Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 46)

Nhằm đo lường tác động của CSTK và CSTT đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tác giả thực hiện mô hình nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô như: cung tiền, chi tiêu Chính phủ và xuất khẩu.

Để thực thi CSTT, thực hiện chức năng và vai trò của mình, NHTW đã sử

dụng hàng loạt các công cụ khác nhau như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, thị trường mở, tỷ giá hối đoái và hạn mức tín dụng. Các công cụ này được NHTW sử dụng

đều nhằm làm thay đổi lượng cung tiền (mở rộng hay thắt chặt), qua đó tác động

đến các biến số kinh tế vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Mỗi sự tăng

lên hay giảm xuống của khối lượng tiền cung ứng có tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động kinh tế vĩ mô thông qua các kênh truyền dẫn là tín dụng, tỷ

giá, lãi suất, giá cả tài sản,… Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nền kinh tế mà

NHTW làm thay đổi lượng cung tiền ở mức độ phù hợp để điều hành nền kinh tế được hiệu quả. Do đó, tác giả chọn biến cung tiền tệđể đại diện cho CSTT trong mô hình nghiên cứu tác động của CSTK và CSTT đối với tăng trưởng kinh tế ở

Việt Nam.

Đối với CSTK, biến chi tiêu chi của Chính phủ được sử dụng để đại diện cho chính sách kinh tế vĩ mô này. Chi tiêu của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà nước đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của toàn xã hội. Đây là

một trong các công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực thi CSTK.

Ngoài ra, bởi vì thương m ại nước ngoài là một trong những biến quan trọng để giải thích sự tăng trưởng GDP, nhiều nhà kinh tế cho rằng xuất khẩu

nên được thêm vào như là một trong những biến giải thích trong việc phân tích hiệu quả của CSTT và CSTK. Batten và Haffer (1983) đã đưa ra lý do bao g ồm cả biến xuất khẩu vào mô hình bằng cách cho rằng nếu các biến ngoại sinh bị bỏ

sót là các biến chính sách hoặc có liên quan chặt chẽ với các biến đại diện cho hoạt động tiền tệ và tài chính, thiếu sót này có thể dẫn đến một vấn đề thống kê nghiêm trọng. Vấn đề này sẽ nghiêm trọng hơn ở những nước có độ mở nền kinh tế nhiều.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, với mức độ hội nhập kinh tế ngày càng nhiều, do đó, việc xem xét chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không, ngoài xem xét dựa trên các biến kinh tế vĩ mô như cung tiền và chi tiêu Chính phủ cũng cần thiết xem xét đến biến đại diện cho xuất khẩu.

Từđó, mô hình nghiên cứu được xác định cụ thểnhư sau:

GDP = f(M2, EXPEND, EX)

Trong đó:

GDP: là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế

Các biến giải thích: M2: cung tiền

EXPEND: chi tiêu Chính phủ

EX: xuất khẩu

Để kiểm định mô hình tác giả sử dụng phương trình hồi quy như sau:

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)