Thực trạng việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam ở phụ nữ tỉnh Thái Nguyên thời gian qua

Một phần của tài liệu Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam ở phụ nữ tỉnh Thái Nguyên (Trang 75 - 90)

Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Thái Nguyên là một tất yếu trong quá trình xây dựng người phụ nữ hiện đại đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội thích nghi với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa của tỉnh... đặc biệt người phụ nữ Thái Nguyên chủ thể của quá trình kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống có những nét đặc trưng riêng đã ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả của việc kế thừa. Điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành và những người có trách nhiệm đối với quá trình này cần nhận thức rõ những nhân tố tác động để xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện cho phù hợp, nhằm tạo ra thế hệ phụ nữ mới đảm bảo tính truyền thống và hiện đại, tính dân tộc và nhân loại.

- Mặt tích cực, thành tựu đạt được trong thời gian qua.

Phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Thái Nguyên nói riêng đã kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của lịch sử vẻ vang dân tộc, họ chẳng những là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người mà còn cùng với nam giới có những đóng góp to

lớn trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Trải qua các thời kỳ cách mạng, phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện tinh thần yêu nước, cần cù, chịu thương, chịu khó vượt qua mọi khó khăn thử thách góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng, của Nhà nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột chịu nhiều bất công nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, có nhiều phụ nữ tham gia các tổ chức tiền thân của Đảng như chị Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai... Vào những năm 1927-1930 những tổ chức phụ nữ bắt đầu được hình thành như phụ nữ Phản đế Đồng Minh, phụ nữ Hiệp Hội, phụ nữ Giải Phóng...

Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Đông Dương thành lập trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: "Nam nữ bình quyền". Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng cho phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy vào ngày 20/10/1930 Hội phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử trọng đại nói lên quan điểm của Đảng ta đối với phong trào của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Từ khi ra đời đến nay, dưới sự lãnh đạo dìu dắt của Đảng, tổ chức Hội phụ nữ được rèn luyện, trưởng thành qua từng thời kỳ cách mạng gắn liền với sự lớn mạnh và phát triển của cách mạng Việt Nam, với nhiều tên gọi khác nhau cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Đó là: Hội phụ nữ giải phóng (1930-1931); Hội phụ nữ dân chủ (1936-1939); Hội phụ nữ Phản đế (1939-1941); Đoàn phụ nữ Cứu quốc (1941-1945); Hội LHPN Việt Nam (từ 1946 đến nay). Từ đây phụ nữ Việt Nam đã có tổ chức của riêng mình, có vị thế trong lịch sử dân tộc.

Ngay sau khi ra đời tổ chức Hội phụ nữ đã tuyên truyền giác ngộ quần chúng, xây dựng cơ sở Đảng, làm giao thông liên lạc từng bước phát động chị em tham gia đấu tranh chống bọn chủ bóc lột, đòi quyền lợi hàng ngày, tham gia rải truyền đơn, diễn thuyết, cắm cờ cách mạng, tiến lên khởi nghĩa cướp chính quyền góp phần to lớn làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Từ đây mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho toàn dân tộc, đem đến sự đổi mới cho phụ nữ từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ xã hội phát huy tài năng tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội...

Những chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm đấu tranh gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mãi mãi là thiên anh hùng ca bất diệt trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong đó có công lao đóng góp to lớn của phụ nữ. Trang sử dân tộc mãi mãi còn ghi những chiến công vang dội của các đội nữ dân quân du kích, biệt động nội thành, các đội pháo binh... giáp mặt với quân thù, linh hoạt mưu trí giáng cho địch những đòn bất ngờ, bắn rơi máy bay, bắn cháy tàu chiến Mỹ, các đội dân công hỏa tuyến, các đội nữ thanh niên xung phong dũng cảm, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, hàng chục vạn nữ chiến sĩ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp kháng chiến cứu nước vĩ đại. Lịch sử còn ghi những kỳ tích lẫy lừng của hàng triệu các má, các chị ở tuyến đầu với "Đội quân tóc dài" nổi tiếng trong thế trận 3 mũi giáp công chống phá ấp chiến lược. Non sông gấm vóc ngàn năm vẫn tô thắm những hình ảnh sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của hàng triệu phụ nữ "5 tốt" ở Miền Nam, "Ba đảm đang" ở Miền Bắc, vừa lao động xây dựng đất nước, vừa chi viện sức người sức của cho tiền tuyến, gánh vác việc nước, đảm đang việc nhà để chồng con yên tâm đánh giặc, nhiều bà mẹ đã hiến tặng cả đàn con thân yêu cho độc lập tự do của Tổ quốc, tất cả sự hy sinh gian khổ đó đã hun đúc nên những người phụ nữ Việt Nam kiên cường xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ kính yêu trao tặng "Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang".

Từ sau khi đất được hoàn toàn độc lập, Nam Bắc thống nhất, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tháng 3/1978 Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào "Người phụ nữ

mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", phong trào đã giáo dục động viên phụ nữ cả nước làm tốt nghĩa vụ công dân và trách nhiệm làm mẹ, đồng thời bồi dưỡng cho phụ nữ ý thức phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng, đưa sự nghiệp giải phóng tiến lên một bước quan trọng. Năm 1986 đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, trước sự khủng hoảng tài chính khu vực đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước ta, Đảng ta đã quyết định đưa nước ta bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Những người phụ nữ lại bừng lên với khí thế cách mạng, hòa mình trên con đường phát triển của dân tộc gắn liền với những nhiệm vụ, chủ trương đổi mới của Đảng.

Từ ngày thành lập đến nay Hội LHPN Việt Nam đã trải qua 11 kỳ đại hội, ở mỗi kỳ đại hội, Hội LHPN Việt Nam đều lấy nhiệm vụ, chủ trương của Đảng trong mỗi giai đoạn làm cơ sở để định hướng nhiệm vụ cho tổ chức mình. Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 6 (1987) đã quyết định chuyển hướng hoạt động của Hội vì sự bình đẳng phát triển của phụ nữ vừa chăm lo thiết thực lợi ích của phụ nữ, vừa động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Đại hội đề ra nhiệm vụ: Tăng cường giáo dục xây dựng phụ nữ mới, động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng trọng tâm là 3 chương trình kinh tế lớn. Chăm lo quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Hướng dẫn và giúp đỡ phụ nữ xây dựng gia đình văn hóa mới, tăng cường đoàn kết với phụ nữ thế giới, đấu tranh vì độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động của Hội. Trên cơ sở tổng kết phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", năm 1988 Ban chấp hành Trung ương Hội phát động 2 cuộc vận động "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình" và "Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học". Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 7 (1992) đã đề ra phương hướng nhiệm vụ bồi dưỡng và phát huy tiềm năng của phụ nữ trên các lĩnh vực hoạt động, nhằm giúp phụ nữ thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, tiếp tục thực hiện 2 cuộc vận động lớn của Hội, xây dựng củng cố các cấp Hội theo hướng tinh gọn, chất lượng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội, đổi mới phương thức hoạt động

rộng hoạt động hữu nghị hợp tác và hòa bình, bình đẳng và phát triển của phụ nữ. Đến năm 1997 Đại hội VIII Hội LHPN Việt Nam đã khẳng định đó là Đại hội đoàn kết, đổi mới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình, vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đại hội đã ra 5 chương trình công tác trọng tâm với những nội dung được bổ sung mới và quyết định phát động 2 phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và "Giúp nhau phát triển kinh tế gia đình".

Tháng 5/2002 Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đã quyết định bổ sung và nâng tầm cao hơn của 5 chương trình công tác thành 6 chương trình công tác trọng tâm và phát động phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" trong gần 20 năm đổi mới, Hội LHPN Việt Nam đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, các chương trình công tác trọng tâm và các cuộc vận động, các phong trào thi đua đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng tình cảm và đã trở thành hành động cách mạng sôi nổi của mọi tầng lớp phụ nữ cả nước góp phần xứng đáng công sức của mình cùng toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Tháng 10/2007, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X được diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa quan trọng. Sau 20 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và phát động phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, gắn với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã phát động đợt thi đua đặc biệt với chủ đề: "Phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang. Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI được tổ chức tháng 3 năm 2012 tại Thủ đô Hà Nội. Phát huy dân chủ, đoàn kết, tập trung trí tuệ với tinh thần trách nhiệm cao. Đại hội nhiệt liệt biểu dương toàn thể hội viên, phụ nữ và cán bộ Hội cả nước đã phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tích cực học tập, năng động, sáng tạo trong lao động.

Hội LHPN là một tổ chức quần chúng rộng rãi, là nơi tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ. Đồng thời là nơi xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, các phong trào vì sự tiến bộ của phụ nữ. Vì vậy, Hội LHPN có vai trò đặc biệt trong phong trào giải phóng phụ và phát triển phụ nữ.

Sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước sau chiến tranh là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và hết sức nặng nề, cần phải huy động mọi sức lực và trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, trong đó phụ nữ giữ vai trò quan trọng. Đến nay, Thái Nguyên đã có những bước phát triển đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thành tựu đó do công sức của toàn xã hội nhưng đặc biệt là sự cống hiến to lớn của những người phụ nữ (trong đó có phụ nữ Thái Nguyên).

Phụ nữ Thái Nguyên đã vượt qua những mất mát đau thương nối tiếp truyền thống của những thế hệ đi trước, các tầng lớp phụ nữ Thái Nguyên đã và đang ra sức khắc phục những khó khăn, tiếp tục cống hiến tài năng, trí tuệ của mình trên các lĩnh vực. Dù ở đâu, với công việc và cương vị nào, chị em phụ nữ cũng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu nước, kiên cường, đoàn kết, cần cù, chịu thương, chịu khó, năng động, sáng tạo, vươn lên góp phần quan trọng vào sự nghiệp của tỉnh nhà. Họ đang sát cánh cùng nam giới “tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà để rửa nỗi nhục nghèo khổ, mở ra chương sử mới rạng rỡ cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới [54, tr.75].

Trong công cuộc đổi mới đất nước kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Thái Nguyên luôn luôn phấn đấu vươn lên, khắc phục mọi khó khăn để học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt. Từ đó người phụ nữ đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong xã hội hiện đại.

Trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lý xã hội, đội ngũ cán bộ nữ Thái Nguyên đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, thể hiện ở trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, trình độ quản lý và năng lực công tác, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng động, tự tin, cầu tiến, dám chịu trách nhiệm và hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các ngành, lĩnh vực, các cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ nữ tham gia vào các chức vụ lãnh đạo ở tỉnh ngày càng đông. Ở các cấp, cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban , ngành ngày càng cao. Đó là những điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát huy vai trò lãnh đạo, quản lý, nâng cao vị trí của mình, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển quê hương. Những con số, sự kiện về phụ nữ Thái Nguyên tham gia lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội đã thể hiện tiềm năng to lớn của mình.

Bảng 2.1: Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp Danh mục Nhiệm kỳ 2005- 2010 Nhiệm kỳ 2011- 2016

Nữ/ Tổng số Tỷ lệ % Nữ/ Tổng số Tỷ lệ % Cấp tỉnh 16/67 23,88 20/70 28.57 Cấp huyện, thành phố, thị xã 87/338 25,74 92/336 27.38 Cấp xã, phường 963/4.688 20,54 1002/4.4676 21.43

Nguồn: Báo cáo ĐHĐB phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XII

Trong các cấp ủy Đảng, cán bộ nữ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2006-2011 cho thấy:

Bảng 2.2: Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2006 - 2011

Chức danh Cấp tỉnh Cấp huyện/ thành/ thị Cấp xã, phường, thị trấn Nữ/Tổng số Tỷ lệ (%) Nữ/Tổng số Tỷ lệ (%) Nữ/Tổng số Tỷ lệ (%) Cấp ủy 7/55 12,73 57/351 16,23 573/2.643 21,68 UVBTV 1/7 14,28 11/108 10,18 71/744 9,54 Bí thư 0 0 1/9 11,11 11/180 6,1 Phó Bí thư 0 0 0 0 24/180 13,3

Nguồn: Báo cáo ĐHĐB phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XII

Trong những năm qua, các tầng lớp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam, có những đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp

Một phần của tài liệu Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam ở phụ nữ tỉnh Thái Nguyên (Trang 75 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)