Thí nghiệm Faraday

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH NÔNG LÂM NGƯ) (Trang 76)

- (3) thờng gọi là hàm sóng.

1.Thí nghiệm Faraday

Lấy một vòng dây dẫn, hai đầu đợc nối vào một điện kế G rất nhạy và một thanh nam châm hoặc một ống dây dẫn điện khác, bình th-

ờng trong vòng dây không có dòng điện. Nhng nếu cho thanh nam châm chuyển động hoặc khi đóng tắt dòng điện trong ống dây hoặc khi ta dịch chuyển ống

dây trong đó đã có dòng điện không đổi đợc thiết lập (hình b) thì điện kế lệch đi. Điều đó chứng tỏ có dòng điện chạy trong vòng dây. Mặt khác nếu cho thanh nam châm (vòng dây) chuyển động càng nhanh, kim điện kế lệch càng nhiều. Nếu dừng chuyển động của chúng lại, kim điện kế trở về không: dòng điện trong vòng dây không tồn tại. Nếu dịch chuyển nam châm (vòng dây) theo chiều ngợc lại thì dòng điện trong vòng dây cũng có chiều ngợc lại. Đối với vòng dây, khi đóng ngắt dòng trong đó thì dòng điện cũng có chiều khác nhau. Giữ thanh nam châm (cuộn dây) đứng yên và dịch chuyển vòng dây, thì dòng điện cũng xuất hiện và cũng có những đặc điểm tơng tự nh khi thanh nam châm chuyển động còn vòng dây đứng yên. Dòng điện xuất hiện trong vòng dây trong các trờng hợp trên gọi là dòng điện cảm ứng.

Nếu cho thanh nam châm và vòng dây cùng chuyển động với vận tốc bất kỳ thì không có dòng điện trong vòng dây (trờng hợp này có nghĩa là không có chuyển động tơng đối giữa vòng dây và thanh nam châm).

Nếu cho thanh nam châm và vòng dây cùng chuyển động song song với mặt phẳng vòng dây: ta cũng không có dòng điện trong vòng dây.

Từ những thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận:

+ Sự biến đổi của từ thông qua mạch kín là nguyên nhân sinh ra dòng điện

cảm ứng trong mạch đó. Ta nói sự biến đổi của từ thông vì rằng trong những thí

nghiệm trên, khi dịch chuyển hoặc thanh nam châm, hoặc cả thanh nam châm và vòng dây thì dòng cảm ứng chỉ xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông gửi qua điện tích khung dây, còn nếu có dịch chuyển cả thanh nam châm lẫn vòng dây, nhng từ thông gửi qua khung dây không đổi (nh trờng hợp không có chuyển động tơng đối giữa nam châm và vòng dây) thì không có đòn cảm ứng.

+ Cờng độ dòng cảm ứng tỷ lệ thuận với tốc độ biến thiên của từ thông, chiều của dòng cảm ứng phụ thuộc vào từ thông gửi qua mạch tăng hay giảm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH NÔNG LÂM NGƯ) (Trang 76)