Mô hình ECM cụ thể:
ΔGDP =γ1 ΔM2 + γ2 ΔLEXPEND + γ3 ΔLEX + γ4 ξ t-1+ ωt (3.7) Dựa vào thủ tục hai bước của mô hình hồi quy đồng liên kết của Engle – Granger, chúng ta thực hiện:
Bước 1: chạy mô hình hồi quy của y đối với biến x và thu được sốdư: ξ t = yt – αxt
Bước 2: chạy hồi quy ECM của Δy đối với ξ t-1 và Δx
Kết quả hồi quy của mô hình hiệu chỉnh sai sốECM như sau:
ΔGDP = - 0.891 + 0.003ΔM2 + 1.296ΔLEXPEND + 3.330ΔLEX – 0.663 ξ t-1+ ωt (3.8) R2 = 0.5741; Adjusted R2 = 0.4845; DW = 1.596
Kết quả hồi quy của ECM cho thấy: ECM giải thích 57,41% mức độ tăng trưởng kinh tế; Hệ số điều chỉnh sai số ECT(1) của mô hình mang dấu âm (dấu phù hợp), hệ số mang dấu âm cho biết các nhân tố ở kỳ này có chịu ảnh hưởng bởi những bất cân bằng thời kỳ trước. Ngoài ra, hệ số ECT(-1) có giá trị -0.663 nghĩa là khoảng 66,3% sai biệt giữa giá trị thực tế và giá trị dài hạn của GDP (hay giá trị cân bằng của GDP) được loại trừ (hoặc được điều chỉnh) sau mỗi
năm. Bảng 3.6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình ECM Kiểm định phân phối chuẩn Jarque – Bera = 2.0343 Prob>α = 0.362 Có phân phối chuẩn Kiểm định tự tương quan Breusch – Godfrey LM
Chi2 = 0.2440 Prob>α = 0.3127 Không có ttương quanự
Kiểm định phương sai thay đổi – Heteroskedasticity
Chi2 = 0.9776 Prob>α = 0.9838 Phương sai không đổi
Kiểm định sai dạng mô hình – Ramsey
RESET test
Chi2 = 0.2518 Prob>α = 0.3276 Không sai dạng mô hình
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Mô hình (3.1) và (3.7) được xây dựng nhằm kiểm tra tác động của cung tiền và chi tiêu Chính phủ lên tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, hai mô hình đ ều đáng tin cậy vì mô hình đều có ý nghĩa thống kê.
Kết quả thực nghiệm đã góp phần minh chứng rằng, tăng trưởng kinh tế có tác động bởi chi tiêu Chính phủ và không bị tác động bởi cung tiền. Từ đó,
góp phần đưa ra kết luận chính sách tài khóa có tác động đến tăng trưởng kinh tế, và chính sách tiền tệ thì không có tác động.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận và khuyến nghị về chính sách 4.1.1 Kết luận