Vượt qua thời gian và không gian, ẩm thực đã trở thành một giá trị văn hóa cần được ghi nhớ và lưu truyền. Điều ấy chứng tỏ miếng ăn bình thường không chỉ để no lòng mà đã thể hiện một triết lý nhân sinh, một nét ứng xử
trong cộng đồng, đồng thời để bộc bạch những tâm tư, tình cảm của người cầm bút về con người và cuộc đời. Vì vậy, ẩm thực được vượt ra khỏi tầm vật chất, trở thành yếu tố văn hóa - một mảng văn hóa mang đậm sắc thái, tâm hồn dân tộc nhưng không kém phần duyên dáng và đầy cốt cách. Văn hóa ẩm thực vì thếđã được các nhà văn nâng lên thành một hiện tượng đẹp, đáng trân trọng và đi vào trang văn một cách tao nhã, tinh tế. Để từđó làng văn có một Thạch Lam sâu lắng trữ tình trong Hà Nội băm sáu phố phường, một Vũ
Bằng miền Nam nhưng luôn ròng ròng nước mắt nhớ về miền Bắc trong
Thương nhớ mười hai, và đặc biệt một Nguyễn Tuân cầu kì, kiểu cách nhưng cũng trang trọng đầy nghệ thuật như Cốm làng Vòng hay bát Phở quê hương… Là người con đất Việt, khi đọc những trang văn ấy không ai không tự
hào về những truyền thống văn hóa dân tộc. Tự hào để rồi thấy yêu quý, trân trọng hơn những gì cha ông để lại.
Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, trong đó có văn hóa
ẩm thực - một mảng văn hóa đáng tự hào và trân trọng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta không ngừng đúc kết, vun đắp cho riêng mình một nền văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc Việt. Với người Việt, ẩm thực không chỉ
là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống.
Văn hóa ẩm thực Việt là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của người Việt. Chính các đặc điểm về văn hóa, dân tộc, khí hậu, đã quy định những đặc
điểm riêng của ẩm thực Việt Nam.
Nhìn từ góc độ văn hóa, ẩm thực được khai thác trên nhiều bình diện như phương thức chế biến, bày biện, cách thưởng thức món ăn, ứng xử, giao tiếp… Tuy nhiên, trong lịch sử văn học dân tộc Nguyễn Tuân không phải là người đầu tiên viết về thú ẩm thực của người Việt. Những đồ ăn thức uống này đã được ghi chép trong tác phẩm Hải Thượng Lãn Ông của Lê Hữu Trác,
hay trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ… Nhưng có thể nói không ngoa rằng viết về văn hóa ẩm thực đằm thắm, say mê và tinh tế hơn cả vẫn là Nguyễn Tuân. Phải là người con yêu thương gắn bó với mảnh đất, con người thủ đô và đặc biệt trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc thì ông mới có những trang viết sâu sắc như thế.
Trong văn chương, ẩm thực vừa là một mảng hiện thực sinh động góp phần phác thảo diện mạo đời sống văn hóa xã hội của từng địa phương, vùng miền, đặc biệt vừa là yếu tố để khám phá vẻ đẹp đời sống. Đồng thời, thông qua những trang văn ẩm thực người đọc cũng hiểu thêm những bộc bạch tâm sự, tính cách của người cầm bút cùng với những góc độ nhìn nhận của nhà văn khi viết vềẩm thực.
Ai cũng biết “miếng ăn” là một vấn đề nhạy cảm và tế nhị, vậy mà Nguyễn vẫn viết về nó hay đến thế. Chỉ dăm ba bài như Phở, Cốm, Giò lụa, Chén trà trong sương sớm, Hương cuội nhưng bài nào cũng độc đáo và đặc sắc. Ẩm thực của Nguyễn Tuân không “đại trà” như của Thạch Lam và Vũ
Bằng, tiêu chí để ông chọn lựa không phải là ngon hay lạ mà là “thú”. Vì vậy, chỉ dăm ba bài nhưng tất cảđều độc đáo, thú vị, thắm đượm niềm tự hào, trân
trọng của ông đối với văn hóa dân tộc. Viết về Phở, Cốm, Giò lụa… mà thấy có cả “linh hồn đất nước”.