Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 33)

Trong vòng 25 năm tr ở lại đây (1987 – 2012), kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá với mức tăng trưởng bình quân là 7%/năm. Trong đó, m ức tăng trưởng cao nhất là vào năm 1995 (9,5%) và thấp nhất vào năm 1987 (3,6%). Cụ

thể mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam từnăm 1987 – 2012 như sau:

- Giai đoạn 1987 – 1995: đây là giai đoạn mà nước ta chuyển sang nền kinh tế thịtrường, khu vực kinh tếngoài nhà nước phát triển nhanh và mạnh mẽ,

đóng góp lớn vào tăng trưởng, đạt đỉnh cao vào năm 1995. Sựtăng trưởng nhanh

trong giai đoạn này là do tác động của nhiều cải cách lớn: ban hành và sửa chữa những bộ luật liên quan đến ngân sách nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, tín dụng và ngân hàng, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước… Những năm đầu của giai đoạn chuyển đổi tạo chuyển biến tích cực cho tăng trưởng kinh tế.

- 1996 – 2000: Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có phần giảm xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ

trên thế giới (1997). Đây có thể coi là thách thức đầu tiền đối với nền kinh tế non trẻ của Việt Nam tuy không ảnh hưởng nhiều do mức kiểm soát tài khoản vốn của Việt Nam cao, nhưng việc nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) suy giảm và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên các thịtrường xuất khẩu thực sự tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

- Giai đoạn 2001 – 2010: Bước vào thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội mười năm 2001 - 2010, nền kinh tếnước ta tiếp tục chịu sựtác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 và đến

những năm cuối thực hiện Chiến lược lại chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từnăm 2008. Mặc dù vậy, trong mười năm 2001 - 2010, hàng năm nền kinh tế nước ta đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,26%, trong đó, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 tăng 7,51%/năm; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tăng 7,01%/năm. So với giai đoạn 1991-2000, quy mô nền kinh tế đã tăng lên đáng

kể cũng như tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm vẫn đạt 7,26%, xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-

2000, đây là một thành tựu rất quan trọng.

Với tốc độ tăng trưởng như vậy, trong suốt 10 năm, Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực chỉđứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, cao hơn các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines.

- Giai đoạn 2011 - 2012: do vẫn ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế

thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn còn khá thấp.

2.2 Thực trạng CSTT của Việt Nam

- Giai đoạn 1990 – 1999: thc hin CSTT tht cht

Những năm 1990 – 1995, Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII khẳng

định mục tiêu kinh tếtrong giai đoạn này là: đẩy lùi lạm phát; ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội; ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, bắt đầu có tích luỹ nội bộ nền kinh tế; từng bước hình thành và mở

rộng đồng bộ các thị trường; đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô

trọng yếu và cải tiến công tác điều hành của Nhà nước. Do vậy, việc quản lý tiền tệ của NHNN trong cả giai đoạn này hướng vào mục tiêu kiềm chế lạm phát nhằm ổn định giá trịđồng tiền, ổn định tiền tệ, và hỗ trợcho tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tốc độ tăng M2 và tăng trưởng tín dụng từ năm 1990 - 1998 Đơn vị: %/năm Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tăng trưởng GDP 5,1 5,8 8,7 8,1 8,8 9,5 9,3 8,2 5,8 4,8 Lạm phát 67,5 67,4 17,5 5,3 14,4 12,7 4,5 3,6 9,2 0,1 Tăng M2 20,2 25,1 33,7 19,0 23,2 22,6 22,7 26,1 23,9 39,3 Tăng trưởng tín dụng 48 48 49,3 47,6 42 40,7 20,8 40,6 26 23,5 Nguồn: NHNN, Tổng Cục thống kê

Năm 1996 - 1999, đây là những năm nền kinh tế có nhiều biến động nhất từ khi đổi mới, nền kinh tế không chỉ gặp các biến động trong nước mà còn chịu

ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á vào giữa năm

1997. Tăng trưởng kinh tế năm 1999 giảm sút mạnh (4,8%) so với năm 1998 (5,8%) và năm 1997 (8,2%). NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, nhằm đạt mục tiêu ổn định giá trị VND, ổn định tỷ giá, kiểm soát thị trường ngoại hối để hạn chếtác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tếđạt mức 5 - 6%, kiểm soát lạm phát ở mức 5 - 6% và

- Giai đoạn 2000 - 2007: thc hin CSTT m rng

Bảng 2.2Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tốc độ tăng M2 và tăng trưởng

tín dụng từ năm 2000 – 2007 Đơn vị: %/năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng trưởng GDP 6,8 6,9 7,1 7,3 7,7 8,4 8,2 8,5 Lạm phát -0,16 0,8 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 8,3 Tăng M2 38,96 25,53 17,7 24,94 30.39 29,65 33,59 46,1 Tăng trưởng tín dụng 38,14 21,44 22,2 28,41 41,65 31,1 25,44 48.9 Nguồn: NHNN, Tổng Cục thống kê Năm 2000, NHNN đã đ ề ra mục tiêu là thực hiện CSTT nới lỏng thận trọng để vừa đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát ở

mức 6%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (từ 5,5 - 6%). Chính vì vậy, các mục tiêu tiền tệ chủ yếu như tăng trưởng tín dụng được định hướng ở mức 28- 30%, tổng phương tiện thanh toán M2 dự kiến tăng 38%.

Từ năm 2001 thực hiện Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế 2001 - 2010 theo các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra. Trong đó, mục tiêu dài hạn (2001 - 2010) trong điều hành, thực thi

CSTT đã được xác định: “Thực thi CSTT bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển”. Nhất quán với mục tiêu dài hạn nêu trên, mục tiêu CSTT trong giai đoạn 2001 -

2005 cũng đã được xác định theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX:

“Xây dựng và thực hiện CSTT nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,

kích thích đầu tư phát triển, bảo đảm nền kinh tếtăng trưởng cao và bền vững”.

- Giai đoạn cui 2007 – 2010: CSTT có lúc tht cht, lúc m rng

Bảng 2.3. Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tốc độ tăng M2 và tăng trưởng

tín dụng từ năm 2008 - 2012 Đơn vị: %/năm Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng GDP 6,3 5,3 6,8 6 5 Lạm phát 23,1 5,9 10,0 18,6 9,2 Tăng M2 20,3 29,0 33,3 12,1 12,6 Tăng trưởng tín dụng 23,4 37,5 32,4 10,9 7,0 Nguồn: NHNN, Tổng Cục thống kê

Từ cuối năm 2007 đến khoảng tháng 5/2008, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và dần lan ra phạm vi toàn cầu, tình hình nền kinh tếtrong nước với lạm phát gia tăng, NHNN ngay lập tức đã áp dụng CSTT thắt chặt bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND dưới 12

tháng lên 11%, tăng lãi suất cơ bản từ8,25%/năm lên 8,75%/năm, phát hành hơn

20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Các giải pháp nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông để chống lạm phát đã dẫn tới hệ lụy là tính thanh khoản của hệ thống ngân

hàng thương mại bị sụt giảm nghiêm trọng và xảy ra cuộc đua lãi suất giữa các

ngân hàng, đẩy lãi suất huy động và cho vay liên tiếp kịch trần. Trong khi CSTT thắt chặt thì CSTK có sự nới lỏng, khiến áp lực lạm phát và lãi suất tiếp tục gia

Từ tháng 5/2008 đến tháng 9/2008: Chính phủ cùng đồng thời thực thi

CSTT và CSTK thắt chặt. Tuy nhiên, tín hiệu xấu của kinh tế vĩ mô những tháng

đầu năm 2008 tiếp tục tạo sức ép cho nền kinh tế, lạm phát tiếp tục leo thang.

Trước khó khăn đó, lãi su ất cơ bản được điều chỉnh tăng lên 14% vào tháng

6/2008 và giữ mức lãi suất đó đến tháng 9/2008, đồng thời áp dụng một số biện

pháp điều hành quyết liệt của NHNN nên lạm phát đã được ngăn chặn.

Kể từ đầu quý 4/2008, nguy cơ lạm phát leo thang tạm thời được khống chế nhưng nền kinh tế bước vào thời kỳ suy giảm nhanh chóng, một mặt do tác

động của khủng hoảng toàn cầu, mặt khác có thể do NHNN đã áp dụng CSTT thắt chặt quá mạnh và đột ngột nên tiền mặt từ lưu thông được rút về nhanh chóng do các ngân hàng thương mại huy động với lãi suất cao, mặt khác lãi suất cho vay quá cao, có thời điểm kịch trần 21%/năm nên nền kinh tế nhanh chóng

rơi vào đà suy giảm. Đến lúc này, đểngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã thực thi CSTT nới lỏng linh hoạt, giảm dần lãi suất cơ bản từ 14%/năm (tháng 10/2008) xuống 8,5%/năm (tháng 12/2008) (cụ thể: từ 01/10/2008 – 20/10/2008:

14%/năm, từ 21/10/2008 – 04/11/2008: 13%/năm, từ 05/11/2008 – 20/11/2008:

12%/năm, từ 21/11/2008 – 04/12/2008: 11%/năm, từ 05/12/2008 – 21/12/2008:

10%/năm, từ 22/12/2008 – 31/01/2009: 8,5%/năm), giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng biên độ tỷ giá USD/VND lên +/-5%, cho phép các tổ chức tín dụng

thanh toán trước hạn hơn 20.000 tỷđồng tín phiếu bắt buộc…

Năm 2009, kinh tế nước ta nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. GDP năm 2009 đạt 5,32%/năm, tuy thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2008 (6,18%) nhưng cao hơn chỉ tiêu Quốc hội điều chỉnh là 5%; chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 tương đối ổn định, bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình quân năm

2008. Tuy nhiên, chỉ sốtháng 12/2009 tăng 1,38% so với tháng trước đó, là mức

tăng cao nhất trong năm 2009. Điều này khiến cho những nhà hoạch định chính sách phải cẩn trọng với nguy cơ tái lạm phát. Nên từ cuối năm 2009, nhận thấy

nguy cơ tiềm ẩn lạm phát cao, NHNN đã đi ều hành CSTT thận trọng hơn và từ

tháng 12/2009, NHNN đã bắt đầu thắt chặt tiền tệhơn bằng cách điều chỉnh tăng

1% năm các mức lãi suất (dù tốc độtăng trưởng của cung tiền và tín dụng của cả năm 2009 vẫn lên rất cao: 29% đối với M2 và 37,5% đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng).

Năm 2010, lạm phát tăng cao trong những tháng đầu đem lại mối lo ngại về việc đảm bảo mục tiêu lạm phát đặt ra (dưới 5%). Chính vì vậy, Chính phủ đặt ra mục tiêu quan trọng là ổn định kinh tế và tập trung vào kiềm chế lạm phát.

Để hướng tới mục tiêu này, NHTW tập trung vào biện pháp giảm tốc độ tăng

cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Năm 2010, trong những tháng đầu

năm, mặc dù kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với những khó khăn và thách thức mới nhưng với sự chủ động, linh hoạt và thận trọng, CSTT đã đóng góp quan

trọng cho quá trình phục hồi kinh tế, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năm đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. NHTW với vai trò

là cơ quan hoạch định và thực thi CSTT, đã thực hiện điều hành CSTT chủđộng, linh hoạt và thận trọng nhằm kiểm soát tiền tệở mức hợp lý, điều tiết lãi suất và tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, đảm bảo khả năng an toàn thanh toán của hệ

thống và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế đảm bảo phù hợp với các Nghị

quyết của Quốc hội và Chính phủ. Với những biện pháp điều hành của NHTW, kết quả là thịtrường tiền tệ vềcơ bản ổn định trở lại và nền kinh tế dần phục hồi nhanh chóng.

- Giai đoạn 2011 - 2012: thực hiện CSTT thắt chặt

Năm 2011 do tình hình kinh t ế vĩ mô có nhiều dấu hiệu bất ổn, nhất là tình hình lạm phát. Trước tình hình đó, ngày 24/02/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế

lạm phát và cắt giảm nhập siêu với 6 nhóm giải pháp; trong đó có nhóm giải pháp thực hiện CSTT chặt chẽ, thận trọng. Như vậy, văn bản đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ thực hiện thắt chặt chính sách đểổn định kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)