Văn hóa truyền thống vẻ đẹp cao cả, thiên lương

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 29)

Nguyễn Tuân không chỉ quan tâm đến vẻ đẹp xưa trong những thú tiêu dao cầu kì tao nhã của cha ông, tác giả còn phát hiện ra trong những thú chơi ấy còn ẩn chứa sự cao cả, thiên lương, nghệ thuật có thể hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Điều này được thể hiện rõ nét trong tác phẩm Ch người t tù.

Viết chữđẹp cũng là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người xưa,

đó là những nét thư pháp vuông vức, là những bức tranh bằng chữ không những đẹp ở bố cục cân đối hài hòa, ở sự uốn lượn của con chữ mà còn thể

hiện được trí tuệ, tài năng và tâm hồn của người nghệ sĩ. Nhìn bức thư pháp có thể hiểu được tài hoa cùng tính cách, tâm hồn của người sáng tạo. Trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng Huấn Cao. Viết về thú chơi chữ của cha ông nhưng Nguyễn Tuân đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo, đó là cảnh cho chữ trong nhà giam, là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Như chúng ta đã biết, chữ viết là tinh hoa của dân tộc, nó đánh dấu sự

ra đời của một nền văn hóa. Không dân tộc nào không có tiếng nói hay chữ

viết, Việt Nam cũng là một đất nước như thế. Trải qua những năm tháng bịđô hộ bởi những thế lực bạo tàn nhưng tiếng nói và chữ viết vẫn được cha ông gìn giữ và phát huy, nó được nâng niu như một phần của hồn dân tộc. Những nét chữ ấy được kính cẩn treo trên ban thờ hay nơi tôn nghiêm nhất, nơi đẹp

đẽ nhất trong nhà. Chẳng thế mà cứ mỗi độ tết đến xuân về, ta lại bắt gặp hình

ảnh ông đồ già bên những tờ giấy đỏ thắm cùng mực tàu thơm lừng, nắn nót những nét chữ như “rồng múa phượng bay” để người xem phải tấm tắc ngợi khen. Nhưng theo thời gian, cùng với văn hóa nước ngoài đang dần du nhập vào Việt Nam, những nét chữ vốn một thời làm say lòng người dần phai nhạt, không còn đâu đó bóng dáng những ông đồ già cho chữ, những câu đối đỏ

tiêu dùng. Để rồi khi giật mình nhìn lại ta lại tiếc nuối cái nét đẹp vô tình bị

chìm vào quên lãng. Vốn là một viên quản ngục nhưng lại ôm ấp trong mình thú chơi tao nhã của người xưa - thú chơi chữ. Bởi thế viên quản ngục mơ ước có được nét chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Chính ước muốn này đã cho thấy sự đối lập giữa nghề nghiệp thấp hèn và ước mơ cao đẹp. Đặt cảnh cho chữở cuối tác phẩm khiến tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm, có ý nghĩa cởi nút, giải tỏa những băn khoăn chờđợi nơi người đọc, từđó toát lên những giá trị lớn lao của tác phẩm.

Tình yêu cái đẹp của viên quản ngục khiến Huấn Cao cảm động và đêm hôm đó, trong buồng giam chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đã diễn ra - cảnh cho chữ. Trái với quy ước thông thường, cảnh cho chữ diễn ra trong một không gian chứa

đầy bóng tối, mùi hôi, phân chuột nhơ bẩn chốn ngục tù. Nguyễn Tuân như

muốn khắc sâu vào tâm hồn bạn đọc sức mạnh và sự thăng hoa của cái đẹp qua hình ảnh “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung,

đĩnh đạc “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Hình ảnh viên quản ngục “khúm núm” cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữđặt trên phiến lụa óng, viên thơ lại gầy gò “run run” bưng chậu mực đã minh chứng cho sức cảm hóa mạnh mẽ của cái đẹp, cái thiên lương. Dường như trật tự xã hội đang bịđảo lộn, tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp, còn viên quản ngục lại là người nhận ơn.

Cái đẹp không chỉ là sự cảm hóa mà còn là sự cảm thông, đồng điệu giữa các tâm hồn nghệ sĩ. Nguyễn Tuân đã miêu tả một cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao - người có tài viết chữ nhanh, đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại - những người thích chơi chữ. Họ đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là kẻ phản nghịch phải lĩnh án tử hình (Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật. Trên bình diện xã hội, họở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri ân tri kỉ của nhau. Vì thế thật chua xót bởi đây là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng

ba con người ấy gặp nhau. Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật của mình. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn xô bồ của nhà giam đối lập với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ, ánh sáng của ngọn đuốc là sự tương phản mạnh mẽ với không gian tối tăm ngục tù. Nguyễn Tuân đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác. Với ông, nhắc đến thú chơi chữ là nhắc đến một môn nghệ thuật

đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn, và cái gốc của chữ chính là cái thiên lương. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, tôn vinh nét văn hóa truyền thống mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm trong tác phẩm. Trân trọng cái đẹp, cái cao cả của nghệ thuật, Nguyễn Tuân bộc lộ

niềm tiếc nuối của mình với một nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc nay chỉ

còn “vang bóng”.

Có thể thấy rằng, qua tác phẩm Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một thế

giới nhân vật thuộc lớp các nhà nho cuối mùa của xã hội phong kiến. Đấy là lớp người thất thế tàn lụi, cảm thấy bất lực trước thời thếđảo điên “Tây Tầu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu mất bao nhiêu giá trị tinh thần” (Hương cui). Nhưng khác với Ông đồ của Vũ Đình Liên, họ vẫn giữ

cốt cách phong lưu, đài các; bất lực trước thời thế nhưng họ không chịu làm lành với xã hội, họđặt mình lên trên thiên hạ bằng lối sống thanh cao và bằng tài hoa hơn đời của mình. Thông qua những nhân vật này, Nguyễn Tuân đã làm hiển hiện trước mắt người đọc những lối sống đẹp, những phong tục đẹp, những thú vui rất tinh vi tao nhã cầu kì của người xưa.

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 29)