Các biến đo lường cấu trúc vốn:

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ DÙNG DỮ LIỆU TÀI CHÍNH LỊCH SỬ PHÂN LOẠI NHÓM CÔNG TY KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 35)

Ba trong số chín chỉ tiêu được sử dụng để đo lường sự thay đổi trong cấu trúc vốn và năng lực của công ty trước nghĩa vụ nợ trong tương lai: ∆LEVER, ∆LIQUID và EQ_OFFER. Với những công ty có BM cao thường có năng lực tài chính hạn chế, bài nghiên cứu giả định một gia tăng trong đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản sẽ bị giảm, hoặc là sử dụng những nguồn vốn từ bên ngoài sẽ là một dấu hiệu xấu về rủi ro tài chính.

LEVER là đòn bẩy tài chính của doanh nghệp, được đo lường bằng nợ dài hạn trên tổng tài sản trung bình. Tỷ số này đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Một nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với công ty. Thông qua đòn bẩy tài chính, không những nhà quản trị mà nhà cung cấp tín dụng có thể đánh giá được rủi ro về tài chính của công ty, từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. ∆LEVER cho thấy sự thay đổi nguồn vốn từ sự thay đổi nợ dài hạn, trong đó ∆LEVER được tính trên sự thay đổi của chỉ số nợ dài hạn trên tổng tài sản trung bình, sự tăng hay giảm đòn bẩy tài chính có thể cho giá trị âm hay dương. Bằng việc gia tăng nguồn vốn từ bên ngoài, một công ty đang gặp vấn đề kiệt quệ tài chính có thể cho thấy dấu hiệu rằng công ty không còn khả năng tự lực tạo ra nguồn vốn (Myers và Majluf 1984, Miller và Rock 1985). Thêm vào đó, một sự gia tăng trong nợ dài hạn giống như làm giảm đi tính thanh khoản của công ty. Trong khi đó, một sự sụt giảm trong nợ dài hạn có thể thể hiện công ty

có lợi nhuận giữ lại duy trì cho hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. Biến F_∆LEVER được gán 1 hoặc 0 trong trường hợp đòn bẩy tài chính của công ty giảm hoặc tăng so với năm tài chính trước đó.

Tỷ số thanh toán hiện hành LIQUID là một trong những thước đo khả năng thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ số này được tính trên tài sản lưu động/nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác, do đó cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. ∆LIQUID được xác định dựa trên sự thay đổi của tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn trong năm này với năm tài chính trước đó. Tỷ số này được tính dựa trên tổng tài sản ngắn hạn trên tổng nợ ngắn hạn. Một sự cải thiện trong khả năng thanh khoản (∆LIQUID > 0) là một dấu hiệu tốt về năng lực của công ty khi ứng phó với những nghĩa vụ nợ trong tương lai, đồng nghĩa với việc nếu chỉ số này giảm sẽ là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. F_∆LIQUID được gán 1 khi mà tính thanh khoản của công ty tăng lên và bằng 0 trong trường hợp ngược lại.

Trong khi đó, biến EQ_OFFER được sử dụng như là một thước đo báo hiệu công ty có phát hành thêm cổ phần hay không. Giống như trường hợp gia tăng nợ dài hạn, những công ty đang trong tình trạng kiệt quệ tài chính thường chọn cách gia tăng nguồn vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần, đó có thể là dấu hiệu cho thấy công ty thiếu khả năng huy động nguồn lực nội tại nhằm phục vụ cho các hoạt động tương lai (Myers và Majluf 1984; Miller và Rock 1985). Hơn thế nữa, thực tế các công ty sẵn sàng phát hành thêm vốn cổ phần khi giá cổ phiếu của họ có vẻ giảm – đang được định giá cao (chi phí sử dụng vốn cao) nhấn mạnh đến tình trạng tài chính nghèo nàn mà công ty đang đối mặt phải. Biến EQ_OFFER sẽ bằng 1 nếu năm đó

công ty không phát hành thêm cổ phần và bằng 0 trong trường hợp công ty phát hành thêm cổ phần.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ DÙNG DỮ LIỆU TÀI CHÍNH LỊCH SỬ PHÂN LOẠI NHÓM CÔNG TY KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)