Văn hóa truyền thống nghệ sĩ tài hoa

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 31)

Phan Cự Đệ trong bài viết với tiêu đềĐọc li Vang bóng mt thi với bút danh Thanh Hiền đã đánh giá: Nguyễn Tuân làm cái việc của một người

đi khơi lại đống tro tàn của dĩ vãng, tìm lại những cái đẹp của ngày đã qua một thời vang bóng. Tác giả cho rằng do bất lực, cô đơn trước cuộc đời, do hoang mang, bất lực trước thực tế nhưng không có lối thoát một số nhà văn

tìm về cái “thời vàng son của quá khứ”. Nguyễn Tuân cũng nằm trong sốđó: “Nguyễn Tuân đi vào dĩ vãng với thái độ của một người đi tìm những cảm giác lạ, đi tìm một cái đẹp thuần túy của nghệ thuật… Nguyễn chú ý chắt chiu, gạn lọc cho được những nét đẹp trong khi biểu hiện cuộc sống” [9, 20]. Vì thế những nhân vật trong Vang bóng mt thi cũng có những cá tính, phong cách đặc biệt của họ. Theo ông, nhân vật trong Vang bóng mt thi

chia ra nhiều loại, Nguyễn tìm thấy ở mỗi loại người cái đẹp riêng “loại thứ

nhất là những ông Phủ, ông Nghè, ông Thượng… nhưng họ không phải là lớp quan lại hám danh lợi mà là hạng người biết sống thanh cao, ưa nhàn hạ, đặc biệt biết hưởng thụ, nhấm nháp một cách khá trịnh trọng trong cuộc đời. Nguyễn Tuân đã tìm thấy cái đẹp trong cuộc đời của họ”. Loại thứ hai là một số lãng tử giang hồ, sống một cách nghệ sĩ trước cuộc đời và không bao giờ

muốn dừng chân ở một nơi nào nhất định. Nguyễn cũng tìm thấy một cái đẹp, một lối thoát trong cuộc đời lang thang của họ. Qua những loại người khác nhau nhưng Nguyễn Tuân đều tìm thấy ở họ những nét đẹp về nghệ thuật, một lối sống khá cầu kỳ, ở đâu tác giả cũng cố gắng tìm thấy cái đẹp.

Các nhân vật của Nguyễn Tuân dù thuộc loại người nào cũng đều là những nghệ sĩ tài hoa, dù chỉ là miếng ăn miếng uống nhưng cũng được Nguyễn nâng lên thành nghệ thuật. Nguyễn Tuân đã biết giữ gìn những giá trị, phong tục xưa, cái thú thưởng trà của người Á Đông. Ông đã biết kế thừa nghệ thuật uống trà từ người Trung Hoa, nghi thức trà đạo của người Nhật Bản với chút cầu kì trong thú uống trà của các bậc hàn nho nước Việt. Thú uống trà là cả một nghệ thuật với biết bao công phu chăm chút tỉ mỉ, từ nhóm bếp, đun nước, pha trà, đến cả chọn thời điểm, chọn bạn để uống trà và đàm

đạo… Quan niệm xưa cho rằng, việc uống trà cần tìm đến những nơi yên tĩnh, tránh những nơi xô bồ ồn ào vì có thể gây xáo động tinh thần. Bên cạnh đó, dễ hiểu tại sao người xưa làm một bộ trà chỉ có bốn cái chén quân. Cụ Ấm

(Chén trà trong sương sm) uống trà “chỉ cần hai chén con là đủ”, nhưng hai chén đó cũng được cụ chăm sóc quá nhiều, chưa bao giờ ông già cẩu thả trong

cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha mời khách cụ Ấm đã để

vào đó nhiều công phu, những công phu đó đã trở nên lễ nghi “Trong ấm trà pha ngon người ta nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lý” [3, 606].

Cụ Sáu trong Nhng chiếc m đất nghiện trà tàu, những cái tinh túy này được thể hiện ở sự kén chọn nước và ấm để pha trà. Để pha được một ấm trà ngon theo đúng nghĩa cụ phải chọn nước giếng ở chùa đồi Mai cách xa làng đến nửa ngày đường. Cũng chỉ vì “yêu” trà mà cụ Sáu không đi đâu xa

được khỏi lũy tre của làng vì “không đem theo được nước giếng này để pha trà”. Có thể nói đây là nét rất đặc sắc của nghệ thuật uống trà của các bậc cổ

nhân nước Việt ta, ở việc dùng loại nước gì để pha trà làm cho ấm trà ngon mà vẫn giữ được hương vị thuần khiết nhất của trà tàu. Uống trà cũng là một cách ứng xử văn hóa, uống từng ngụm nhỏđể thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận cái hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay khi mùa đông lạnh giá. Uống đểđáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, bàn luận nhân tình thế thái… Ngay đến cả một gã ăn mày cổ quái

(Nhng chiếc m đất) cũng được Nguyễn Tuân nhìn nhận ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Một người mê uống trà đến mức khuynh gia bại sản phải đi ăn mày nhưng vẫn giữ cho mình một bộ chén độc ẩm. Không xin miếng ăn, tên ăn mày này lại xin một ấm trà, mà lại đòi uống mình một ấm. Người đọc ngỡ

ngàng khi chứng kiến người ăn mày pha trà và thưởng thức trà với đầy đủ

nghi thức trân trọng, phong lưu, cũng là người phát hiện ra trong trà nhà chủ

nhân có lẫn mùi vỏ trấu. Chỉ có những ai đạt đến đỉnh cao nhất của nghệ thuật uống trà mới có khả năng thẩm trà một cách tinh vi như thế.

Đánh cờ là một thú chơi hấp dẫn của người xưa, những người có tài

đánh cờ được người đời ngợi ca. Đó là cụ Hồ Viễn và cậu Chiêu (Ngôi m

cũ), không chỉ là những người đánh cờ giỏi mà họ còn là những nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật đánh cờ. Đánh cờ trên bàn cờ đã khó ấy thế mà những con người này đánh cờ trên đường đi mà chẳng cần đến bàn cờ, cũng chẳng có quân cờ, họ không dùng tay dùng mắt đểđiều khiển quân cờ. Họ đánh cờ

bằng miệng. Quả là ngoạn mục, có một không hai. Một trong những tài năng cốt tử làm nên danh tiếng của người tài hoa là tài văn chương “phun châu nhả

ngọc” của họ. Hầu như tất cả những nhân vật của Nguyễn trong tác phẩm này

đều tài hoa. Có những nhân vật tài năng tới mức trở thành một giai thoại như

ông Phó Sứ (Đánh thơ), ông thuê mấy người thợ bên Tàu khắc riêng cho mình mấy thạch bản in thành một tập thơ mỏng. Ông ra khuôn mẫu cho họ in nhiều câu, hay mỗi khi có chữ lạ, khiến khi mang câu đó ra thả thật không ai ngờđến. Mỗi khi các quan đánh thơ thua đòi ông phải dẫn chứng cổ thi là ông cho xem câu thơ thảđó rồi tủm tỉm, đủng đỉnh trình với cả làng rằng đó là câu thơ Tống, khiến những người thua chỉ tự trách mình xem cổ thi ít quá. Cũng nhờ ông Phó Sứ biết chọn những câu thơ hay, từ đắt để thả làm cho cuộc vui vừa thú vị vừa say mê để rồi họ lại mong lắm mỗi lần ông trở lại. “Mở xong mỗi tiếng thơ có khi ăn thua từng mấy chục bạc, người ta đều ngâm đi ngâm lại câu thơ thả. Nhà con, nhà cái đều ngâm vang cả nhà, chừng như muốn thi nhau cái giọng tốt”. Cuộc đánh thơ dẫu được hay mất thì mỗi con bạc đều lấy làm thích thú vì được ngâm ngợi, thưởng thức những câu thơ hay.

Đó là tài làm thơ, bình thơ cùng nghệ thuật thưởng thức tiệc rượu “Thạch lan hương” của cụ Kép và những người bạn (Hương cui). “Mỗi ông già đọc một đôi câu. Rồi mỗi chén rượu ngừng là một lời thơ ngâm vang trong trẻo”, “mấy cụ thường khen lẫn nhau lá thơ hay”, không gian thơ tràn ngập hương hoa, mỗi chén nâng lên bái lĩnh khiến cuộc thơ càng thêm phần thú vị. Hay Huấn Cao (Ch người t tù) với tài viết chữđẹp hơn người, người nghệ sĩ thực thụ trên con đường sáng tạo cái đẹp, là viên quản ngục biết yêu quý trân trọng những nét thư pháp dù sống trong hoàn cảnh đối nghịch với thú chơi thanh tao này.

Tấm lòng thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc của Nguyễn Tuân được thể hiện đậm nét trong Vang bóng mt thi. Tác phẩm đã dựng lại những vẻ đẹp truyền thống đã qua và đang mất dần, nhằm bảo tồn những tinh hoa của dân tộc. Tác phẩm như một viên ngọc quý, như một đồ cổ

càng nhìn càng thấy đẹp, càng để lâu càng quý. Và càng quý hơn khi Nguyễn Tuân khẳng định sức sống của vẻđẹp hoài cựu trong giai đoạn lịch sửđầy áp bức, bất công lúc bấy giờ bằng một nghệ thuật tuyệt bích. Nguyễn đã mô tả

một cách tinh tế và tài hoa những phong tục đẹp, những thú chơi nhàn tản và thanh tao. Những trang viết của Nguyễn Tuân có vẻ thâm trầm cổ kính không chỉở nội dung, cách phục dựng không gian và thời gian mà ở cả sự chau truốt từng câu chữ. Như Vũ Ngọc Phan thừa nhận Vang bóng mt thi đạt gần tới sự “toàn thiện toàn mỹ”.

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 31)