c. Từ địa phương xuất hiện nhẹ nhàng, tự nhiên, hợp lí phù hợp tình tiết, hoàn cảnh, đối tượng miêu tả.
3.1.2. Vai trò ngữ nghĩa trong việc thể hiện những thân phận người đang gánh trên vai những nỗi niềm riêng, những bất hạnh buồn đau
gánh trên vai những nỗi niềm riêng, những bất hạnh buồn đau
Con sông cứ lớn ,cứ ròng, ngày đêm vẫn chảy, đâu ai hay rằng đấy cũng là cái vơi caí đầy của bao nỗi niềm cảm xúc. Nhân vật chị (Làm sông) “cả giọng nói rổn
rảng, xởi lởi, cả cái nhìn đen nhức xoáy thẳng vào người đối diện làm chị toát lên vẻ cứng cỏi”. Người ta đến sông Lớn, nơi chiến trận xưa chỉ đẻ nhìn sát tàu mà quên mất
sông quá đẹp, dịu dàng, lãng mạn. Người ta quên mất chiến tranh đã luồi xa, quên một một điều, chua xót hơn, chị là phụ nữ chưa chồng, người ta chỉ nhớ chị là pháo binh. Trước cách gọi của người khác “nữ pháo binh anh hùng”, chị cười xoà “Anh hùng
những lời như vậy, chị bối rối, chị khoả lấp, chị loay hoay che giấu nụ cười phản phất buồn”. Trong thời bình, lẽ tất yếu, chị khát khao hạnh phúc gia đình, chị trở lại
cái yếu đuối mong manh cần chở che vốn vĩ của người phụ nữ. Nhưng ai cũng quên, dẫu chị cố bảo “chuyện cũ”. Là phụ nữ dẫu cần che chở nhưng đành lặng lẽ, nết na, chị chỉ biết cười phảng phất buồn. “Chị lủi thủi đi qua tuổi thanh xuân vì có lắm người
như anh, chỉ biết nhìn chị như một anh hùng mà quên chị là phụ nữ”. “Quên có những con sông chí muốn làm sông, bình thường, suốt đời trôi lặng lẽ” .Lời văn nghe
như tiếng lòng uất nghẹn, tủi hờn của người phụ nữ mong manh yếu đuối, cần chở che. Công bằng ngỡ rằng nó thường trực, luôn hiển hiện đâu đây, nhưng soi xét kĩ, hoá ra lại là đường chân trời xa tít, để bao người phải mải miết kiếm tìm.
“Chị đi, bằng tất cả sự ngây thơ và nồng nhiệt”. Công sức của chị bỏ ra không được đền bù, con đường chị đi bị ngắt ngứ, đường đến chân trời đã xa nay lại thêm ghập ghềnh bởi: “ông A, ông B nào đó bận đi du lịch dài ngày”; “nhiều khi phải trở lại
từ đầu bởi cô văn thư ngớ ngẩn” chị về làm lại cái đơn khác, không biết đơn trước tôi để ở đâu rồi. Nhiều khi muốn khóc bởi câu nói vô tình của anh cán bộ, “Vì vài chục giạ lúa cũng đi thưa, mắc công chị, mắc công tụi tui, phải xử lí chuyện không đáng
gì…”
Để có được hai tiếng công lí, người ta phải vận dụng tất cả:
“ Giỏi chịu đựng, kiện trì, mềm dẻo và dễ khóc, dễ làm lung lạc người khác”. “có chị dặn tòa, có xử thì cho hay trước chừng nửa tháng, tui rọc lá chuối bán mới có
tiền đi. Có thím xin hoãn phiên xử lại, chờ rọc lá chuối bán mới có tiền. Có thím xin hoãn phiên xử lại, chờ đến mưa, “lúc đó rau rác nhiều…”.
Rất nhiều đường để đến điểm hẹn công lý, nhưng có con đường nào nhọc nhằn bằng đi “tát những vũng cá cạn trên đồng không?”. Người có tâm, có lòng “Chị quẹt
nước mắt nói như đinh đống cột: Chừng nào chưa giải quyết cho thoả, tui theo tới cùng”, mà công lí cứ mãi vời xa: “ có người đã đến được chân trời, có người vẫn rị
mọ xa xa”. Hành trình đi tìm công lý, là thoả đáng, đúng lẽ ở đời, vậy mà trở thành một
bi kịch: đi “lêu bêu trong nắng, mỏi mê trong uất ức, trong chờ đợi, hy vọng…” Qua tìm hiểu các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy hấu hết những nhân vật mang thân phận buồn, bất hạnh lại là các chị -những người tứng nếm trải cuộc sống và chịu đựng. Phải chăng đó là những số phận, những cảnh đời mà chính tác giả đã từng bắt gặp trong cuộc sống thường nhật? Nhưng chắc chắn một điều, chị rất đồng cảm với họ