Granger (1983) ghi nhận “một kiểm định về sự đồng tích hợp có thểđược
coi như một tiền kiểm định để loại bỏ tình huống hồi quy không xác thực (giả
mạo)”.
Hồi quy đồng liên kết theo phương pháp phân tích phần dư (εt) hai bước của Engle – Granger:
Bước 1: nghiên cứu thiết lập mối tương quan cân bằng trong dài hạn của các biến;
Bước 2: nghiên cứu kiểm định tính liên kết của phần dư (εt) bằng cách dùng thống kê ADF. Nếu kết quả kiểm định cho thấy phần dư là chuỗi dừng thì khẳng định tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình đã thực hiện ởbước 1.
Cụ thểnhư sau:
Bước 1: Hồi quy phương trình (3.1) với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 6.0. Kết quả hồi quy phương trình (1) như sau:
GDPt = 6.363 – 0.0013 M2t + 1.691 LEXPENDt – 1.956 LEXt+ εt (3.5) R2 = 0.4148; Adjusted R2 = 0.3312; DW = 1.182
(Chi tiết Phụ lục 4)
Bước 2: Kiểm định phần dư (εt)
εt = GDPt - 6.363 + 0.0013 M2t - 1.691 LEXPENDt + 1.956 LEXt (3.6) Thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị phần dư (εt). Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 3.4: Kiểm định phần dư (εt) của mô hình (3.5)
Phần dư (εt)
Mức ý nghĩa 5% 0.05 Prob 0.047
Kết quả (So với mức ý nghĩa 5%) Dừng
Nguồn: tác giả tính toán từ Eview 6.0 (Phụ lục 5)
Từ kết quả, ta thấy phần dư là một chuỗi dừng, khẳng định các biến trong mô hình (3.1) là đồng liên kết, nghĩa là các biến trong mô hình này có tồn tại quan hệ cân bằng dài hạn.
Bảng 3.5: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm định phân phối chuẩn Jarque – Bera = 0.8646 Prob>α = 0.649
Kiểm định tựtương quan
Breusch – Godfrey LM Chi
2
= 0.0786 Prob>α = 0.1152 Kiểm định phương sai thay
đổi – Heteroskedasticity Chi
2
= 0.8354 Prob>α = 0.8611
Nguồn: tác giả tính toán từ Eview 6.0 (Phụ lục 6)
Kết quả cho thấy mô hình có phân phối chuẩn, không xảy ra hiện tượng tự tương quan cũng như phương sai thay đổi.
Giải thích ý nghĩa của mô hình
R2 = 0.4148 cho biết mô hình giải thích được 41,48% sự phụ thuộc của biến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vào cung tiền (chính sách tiền tệ), chi tiêu Chính phủ (chính sách tài khóa) và xuất khẩu.
Hệ số của M2 = – 0.0013, hệ số mang dấu âm cho thấy cung tiền nghịch biến với tăng trưởng kinh tế, điều này là không phù hợp với lý thuyết đã nêu tại mục 1.1.5, cụ thể: “Khi cung ứng tiền tệ tăng, lãi suất tín dụng thường giảm xuống, chi phí đầu tư giảm sẽ khuyến khích đầu tư, tăng tổng cầu, tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, cung tiền giảm làm cho lãi suất có xu hướng tăng, đầu tư
giảm, chi tiêu giảm, tổng cầu giảm, tăng trưởng giảm”. Tuy nhiên, giá trị prob.=0.7849 > α = 5%, đi ều này cũng cho thấy M2 không có ý nghĩa th ống kê trong mô hình ở mức ý nghĩa 5%, nói cách khác M2 không có tác động đến GDP
ở mức ý nghĩa 5%.
Hệ số của LEXPEND = 1.691, hệ số mang dấu dương cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng kinh tế và tổng chi tiêu của Chính phủ. Sự gia
tăng quy mô chi tiêu công tổng thể góp phần làm gia tăng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Giá trị prob. = 0.0297 < α = 5%, đi ều này cho thấy LEXPEND có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức ý nghĩa 5%, nói cách khác LEXPEND có tác động đến GDP ở mức ý nghĩa 5%.
Hệ số của LEX = – 1.956, hệ số mang dấu âm cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. Giá trị prob. = 0.0195 < α =
5% cho thấy LEX có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức ý nghĩa 5%.