Vai trò của các lớp từ ngữ trong việc biểu đạt bức tranh thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 59)

c. Từ địa phương xuất hiện nhẹ nhàng, tự nhiên, hợp lí phù hợp tình tiết, hoàn cảnh, đối tượng miêu tả.

3.4. Vai trò của các lớp từ ngữ trong việc biểu đạt bức tranh thiên nhiên

Con người, xự kiện trong tạp văn gắn liền với các địa danh: Đất Mũi, Dất Cháy, Đầm Bà Tường, Rau Dừa, Cái Rắn, Vàm Cây Tra, Sông Lớn, Gành Hào, Bảy Háp,

Ông Đốc, Cái Tàu… Qua đó, bức tranh thiên Nam Bộ càng hiện lên vừa quen vừa lạ, chân thực, rõ nét… Hình ảnh con sông quê được Ngọc Tư phát hoạ tất tĩ mĩ với màu:

xanh ngắt, vàng, tím; trạng thái: bình dị, an nhiên, tự tại, trong vắt, lững lờ trôi, khẽ khàng, dịu dàng. Vẻ đẹp ấy đã làm người khác phải sững sớ khi nhận ra:

“…sững sờ nhận ra vẻ đẹp của dòng sông. Bình dị. An nhiên. Tự tại. Hai bên

bờ, dứa nước chảy tràn. Dải màu xanh ngắt, da diềt chân trời thi thoảng bị ngắt

quãng bởi một cái bến sông, vài cây tra treo những chuông vàng rực; bởi những lùm

cây dại, bìm bìm đem hoa tím phủ trùm lên; bởi những cài vó nhỏ có đám trẻ tòn ten

đánh đu cất lên mẻ lưới đẫm nước… Và gần bờ lá, những bông súng nở bừng vọt lên

khỏi mặt nước, rập rờn. Cái dòng chảy trong lẻo rất khẽ khàng, dịu dạng chở sắc tím của bông đi mãi miết”. (Làm sông)

Cảnh vật thiên nhiên đôi lúc được chấm phá đơn sơ, nhẹ nhàng nhưng người đọc dễ dàng nhận ra hơi thở Nam Bộ trong từng chi tiết nhỏ ấy. “Cái sân vàng rực

mênh mông, bông chật ních con mắt” (Hạt gửi mùa sau) “Những bông lau trắng xoá nở hai bên đường”. “Những bông hoa dại tím ngằn ngặt hai bên sông” (Còn gì

khi vẩy chào nhau).

Thiên nhiên có lúc được Ngọc Tư miêu tả trong cách nhân hoá, gáng cho tâm trạng, như thể đang yêu, rất người. “Để một bữa sau đợt mưa dai dẳng, người ta ra

nhìn trời, bắt gặp vạt sân rực rỡ. Bụi mồng tơi xanh muốt, quơ quơ mấy cái tược

trong gió tìm chổ để quấn quýt, để leo. Hàng hẹ kiểng trổ bông, đủ tím cả một góc lòng, đủ kiêu hãnh với mấy cái bông lòng đèn đỏ hcói. Và cái giồng cải gieo lẫn trong mấy bụi hành mải miết xanh”

Chúng tôi nhận thấy các lớp từ ngữ được dùng nhằm vào mục đích biểu đạt bức tranh thiên nhiên không nhiều nhưng đã tạo được những bức tranh đặc sắc, cần thiết. Bởi, đấy là những bức tranh của tâm cảnh, tức gắn liền tâm trạng, bức tranh của chiếc nôi nuôi lớn những nhân vật mà Ngọc Tư đã gia công khắc hoạ.

3.4. Tiểu kết chương 3

Các lớp từ ngữ mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong tập tạp văn Ngày mai của

những ngày mai… thể hiện rất đậm nét cá tính sáng tạo của tác giả. Các lớp từ trong tạp

văn của chị không chỉ thể hiện khả năng khám phá vốn từ của Tiếng Việt ờ chiều rộng mà còn bộc lộ khả năng nhào nặn biến hoá chúng để các lớp từ đem đến hiệu quả biểu đạt cao. Lớp từ miêu tả tâm trạng cảm xúc phong phú đa dạng, thể hiện khả năng sử dụng, làm chủ ngôn ngữ của tác giả. Lớp từ địa phương thực sự đưa đến nét riêng độc đáo cho lời văn mang đậm phong cách Nam Bộ. Các lớp từ ngữ đã được sử dụng hiệu quả trong việc biểu đạt cao, tạo dựng hình tượng nhận vật người nông dân bình dị nhiệt thành, đầy thương yêu; thể hiện rõ nét các “hình thái” của đời sống xã hội cùng một chút triết lí về cuộc đời; những bức tranh thiên nhiên sinh động, thân quen.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w