Các biến đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ DÙNG DỮ LIỆU TÀI CHÍNH LỊCH SỬ PHÂN LOẠI NHÓM CÔNG TY KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 37)

Hai chỉ tiêu còn lại được sử dụng để đo lường sự thay đổi trong hiệu quả hoạt động của công ty: ∆MARGIN và ∆TURN. Những chỉ tiêu này rất quan trọng bởi vì chúng phản ánh năng lực của công ty dựa trên tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản.

Trong đó MARGIN là tỷ số được xác định dựa trên lợi nhuận gộp chia cho tổng tài sản. Chỉ số này ngoài mục đích đo lường hiệu suất sử dụng tài sản, còn cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh trong việc quản trị giá vốn hàng bán. ∆MARGIN của công ty là chênh lệch tỷ suất lợi nhuận giữa năm này với năm khác. Một sự gia tăng trong tỷ số này cho thấy có thể có sự cải thiện trong chi phí giá vốn đầu vào, sự sụt giảm trong chi phí hàng tồn kho, hoặc sự gia tăng trong giá bán sản phẩm. Biến F_∆MARGIN được gán là 1 nếu ∆MARGIN dương và bằng 0 trong trường hợp ngược lại. F_∆MARGIN được gán 1 nếu ∆MARGIN dương và bằng 0 trong trường hợp ngược lại.

Chỉ số TURN cũng được dùng để đo lường hiệu suất sử dụng tài sản, cho thấy một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuât kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này được tính bằng tổng doanh thu chia cho tổng tài sản của năm tài chính. Nếu chỉ số này cao, cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn. ∆TURN được định nghĩa là chênh lệch giữa tỷ số tổng doanh thu trên tổng tài sản của năm này so với năm trước đó. Một sự gia tăng trong tỷ suất sinh lợi của tài sản là dấu hiệu cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tài sản. Ví dụ như tỷ suất sinh lợi tài sản tăng có thể đến từ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh – ít tài sản hơn nhưng có thể tạo ra

lợi nhuận hoặc là sự gia tăng trong doanh thu. Biến F_∆TURN sẽ bằng 1 nếu ∆TURN là dương và bằng 0 trong trường hợp ngược lại.

Một vài chỉ tiêu được sử dụng trong bài nghiên cứu trùng lắp với các công trình nghiên cứu được kiểm định bởi Lev và Thiagarajan (1993) và Abarbanell và Bushee (1997, 1998). Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu sử dụng đều không tương ứng với những dấu hiệu được sử dụng trong các nghiên cứu trước. Các biến được chọn dùng để ước tính tỷ suất sinh lợi và và rủi ro phá sản phù hợp với những công ty nêu trên. Thứ hai, công trình của Bernard (1994) và Sloan (1996) chứng minh sự quan trọng của lợi nhuận kế toán và dòng tiền (và sự liên quan lẫn nhau) khi muốn tiếp cận dự báo về hoạt động tương lai của công ty. Cuối cùng, kể cả Lev và Thiagarajan (1993) hay Abarbanell và Bushee (1997, 1998) đều không sử dụng một bộ các dấu hiệu đặt sẵn do đó việc sử dụng các tín hiệu thay thế, bổ sung để có thể áp dụng rộng rãi các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tính điểm của Edward l. Altman để tính kiểm định tỷ suất sinh lợi của nhóm các công ty có rủi ro kiệt quệ tài chính. Điểm Altman Z_SCORE được Edward L.Altman phát triển vào năm 1968 dùng để dự báo khả năng phá sản của các công ty. Công thức này được xây dựng để phán đoán xác suất phá sản của công ty trong vòng 2 năm. Z_SCORE dùng để dự báo tình huống vỡ nợ của công ty, từ đó có thể đưa ra giải pháp kiểm soát khủng hoảng tài chính của công ty. Z_SCORE sử dụng nhiều các dữ liệu giá trị thu nhập của công ty và các số liệu trên bảng cân đối kế toán để đo lường sức khỏe tài chính của công ty.

Điểm Z_SCORE được đo lường bởi sự kết hợp tuyến tính của bốn hoặc năm chỉ tiêu kết quả kinh doanh và kế toán theo một tỉ trọng cụ thể đã nghiên cứu. Các hệ số này được Edward L.Atlman thiết lập bằng cách

nghiên cứu một tập hợp các công ty đã tuyên bố phá sản, sau đó chọn lọc các công ty nào đã vượt qua được khủng hoảng. Kết quả cho thấy, Altman Z_SCORE dự báo chính xác 72% sự kiện phá sản trước thời điểm xảy ra 2 năm với sai lầm loại II là 6%. Các thử nghiệm sau đó với điểm Z_SCORE cho thấy mô hình dự báo chính xác 80 – 90% trước khi sự kiện diễn ra một năm với sai lầm loại II là 15 – 20%. Bài nghiên cứu này sử dụng điểm Altman Z_SCORE cơ bản dưới đây:

T1 = vốn lưu động / tổng tài sản : đo lường vốn lưu động so với kích thước công ty

T2 = thu nhập giữ lại / tổng tài sản : phản ánh khả năng sinh lợi trong tương lai so với kích thước của công ty.

T3 = thu nhập trước thuế và lãi vay / tổng tài sản : tỷ lệ này đo lường hiệu quả hoạt động tách rời tác động của đòn bẩy công ty, cho thấy năng lực tồn tại về lâu dài của công ty.

T4 = giá trị vốn cổ phần / tổng nợ phải trả : cho thấy cơ cấu của vốn tự có và nghĩa vụ pháp lí phải trả.

T5 = doanh thu / tổng tài sản : đây là biện pháp đo lường hiệu suất sử dụng tài sản tiêu chuẩn, tuy nhiên, doanh thu còn phụ thuộc rất nhiều vào ngành công nghiệp của công ty.

Mô hình điểm Z_SCORE dự báo vỡ nợ: Z = 1.2T1 + 1.4 T2 + 3.3 T3 + 0.6 T4 + 0.999 T5

Phân loại điểm Z_SCORE :

- Z > 2.99 tương đương với vùng an toàn.

- 1.81 < Z < 2.99 tương đương với vùng nguy hiểm.

- Z < 1.81 tương đương với tình huống công ty có nguy cơ kiệt quệ tài chính cao.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ DÙNG DỮ LIỆU TÀI CHÍNH LỊCH SỬ PHÂN LOẠI NHÓM CÔNG TY KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 37)