Mục đích chính của luận văn là nhằm xem xét chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không thông qua việc phân tích dữ liệu tại Việt Nam trong giai đoạn 1987 – 2012. Trong luận văn này, chính
sách tiền tệ được đại diện bởi cung tiền và chính sách tài khóa được đại diện bởi tổng chi tiêu của Chính phủ. Ngoài ra, nghiên cứu còn mở rộng thêm biến kinh tế vĩ mô như giá trị xuất khẩu của quốc gia nhằm hỗ trợ thêm tính chặt chẽ cho mô hình. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho phép tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu sau:
Thứ nhất, khi xét trong dài hạn và ngắn hạn, cung tiền đều không tác động
đến tăng trưởng kinh tế ở cả ba mức ý nghĩa là 1%, 5%, 10% (prob = 0.7849); trong khi đó, chi tiêu Chính phủ lại có tác động đến tăng trưởng kinh tế, cụ thể:
- Trong dài hạn, chi tiêu Chính phủ có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở
mức ý nghĩa 5%, 10% (prob = 0.0297).
- Trong ngắn hạn, chi tiêu Chính phủ có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 10% (prob = 0.0515).
CSTT có ý nghĩa h ết sức quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, khơi
thông nguồn vốn, giúp tháo gỡkhó khăn cho doanh nghiệp, tạo ổn định kinh tế
vĩ mô vững chắc. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ngụ ý trong dài hạn và ngắn hạn, chính sách tiền tệ của Việt Nam lại không có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế nhưng chính sách tài khóa lại có tác động đến biến kinh tế vĩ mô
trong thời gian vừa qua có thể do liên quan đến việc đầu tư quá mức vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán thay vì đầu tư vào hoạt động sản xuất. Mặc dù tín dụng đều tăng qua các năm, tuy nhiên với nguồn tín dụng này phần lớn được các doanh nghiệp sử dụng để đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản do bị cuốn hút bởi tỷ suất sinh lợi khá hấp dẫn trên hai thịtrường này, thay vì đầu tư cho hoạt động sản xuất. Chính vì vậy CSTT không làm cho sản lượng quốc gia tăng nhiều. Nói cách khác, CSTT không tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, hệ số điều chỉnh sai số của mô hình mang dấu âm và có ý nghĩa
thống kê với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Từ đó thấy được giá trịGDP được điều chỉnh sau mỗi năm. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tếđược điều sau mỗi năm.
Thứ ba, tổng giá trị xuất khẩu cũng có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở
mức ý nghĩa 5% trong dài hạn và 10% trong ngắn hạn, tuy nhiên đây là tác động nghịch. Điều này là gần giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Minh Ngọc và các cộng sự (2003) – Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
trong giai đoạn 1975 – 2001, đăng trên ASEAN Economic Bulletin (Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng tiêu biểu khác nhau với các kỹ thuật chuỗi thời gian hiện đại để đo lường trực tiếp đóng
góp của xuất khẩu vào tăng trưởng GDP trong suốt thời kỳ trên (và sau này mở
rộng thêm đến các năm gần đây), sau khi đã tách bạch ảnh hưởng của các nhân tố khác, như đầu tư và lao động. Kết luận chính của nghiên cứu này là xuất khẩu không phải là động lực cho tăng trưởng GDP ở Việt Nam trong suốt các năm kể
từ khi thống nhất đất nước, kể cả thời sau Đổi mới - thời kỳ chứng kiến sự bùng nổ của xuất khẩu nhờ chính sách cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế. Nói cách
khác, chưa có bằng chứng rõ ràng trong phân tích định lượng về việc tăng cường xuất khẩu đã kích thích sự phát triển của các khu vực khác trong nền kinh tế Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản hơn, tăng trưởng khu vực sản xuất hướng xuất khẩu rất có thể chỉ làm giảm tăng trưởng của khu vực sản xuất phi xuất
khẩu (hướng thịtrường nội địa), bởi các nguồn lực khan hiếm đã bị hút mạnh về
khu vực xuất khẩu, dẫn đến tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế không thay
đổi).
Theo lý thuyết của Keynes, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi giá trị xuất khẩu thay đổi sẽ làm tổng cầu thay đổi và mối quan hệ này là mối quan hệ cùng chiều. Cũng có nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả ở các quốc gia khác nhau khẳng định xuất khẩu có mối quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ tích cực này không phải luôn đúng ở mọi trường hợp quốc gia. Nói cách khác, không phải luôn đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu thì sẽ đạt được tốc độtăng trưởng GDP cao hơn trong điều kiện các yếu tố khác không
thay đổi. Bởi trên thực tế, khi giá trị xuất khẩu thay đổi thì các yếu tố có tác động
đến tăng trưởng kinh tế cũng thay đổi. Do đó, thay đổi của GDP trên thực tế
không phản ánh được do tác động từ sự thay đổi của tăng trưởng xuất khẩu. Thực tếtrong giai đoạn từnăm 1987 – 2012, giá trị xuất khẩu của Việt Nam luôn
tăng qua các năm, tuy nhiên, thay đổi trong tổng sản phẩm quốc gia (GDP) có
lúc tăng, lúc giảm khác nhau. Như vậy, từ quan sát dựa trên số liệu thực tế tại Việt Nam chưa thể khẳng định mối quan hệ cùng chiều của tăng trưởng xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế.
Ủng hộ quan điểm của tác giả Phan Minh Ngọc và các cộng sự trong nghiên cứu nêu trên, mối quan hệ nghịch biến giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam có thể do tăng trưởng khu vực sản xuất hướng xuất khẩu chỉ
làm giảm tăng trưởng của khu vực sản xuất phi xuất bởi các nguồn lực khan hiếm đã bị hút mạnh về khu vực xuất khẩu, dẫn đến tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế không thay đổi hoặc làm giảm tăng trưởng GDP của toàn xã hội.
Điều này cũng hàm ý vấn đề trọng yếu đối với Việt Nam không phải là tăng trưởng vềlượng của xuất khẩu mà thay vào đó là phải đặt mục tiêu xuất khẩu cái gì, xuất khẩu như thế nào, xuất khẩu vào thị trường nào để có lợi nhất cho nền kinh tế cảnước.
4.1.2 Khuyến nghị
(1) Từ kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách tài khóa có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chính sách tài khóa cũng có mối quan hệ
nhân quả với lạm phát. Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng
trưởng cao. Nhưng nếu tăng chi tiêu khi nền kinh tế đang vượt quá mức tiềm
năng thì sẽ kéo theo lạm phát, mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng.
Mặt khác, chi tiêu quá mức trong khi thu không tăng sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách. Mà thâm hụt NSNN cao và liên tục sẽđẩy nợ công lên cao và việc bù
đắp thâm hụt này qua vay nợ có thể sẽ có ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế
và bộ mặt quốc gia, tín nhiệm của Chính phủ.
Do đó, cần xác định và duy trì tỷ lệ chi tiêu NSNN/GDP ở mức thích hợp thì mới đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.
(2) Kết quả nghiên cứu cũng cho th ấy chính sách tiền tệ không có tác
động đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1987 – 2012. Điều này có thể cho thấy trong thời gian vừa qua chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ
và các chính sách khác, cụ thể là chính sách tài khoá.
Như chúng ta đã bi ết, CSTT không phải là duy nhất để nền kinh tế đạt
được sựổn định kinh tế vĩ mô với mức tăng trưởng bền vững,… mà để đạt được
điều đó phải phối hợp đồng bộ với nhiều chính sách khác, đặc biệt là CSTK. Một quốc gia thường không chỉ sử dụng đơn thuần một chính sách riêng lẻ như
CSTT, CSTK, chính sách ngoại thương,… để điều hành toàn bộ nền kinh tế mà trên thực tế là có sự phối hợp trong việc thực thi các chính sách này nhằm để nền kinh tế của quốc gia phát triển một cách tốt nhất. Như vậy, nếu mục tiêu của
Chính phủ nhằm hướng đến một nền kinh tế tăng trưởng cao thì cần phải phối hợp CSTK và CSTT một cách hợp lý và chặt chẽhơn.
CSTK mở rộng (hay thắt chặt) có xu hướng gắn liền với tăng (giảm) thâm hụt ngân sách nên phương thức tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ tác động đến việc thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ của CSTT. Ngược lại, hiệu quả của CSTK ở
một chừng mực nhất định cũng phụ thuộc vào việc kết quả điều hành CSTT. Chẳng hạn, khi thực hiện CSTT thắt chặt có thể sẽ làm cho đầu tư giảm, kéo
theo đó là nguồn thu ngân sách cũng có thể giảm do giảm khảnăng thu thuế.
Như vậy, trong quá trình thực thi, chính sách này sẽ tác động đến chính
sách kia và ngược lại; nếu thiếu sựđồng bộ trong việc phối hợp hay thậm chí có sự trái ngược nhau trong việc thực thi các chính sách vĩ mô thì có thể gây hậu quả xấu cho nền kinh tế. Sự phối hợp đồng bộ các chính sách trong trường hợp này sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực qua lại giữa các chính sách, gia tăng tác động tích cực của chính sách đối với nền kinh tế.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, để đạt được hiệu quả phối hợp tài khóa - tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô, cần phải:
+ Xác định được các mục tiêu tài chính - tiền tệ, đảm bảo tính nhất quán
trong việc phối hợp và thực thi nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
+ Phối hợp CSTK và CSTT phải được sử dụng trong sự phối hợp với các chính sách khác, đặc biệt là các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng nhằm quản
lý dòng vốn, tạo sự ổn định tài chính. Sự kết hợp phong phú hơn các công cụ
chính sách sẽ đem lại ổn định kinh tế, tài chính bền vững hơn là các chính sách đơn phương.
+ Việc phối hợp chính sách đòi hỏi phải có những sự trao đổi thông tin
giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng chính sách, đặc biệt là sự
công tác dự báo kinh tế - tài chính vĩ mô có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc
xây dựng mục tiêu và kế hoạch phối hợp CSTK và CSTT.
+ Cơ chế phối hợp thực hiện chính sách tài khóa - tiền tệ thường thông
qua các cơ quan nhà nước. Thành viên của các cơ quan phối hợp này bao gồm các đại diện của Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước và Ngân hàng nhà nước. Các
cơ quan phối hợp này thường tổ chức họp định kỳ để chia sẻ thông tin liên quan đến những yêu cầu tài trợ của Chính phủ, thảo luận và phân tích kết quả cân đối
ngân sách, giám sát thanh khoản và sự phát triển của thị trường; xây dựng chiến lược để đạt được các mục tiêu về nợ công và quản lý tiền tệ. Các ủy ban phối
hợp này là cầu nối để các thành viên Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương có
thể hiểu về các mục tiêu và cách thức hoạt động của nhau cũng như tạo được sự đồng thuận trong cách quản lý nợ công và quản lý tiền tệ.
Kết hợp hài hòa giữa CSTT và CSTK có ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo kiềm chế lạm phát, khơi thông nguồn vốn, giúp tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, tạo ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc. Trong thời gian tới, có thể xem xét để tập trung thực hiện các giải pháp sau:
* Bộ Tài chính và NHTW cần có sự phối hợp trong việc xác định mục
tiêu vĩ mô ưu tiên trong từng thời kỳ và phải tuân thủ điều phối chung cho mục tiêu đó. Trong thời gian tới, Chính phủ nên xem xét đến việc chuyển đổi khung
mục tiêu chính sách theo hướng thực hiện chính sách mục tiêu lạm phát linh hoạt
- mục tiêu lạm phát linh hoạt nhằm hướng hai chính sách vào mục tiêu chung. Theo đuổi chính sách này, cả NHNN và Bộ Tài chính sẽ cùng tham gia xác định
khung mục tiêu chính sách cho giai đoạn trung hạn, tạo thế chủ động và linh hoạt
trong quá trình phối hợp để đạt mục tiêu. Mặt khác, chính sách mục tiêu lạm
phát linh hoạt cho phép quan tâm cả mục tiêu kiểm soát lạm phát và mục tiêu tăng trưởng. Ðiều chỉnh này rất tương thích với việc lựa chọn mục tiêu của các nước đang phát triển như Việt Nam. Chủ trương cũng như sự quyết tâm theo
đuổi mục tiêu ổn định vĩ mô của Chính phủ trong thời gian qua là bước dấu hiệu
quan trọng cho phép triển khai chính sách mục tiêu lạm phát linh hoạt ở Việt
Nam trong thời gian tới.
* Bộ Tài chính và NHNN cần tiếp tục chi tiết hóa thêm các nội dung ưu
tiên triển khai trong quá trình điều hành. Theo đó, nên xây dựng các phương án
phối hợp cụ thể, bám sát các diễn biến khác nhau của tình hình vĩ mô. Nội dung
phối hợp nên được cụ thể hóa bằng các quy định rõ ràng, khả thi giữa hai ngành tài chính và ngân hàng. Đặc biệt, hai bên cần thường xuyên trao đổi trước thời điểm mỗi ngành bắt đầu triển khai các chính sách mới có khả năng tác động qua
lại lẫn nhau. Việc phối hợp chặt chẽ như vậy mới tạo thuận lợi cho tính toán tổng
thể, kỹ lưỡng các giải pháp triển khai, sao cho khi thực hiện CSTT phải đảm bảo
giảm thiểu tác động tiêu cực lên CSTK và ngược lại.
* Tăng cường và hoàn thiện việc thu thập, phân tích, trao đổi thông tin để
việc thông qua và thực hiện các CSTK, CSTT được chuẩn xác, phù hợp với tình
hình thực tế. Để ổn định thị trường tiền tệ, CSTK và CSTT cần được thực hiện theo hướng ổn định lãi suất, ổn định thanh khoản của hệ thống tài chính, phát
triển các phân khúc của thị trường tài chính và phối hợp cung cấp thông tin.
* Tăng cường sự phối hợp để thực hiện huy động nguồn bù đắp bội chi
ngân sách, cũng như việc huy động trái phiếu chính phủ cho các công trình giao
thông, thủy lợi trong thời gian tới, nhất là thời hạn huy động, hình thức, lãi suất
và thời điểm huy động thông qua hình thức trao đổi, lấy ý kiến, để tránh diễn
biến không có lợi trên thị trường tiền tệ, tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.
* Bối cảnh kinh tế năm 2013 được dự báo còn tiếp tục khó khăn, sẽ tác động không thuận đến thu ngân sách. Để đảm bảo duy trì các khoản chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển không bị hụt lớn, đáp ứng mục tiêu tăng tưởng GDP cao hơn, đòi hỏi không thể cắt giảm mạnh chi ngân sách. Trong bối cảnh
đó, CSTT sẽ phải hỗ trợ CSTK nhiều hơn, nhằm đảm bảo cân đối thu - chi hợp
lý cho nền kinh tế. Theo đó, CSTT cần tính đến phương án ứng vốn cho nền kinh
tế trong những thời điểm cụ thể, để phần nào bù đắp nguy cơ hụt thu ngân sách.
NHNN nên linh hoạt sử dụng các công cụ điều hành, để hướng khả năng dồi dào
thanh khoản của hệ thống ngân hàng vào tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu trái phiếu
chính phủ. Qua đó, góp phần gia tăng tỷ lệ thành công cho các đợt phát hành trái
phiếu chính phủ trong năm 2013. Từ đó, huy động được lượng vốn cần thiết để
tài trợ cho các hoạt động chi tiêu công, giảm sức ép lên thu ngân sách, cũng như
hoạt động của doanh nghiệp.
(3) Dù kết quả nghiên cứu ngụ ý CSTT không có tác động mạnh mẽ đến