Nam cho phụ nữ tỉnh Thái Nguyên với nội dung và hình thức phù hợp
Thái Nguyên, là trung tâm văn hóa, kinh tế của khu Việt Bắc đồng thời cũng là trung tâm của vùng trung du miền núi Đông Bắc. Từ trong chiều sâu của lịch sử Thái Nguyên - Thủ đô gió ngàn đã trở thành biểu tượng, niềm tin, niềm tự hào không chỉ của nhân dân các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, mà đó còn là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc vùng núi Đông Bắc nói riêng, cả nước nói chung.
Phụ nữ và nhân dân Thái Nguyên đã cùng dân tộc, cùng Đảng viết lên những trang sử hào hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Biết bao tấm gương sáng của nhân dân, đặc biệt là của phụ nữ Thái Nguyên về lòng yêu nước, đức tính vị tha, nhân hậu, đảm đang, thủy chung... vẫn mãi mãi được lưu truyền, trở thành một trong những động lực tinh thần to lớn giúp nhân dân Thái Nguyên nói chung, phụ nữ nói riêng vượt qua khó khăn, thử thách để cùng vươn lên trong cuộc sống.
Để quá trình kế thừa và phát huy truyền thống ấy đạt hiệu quả cao, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế tỉnh nhà, nâng cao đời sống vật chất của người phụ nữ, một yêu cầu cấp thiết hiện nay là đẩy mạnh công tác giáo dục và tự giáo dục truyền thống quê hương, truyền thống của người phụ nữ cho mọi mọi tầng lớp nhân dân, nhất là phụ nữ Thái Nguyên, từ đó giúp họ hiểu biết, tôn trọng và có ý thức giữ gìn, bồi đắp làm phong phú thêm các giá trị đạo đức truyền thống người phụ nữ Việt Nam nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung.
Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống phải: đa dạng hóa các hình thức giáo dục truyền thống để nội dung giáo dục không bị nhàm chán, phải kết hợp giáo dục truyền thống với nâng cao trình độ học vấn, đồng thời phải phát huy vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh...
Thứ nhất là: Đa dạng hóa các hình thức giáo dục truyền thống của phụ nữ.
là dịp để chị em phụ nữ ôn lại truyền thống hào hùng của mình mà còn phát huy truyền thống trong tình hình mới. Sự kết hợp giữa nội dung "ôn lại" truyền thống với các phong trào thi đua sẽ làm cho những ngày truyền thống đó có nội dung phong phú và mang tính thiết thực hơn. Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống phải được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, như: gặp mặt truyền thống, về nguồn, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, tọa đàm, tổ chức sự kiện... Nhân các ngày lễ lớn của đất nước, tổ chức nhiều phong trào thi đua của phụ nữ như “Phụ nữ cả nước thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”; xây dựng “Mái ấm tình thương” vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức Hội thảo khoa học “Nữ trí thức Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. “Phong trào phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”, "Phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", "Phong trào xóa đói giảm nghèo", "Phong trào xây dựng nếp sống gia đình văn hóa mới”... cần phải trở thành hoạt động thường xuyên bồi dưỡng và phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng đất nước, khắc phục những truyền thống và tập quán lạc hậu không chỉ ở chị em phụ nữ mà cả trong xã hội.
Muốn vậy, cần làm cho các phong trào đó có sức hấp dẫn đối với chị em phụ nữ và cả xã hội bởi nội dung thiết thực và hình thức phong phú bằng những hội thi, những cuộc tham quan du lịch và những buổi sinh hoạt giao lưu văn hóa... Chẳng hạn, có thể tổ chức diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua đó, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Bồi dưỡng quan niệm mới về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam qua 4 chuẩn mực đạo đức: Tự trọng, Tự tin, Đảm đang, Trung hậu.
Giáo dục phẩm chất tự trọng để phụ nữ nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc coi trọng, giữ gìn phẩm cách, tư cách, danh dự của mình, không còn vi
phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, biết lấy chuẩn mực đạo đức xã hội làm hành lang pháp lý trong mọi hành động của mình, phấn đấu để tự hoàn thiện mình, sống lạc quan, tự tin.
Giáo dục phẩm chất tự tin để phụ nữ vững tin vào năng lực bản thân, tự tin khi giao tiếp, ứng xử, tự lực, tự chủ, chủ động, bình tĩnh xử lý các tình huống trong cuộc sống, dám nghĩ, dám làm, dám nhận nhiệm vụ, chững chạc, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của bản thân, dễ hòa nhập cộng đồng.
Đảm đang là giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam, là cơ sở tạo nên những truyền thống cao đẹp khác: cần cù, thông minh, sáng tạo, anh hùng, bất khuất, giữ gìn văn hóa dân tộc... Phẩm chất đảm đang tạo nên người phụ nữ đảm đang, biết quán xuyến công việc gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động; biết sắp xếp hài hòa việc gia đình với việc xã hội.
Trung thực làm nên một người phụ nữ có phẩm chất tốt. Phẩm chất trung thực tạo nên người phụ nữ trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, chung thủy với tình bạn, tình yêu, tình đồng nghiệp, nhân ái, sống có nghĩa có tình, có lòng yêu thương, vị tha, chấp nhận hy sinh bản thân; trung thực, thẳng thắn, cương trực, công tâm.
Cùng với những cuộc thi sắc đẹp của nữ thanh niên, nên chăng có những cuộc thi "sắc đẹp" của phụ nữ lớn tuổi, ở lứa tuổi 40 chẳng hạn. Không chỉ có những cuộc thi "Bé khỏe, bé ngoan, người mẹ hiểu biết"... nhằm giáo dục, nâng cao kiến thức nuôi dạy con theo phương pháp khoa học cho các bà mẹ, để họ cung cấp cho xã hội những người chủ tương lai khỏe mạnh, thông minh sáng tạo có nhân cách và đạo đức tốt, mà còn có những cuộc thi trở về với văn hóa cội nguồn dân tộc.
Thứ hai là: kết hợp giáo dục truyền thống với nâng cao trình độ hiểu biết. Nói đến trình độ hiểu biết là nói đến tri thức, sự hiểu biết về khoa học, công nghệ về chính trị, xã hội và cuộc sống. Trình độ hiểu biết là cơ sở để nâng cao trình độ dân trí nói chung bao gồm cả học vấn, kinh nghiệm, vốn sống, sự khôn ngoan, khả năng vận dụng những nội dung đó trong thực tiễn vì chất lượng cuộc sống ngày càng tăng của con người.
Nâng cao trình độ hiểu biết cho phụ nữ là nâng cao tri thức và ứng dụng những tri thức về khoa học công nghệ, về chính trị, xã hội... cho phụ nữ, để họ làm tốt trách nhiệm người công dân, người lao động, người mẹ, người vợ trong gia đình và xã hội.
Như vậy, người phụ nữ phát triển toàn diện, bên cạnh giáo dục đạo đức truyền thống còn phải nâng cao trình độ hiểu biết.
Để tạo cơ hội cho chị em ở mọi lứa tuổi học tập, cán bộ nữ được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về kiến thức quản lý xã hội, trung tâm giáo dục thường xuyên và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cần đa dạng hóa chương trình giáo dục, đáp ứng nhu cầu học đa dạng của các đối tượng. Bên cạnh chương trình giáo dục chính quy, nên có các chương trình giáo dục tại chức và mở những lớp bồi dưỡng theo chuyên đề nâng cao.
Đồng thời với việc giáo dục, nâng cao tri thức văn hóa, cần giáo dục tri thức tổng hợp, khoa học, kỹ thuật, tri thức tổ chức quản lý, tri thức nhân văn, sự hiểu biết trong quan hệ ứng xử, hiểu biết về tứ đức của người mẹ ngày nay.
Nhằm nâng cao trình độ tư duy lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực ứng xử trong quan hệ xã hội, lòng nhân ái và giới tính cho phụ nữ.
Chỉ có kết hợp quá trình giáo dục truyền thống với nâng cao trình độ hiểu biết cho phụ nữ mới tạo ra cơ hội, tạo ra động lực cho chị em phát huy vai trò to lớn của mình trong việc xây dựng gia đình và hoạt động xã hội.