Kế thừa là quy luật tất yếu của việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống

Một phần của tài liệu Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam ở phụ nữ tỉnh Thái Nguyên (Trang 48)

kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay

1.2.1. Kế thừa là quy luật tất yếu của việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đức truyền thống

Theo từ điển Tiếng Việt, kế thừa là sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy những cái có giá trị tinh thần [63, tr 509].

Đại bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ) cho rằng “Kế thừa là mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình phát triển trong đó cái mới lột bỏ cái cũ, giữ lại trong mình một số yếu tố của cái cũ” [7, tr.514-515].

Trong bách khoa thư Triết học “Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn hay nấc thang phát triển khác nhau mà bản chất của mối liên hệ đó là bảo tồn những yếu tố này hay yếu tố khác của chỉnh thể” [1, tr.360].

Lý luận kế thừa của chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp ta hiểu rõ hơn thực chất của sự phát triển. Mặt khác, nó còn giúp ta hiểu một cách cặn kẽ các đối tượng đặc biệt tồn tại trong giai đoạn chuyển hóa, giai đoạn trung gian, thời kỳ quá độ trong lịch sử phát triển của nó. Xuất phát từ quan niệm vận động: vận động là sự biến đổi nói chung, không phụ thuộc vào tính chất, khuynh hướng hay kết quả của nó. Sự phát triển là sự vận động theo một khuynh hướng nhất định, theo con đường đi lên từ thấp cho đến cao; từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đặc tính của phát triển là tiến lên trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn bên trong của chỉnh thể, có kế thừa, có lặp lại cái cũ trên cơ sở cao hơn và có sự xuất hiện cái mới. Phát triển là một nội dung cơ bản của vận động mà ý nghĩa của nó nhằm tạo ra sự đổi mới không ngừng. Phát triển là quá trình bộc lộ sự biến đổi về chất, nhưng không phải là sự tiêu diệt giản đơn cái cũ, mà là làm cho cái mới nảy sinh từ bản thân cái cũ.

Vì vậy, phát triển tất yếu đặt ra yêu cầu kế thừa. Kế thừa là nhân tố của phát triển, là vòng khâu của sự phát triển. Kế thừa là vòng khâu tất yếu trong phát triển liên tục qua những đứt đoạn. Trên cơ sở của cái đứt đoạn, của cái phủ định, của sự hoàn

thiện với tư cách là ý nghĩa, là mục đích của phát triển mà nảy sinh yêu cầu phải kế thừa để thực hiện tính liên tục của sự phát triển. Bản chất của kế thừa là thực hiện sự lọc bỏ, chuyển hóa cái cũ tích cực thành nhân tố của cái mới, là mắt khâu cơ bản trong quá trình biến đổi về chất.

Kế thừa là một trong những đặc trưng cơ bản phổ biến của quy luật phủ định của phủ định. Giá trị của sự kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới. Không có một cái mới nào ra đời từ hư vô mà bao giờ cũng từ một nguyên nhân, nguồn gốc nhất định. Nhờ việc giữ lại những nhân tố tích cực của cái bị phủ định mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện của mình.

Một trong những hình thức quan trọng của cái được kế thừa chính là truyền thống. Truyền thống là cái được chứa đựng trong bản thân mình những năng lực to lớn để tạo ra cái mới. Như vậy, kế thừa là “cầu nối” là “khâu trung gian” giữa truyền thống và hiện đại. Có thể nói, truyền thống là tiền đề, nền tảng của hiện đại và hiện đại là sự kế thừa, là sự tiếp nối của truyền thống, là truyền thống đã được “hiện đại hóa”. Không có sự phát triển nào của xã hội lại không liên hệ gì đến quá khứ trước đó, đến truyền thống đã có từ lâu đời. Những giá trị đạo đức truyền thống là động lực tinh thần, tạo nên sức mạnh và bản lĩnh của dân tộc, giúp dân tộc vượt lên trong mọi hoàn cảnh, trong chống kẻ thù xâm lược cũng như trong điều kiện xây dựng đất nước đầy khó khăn, phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, sự kế thừa phải gắn liền với sự phê phán và có cải biến những yếu tố tích cực của cái cũ cho phù hợp với điều kiện mới. Có như thế mới đảm bảo được tính truyền thống và tính hiện đại trong sự phát triển của đời sống xã hội. Vì vậy, xã hội muốn phát triển cần phải biết kế thừa, đổi mới và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, biến nó thành yếu tố nội lực, đồng thời phải lọc bỏ những yếu tố truyền thống đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với điều kiện mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vận dụng quan điểm kế thừa biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách xuất sắc trong quá trình kế thừa, phát triển các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc của dân tộc. Là người thể hiện cốt cách Việt Nam một cách tốt nhất, nhưng cũng là người tiếp thu nền văn hóa nhân loại một cách tốt

nhất. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là bộ phận quan trọng trong di sản lý luận của Người để lại cho Đảng và nhân dân ta. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nguyên tắc kế thừa được Người vận dụng một cách nhuần nhuyễn và trở thành nguyên tắc có tính chất chỉ đạo trong việc tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và nhân loại để xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng như Người thường gọi.

Tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của Người, chúng ta rút ra được những chỉ dẫn có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc trong việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Hồ Chí Minh đánh giá cao và rất chú trọng khai thác những nhân tố tích cực trong văn hóa truyền thống dân tộc. Người cho rằng văn hóa dân tộc là cơ sở để tiếp thu văn hóa thế giới. Song Người cũng thấy rõ tác hại của những truyền thống lạc hậu: "Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài [45, tr.287]. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ kinh nghiệm cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã xác định thái độ đúng đắn của người cộng sản đối với truyền thống của dân tộc. Người khẳng định: "đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng là mới”, “cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ đi”, “phải loại dần ra”, “cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý”, “cái cũ mà tốt thì phát triển thêm”, “cái gì mới mà hay là ta phải làm” [45, tr.94-95].

Như vậy quy luật kế thừa không chỉ biểu hiện về mặt thời gian, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa quá khứ - hiện tại và tương lai mà còn biểu hiện ở một phương diện khác - kế thừa theo không gian. Việc kế thừa không chỉ bó hẹp, đóng kín trong phạm vi quốc gia, dân tộc. Không một quốc gia, dân tộc nào có thể phát triển được nếu tồn tại biệt lập với thế giới bên ngoài.

Ngày nay, sự giao lưu quốc tế càng mở rộng, thì kế thừa ở phương diện không gian càng có ý nghĩa to lớn hơn nhiều. Ở đây, kế thừa bao hàm sự tiếp thu có chọn

lọc, có phê phán những thành tựu trong nền văn minh nhân loại nhưng đồng thời phải cải biến cho phù hợp với truyền thống của dân tộc. Những yêu tố ngoại sinh chỉ có thể làm cho truyền thống tự đổi mới chứ không thể thay thế được truyền thống. Điều này được Đảng ta khẳng định: “Tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác” [11, tr.30].

Đặc thù của kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm hệ thống những quan điểm, quan niệm, quy tắc, chuẩn mực nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.

Việc làm rõ kế thừa và phát huy trong lĩnh vực đạo đức so với các lĩnh vực khác có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng để chủ động và tích cực vận dụng nguyên lý kế thừa vào sự phát triển của đạo đức xã hội, xây dựng nền đạo đức mới phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta.

Đạo đức là một hiện tượng xã hội. Vì vậy, kế thừa trong lĩnh vực đạo đức khác với kế thừa trong lĩnh vực tự nhiên. Nếu kế thừa trong lĩnh vực tự nhiên thực hiện một cách vô ý thức thì trong lĩnh vực xã hội các quá trình vận động và phát triển của nó luôn chịu sự tác động có ý thức của con người để giải quyết những nhiệm vụ nhất định do thực tiễn lịch sử đòi hỏi. Như vậy, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức chịu sự chi phối của kinh tế, giai cấp, dân tộc và các hình thái ý thức xã hội khác.

Những giá trị đạo đức truyền thống không phải là cái có sẵn bên ngoài áp đặt vào xã hội, không phải từ trên trời rơi xuống mà nó là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, của những điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội nhất định. Những giá trị ấy không nhất thành bất biến mà luôn biến đổi cùng với sự thay đổi của tồn tại xã hội. Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinhh tế xã hội lúc bấy giờ. Nếu không thấy vai trò của kinh tế đối với việc kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống sẽ rơi vào quan điểm duy tâm.

Song, sự kế thừa đó không phải phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh tế mà có tính độc lập tương đối của nó. Do đó, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống còn chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm dân tộc và tính giai cấp khá rõ nét.

Đạo đức bao giờ cũng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc. Mỗi dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có chung mối liên hệ về kinh tế, có chung một ngôn ngữ và một nền văn hóa. Đặc điểm này của dân tộc in dấu ấn lên đời sống đạo đức, làm cho sự phát triển đạo đức mang tính dân tộc khá đậm nét. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng chính là lịch sử hình thành các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Điều kiện khó khăn của buổi đầu lịch sử là những thách thức lớn lao đối với các giá trị đạo đức truyền thống nhằm khẳng định sự trường tồn của các giá trị ấy cho đến hôm nay.

Trong xã hội có giai cấp, sự kế thừa các giá trị đạo đức mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích giai cấp. Giai cấp thống trị ra sức truyền bá những tư tưởng, quan điểm đạo đức dưới hình thức những quy tắc, chuẩn mực chung cho toàn xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Vì vậy đạo đức cộng sản chủ nghĩa ra đời trên cơ sở kế thừa và nâng cao các giá trị đạo đức đã hình thành trong quá trình tiến hóa lâu dài của nhân loại, nó trở thành một nền đạo đức có ý nghĩa phổ quát toàn nhân loại. Đó là một nền đạo đức thật sự có tính người, đứng trên những đối lập giai cấp, xóa bỏ tất cả những đối lập ấy trong đời sống thực tiễn.

Việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống còn chịu sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác, bởi sự tồn tại của đạo đức không thể tách rời ý thức chính trị, ý thức pháp luật, khoa học…

Trong xã hội có giai cấp chính trị và đạo đức nhiều lúc tồn tại đan xen nhau, có quan hệ chặt chẽ và bổ sung nhau. Nhiều khi các quan hệ đạo đức lẫn vào các quan hệ chính trị, ngược lại có những quan điểm chính trị phản ánh những quan điểm đạo đức, lý tưởng chính trị và lý tưởng đạo đức hòa quyện vào nhau.

Đạo đức và pháp luật đều là những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh hành vi của con người sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Với ý nghĩa đó, người ta coi đạo đức và pháp luật là những người bạn đồng hành trên con đường giữ gìn trật tự xã hội.

Đạo đức và khoa học thống nhất nhau ở mục đích và lý tưởng, vì sự tiến bộ của xã hội, đem lại niềm tự do và hạnh phúc cho con người. Tri thức khoa học giúp con người nhận thức, đánh giá, lựa chọn đúng đắn các giá trị đạo đức và điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với giá trị đó. Đồng thời những quan điểm đạo đức cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc định hướng sự phát triển của khoa học. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ gen, quan hệ giữa đạo đức và khoa học đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ hơn bao giờ hết.

Đạo đức và tôn giáo đều hướng con người vươn tới cái thiện, tránh cái ác. Tôn giáo phản ánh khát vọng hướng thiện của quần chúng và khơi dậy lòng từ bi, bác ái của con người. Xét ở góc độ này tôn giáo có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của đạo đức.

Đạo đức và nghệ thuật tác động qua lại tới nhau góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách của con người. Nghệ thuật chân chính ngợi ca những đức tính tốt đẹp của con người và phê phán những cái xấu, giúp cho con người sống nhân bản hơn.

Nhìn chung, giữa đạo đức và các hình thái ý thức xã hội có sự tác động lẫn nhau, bổ xung cho nhau nhưng việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống còn mang những nét riêng của nó.

Thư nhất: Sự truyền bá các quan điểm đạo đức chịu ảnh hưởng của quan điểm giai cấp và mang tính dân tộc song tính dân tộc thường nổi trội hơn tính giai cấp.

Thứ hai: Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống là một qúa trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi phải có sự tác động thường xuyên, liên tục và bền bỉ của mọi tầng lớp trong xã hội.

Có thể nói những nét đặc thù của sự kế thừa trong phát triển đạo đức là cơ sở quan trọng để chủ thể đạo đức chủ động xác định đúng đắn phương hướng, nội dung

của quá trình kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển.

Một phần của tài liệu Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam ở phụ nữ tỉnh Thái Nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)