Nguyễn Ngọc Tư, những nỗi niềm tự thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 55)

c. Từ địa phương xuất hiện nhẹ nhàng, tự nhiên, hợp lí phù hợp tình tiết, hoàn cảnh, đối tượng miêu tả.

3.1.3.Nguyễn Ngọc Tư, những nỗi niềm tự thuật

Nguyễn Ngọc Tư luôn sợ hãi sự tẻ nhạt buồn tênh. Thế giới nghệ thuật của

Nguyễn Ngọc Tư là những vùng quê lam lũ với những con người lam lũ, những mảnh đất hoang vắng của những tâm hồn tinh khiết đến hoang sơ… Cỏ lẽ vì thế mà tác giả luôn day dứt về sự chai cứng trong cảm xúc của con người. Nguyễn Ngọc Tư dự báo một “hiểm hoạ”: chúng ta đang bị xơ cứng bởi cuộc sống tẻ nhạt buồn tênh, nhưng nguy hiểm hơn, chúng ta lại trở nên trơ lì bởi cuộc sống bon chen, bận rộn – khi người ta không còn đủ thời gian để vui hay buồn.

Người đọc tìm thấy trong trang văn biết bao điều tươi đẹp dã bị hắt hủi đi khi ta sống mà thiếu sự rung động với cuộc đời này. Đó là kết quả của việc Nguyễn Ngọc Tư rong ruổi tìm lại mình trên từng cây số thời gian Atép- Km Ký sự.

“Những cây số ở quốc lộ mà mình quen thuộc luôn báo cho mình biết khi nào. Còn bao xa nữa thì đến đích, thì kết thúc cuộc hành trình”. Trên những con đườc mà

mỗi người đã qua, đang đi và chắc chắn sẽ đi, có biết bao nhiêu những cột cây số?. Nào ai biết được? Thế mà, Nguyễn Ngọc Tư vẫn tỉ mẩn ngồi đếm (như điểm mặt người thân ) vừa háo hức, vừa ngóng trông cái đích cuối con đường đang hướng tới. Nhưng rồi, những con đường – cũng giống như hành trình bất tận của cuộc đời- mang trên mình những dấu mốc của ký ức và kỉ niệm (những yêu thương, mong nhớ, xao xuyến, luyến lưu… đã có trong đời) có nguy cơ bị xoá nhoà cùng năm tháng. Bởi người ta, nôn nóng

hoạch định, trông chờ cái đích cuối cùng mau đến, hiện tại mau qua đi. Nguyễn Ngọc Tư với tất cả sự lo nghĩ, suy tư rất đàn bà, đã kịp lo liệu cho “ngày mai của những ngày mai”.

Hiện tại không đủ hoặc thậm chí không có khả năng xua đi cái tẻ nhạt, buồn tênh, điều mà khiến chị đang lo, đang sợ ấy nên chị cứ hoài niệm, cứ hưóng về quá khứ xa xưa. Những hoài niệm về người cũ, quê cũ về một thời đã qua (mà không bao

giờ cũ) của Nguyễn Ngọc Tư cứ rưng rưng một nỗi buồn. Hình ảnh của bà ngoại, của má, của chị, của những vùng quê lam lũ thân yêu, ruột rà như là nơi lưu giữ lại thời gian để tác giả tìm về nương náu.

Thế nên Bên sông, Ngồi buồn nhớ ngoại ta xưa…, Mẹ giàu mẹ nghèo, đất

cháy… vút lên sự ấm cúng của một triền sông nước, của một chái bếp ngào ngạt mùi cá

sặc kho khô những khi bìm bịp kêu chiều… Tâm trạng của chị làm cho những con người xa quê bồi hồi nhìn lại chính mình. Nguyễn Ngọc Tư viết về kỷ niệm trong niềm thổn thức khôn nguôi. Khúc ba mươi rộn ràng đón Tết, Tết đã từng tràn ngập những niềm vui, giờ Tết ùa về mênh mang những nhung nhớ, nức nở gọi lòng người. Tết là cột mốc để quá khứ tìm về, là nơi để chị thổ lộ tâm trạng nhớ tiếc, chơi vơi. Đãi bạn ngây ngất phút giây của quá vãng tinh khôi. Tâm hồn cô bé thẹn thùng qua tuổi mới lớn đắm chìm trong trạng thái rung động, là lạ chưa gọi thành tên thật dịu dàng và tinh tế. Tình cảm trong sáng, vô tư khiến người đọc cứ muốn ôm trang viết của chị vào lòng, nhắm đôi mi, thấy xao xuyến, ngọt ngào…

Rõ ràng, trong Ngày mai của những ngày mai, Nguyễn ngọc Tư có một nỗi ám ảnh về thời gian, sự hư vô của kiếp người trong sự tròn trịa hay khuyết thiếu của tình người. Chưa bao giờ và ở đâu, Nguyễn Ngọc Tư lại đặt ra nhiều câu hỏi đến vậy. Đấy chính là tâm trạng của một cô gái với đôi chân trần hân hoan bước vào đời và rồi bật

Giữa cuộc đời, nhiều bão táp, nhiều sống gió, ngỡ rằng có mà không, không nhưng lại có, chị vẫn tỉ mẩn sống và viết. Chị góp nhặt cảm xúc, “siêng năng” nhớ nhung, “cần cù” nghĩ ngợi. Ngày mai của những ngày mai là cảm thức rất mới trong sáng tác của Nguyễn NgọcTư. Chị bắt đầu những suy nghĩ sâu sắc và triết lý, nhưng chị vẫn là chị - một cây bút đơn giản, tinh tế và chân thật

Thời gian, sống - chết, sự thay đổi đã thôi thúc chị sống và chấp nhận. Chị viết trong nguồn hứng khởi cuộc sống, bất chấp mọi thứ, chị đi tìm cái thật để nguôi ngoai cho mình và phản tỉnh cho đời. Chị mãi đi chân không, tiếp xúc với con đường bằng da thịt của mình như thể chị nhìn đời bằng con mắt thật, nhìn thẳng nhìn thật, sống thật với cảm giác, không giả tạo, phù phiếm… Dù ngã, dù đau, dù dễ bị gây tổn thương nhưng chắc chắn chị vẫn chân không mà bước, vẫn lòng thật mà viết.

Ông già tám mươi tuổi, móm mém cười và buông ra câu nói thanh thản: “Hẹn mai mốt gặp”, đây phải chăng là lời hứa hẹn với niềm tin nhỏ bé nhưng dai dẳng? Ngày

mai của những ngày mai vẫn đẹp, vẫn đáng yêu, vẫn đáng sống?

Nguyễn Ngọc Tư, tự bao giờ đến bây giờ vẫn là một cây bút đầy nữ tính, viết như để trả nợ những yêu thương và cả những chấp chới, khổ đau mà chị nhận được từ cuộc đời. Đến với Nguyễn Ngọc Tư và giây phút bình yên, chúng ta gạn lọc tâm hồn bằng những trăn trở rất đời, bỗng chốc mỗi con người sẽ lớn lên thêm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 55)