đã biết giữ gìn những giá trị, phong tục xưa, cái thú thưởng trà của người Á Đông. Ông đã biết kế thừa nghệ thuật uống trà từ người Trung Hoa, nghi thức trà đạo của người Nhật Bản với chút cầu kì trong thú uống trà của các bậc hàn nho nước Việt. Thú uống trà là cả một nghệ thuật với biết bao công phu chăm chút tỉ mỉ, từ nhóm bếp, đun nước, pha trà, đến cả chọn thời điểm, chọn bạn để uống trà và đàm

đạo… Quan niệm xưa cho rằng, việc uống trà cần tìm đến những nơi yên tĩnh, tránh những nơi xô bồ ồn ào vì có thể gây xáo động tinh thần. Bên cạnh đó, dễ hiểu tại sao người xưa làm một bộ trà chỉ có bốn cái chén quân. Cụ Ấm

(Chén trà trong sương sm) uống trà “chỉ cần hai chén con là đủ”, nhưng hai chén đó cũng được cụ chăm sóc quá nhiều, chưa bao giờ ông già cẩu thả trong

cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha mời khách cụ Ấm đã để

vào đó nhiều công phu, những công phu đó đã trở nên lễ nghi “Trong ấm trà pha ngon người ta nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lý” [3, 606].

Cụ Sáu trong Nhng chiếc m đất nghiện trà tàu, những cái tinh túy này được thể hiện ở sự kén chọn nước và ấm để pha trà. Để pha được một ấm trà ngon theo đúng nghĩa cụ phải chọn nước giếng ở chùa đồi Mai cách xa làng đến nửa ngày đường. Cũng chỉ vì “yêu” trà mà cụ Sáu không đi đâu xa

được khỏi lũy tre của làng vì “không đem theo được nước giếng này để pha trà”. Có thể nói đây là nét rất đặc sắc của nghệ thuật uống trà của các bậc cổ

nhân nước Việt ta, ở việc dùng loại nước gì để pha trà làm cho ấm trà ngon mà vẫn giữ được hương vị thuần khiết nhất của trà tàu. Uống trà cũng là một cách ứng xử văn hóa, uống từng ngụm nhỏđể thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận cái hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay khi mùa đông lạnh giá. Uống đểđáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, bàn luận nhân tình thế thái… Ngay đến cả một gã ăn mày cổ quái

(Nhng chiếc m đất) cũng được Nguyễn Tuân nhìn nhận ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Một người mê uống trà đến mức khuynh gia bại sản phải đi ăn mày nhưng vẫn giữ cho mình một bộ chén độc ẩm. Không xin miếng ăn, tên ăn mày này lại xin một ấm trà, mà lại đòi uống mình một ấm. Người đọc ngỡ

ngàng khi chứng kiến người ăn mày pha trà và thưởng thức trà với đầy đủ

nghi thức trân trọng, phong lưu, cũng là người phát hiện ra trong trà nhà chủ

nhân có lẫn mùi vỏ trấu. Chỉ có những ai đạt đến đỉnh cao nhất của nghệ thuật

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 27)