Lớp từ miêu tả sự đa dạng của trạng thái tâm trạng cảm xúc

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 30)

b. Tậm trạng diễn biến theo sự kết nối những cảm xúc, ý nghĩ vu vơ của quá khứ và hiện tại đang xen nhau

2.2.1.2 Lớp từ miêu tả sự đa dạng của trạng thái tâm trạng cảm xúc

a.Dùng hàng loạt từ để khắc sâu tâm trạng, cảm xúc

a1. Dùng nhiều từ ngữ giống nhau, khác nhau về nghĩa và trường nghĩa biểu đạt đời sống nội tâm

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Với tư cách là cái trừu tượng, các “trường” đóng

vai trò những cái khuôn, những “mô hình” ngữ nghĩa đễ hút về, tạo ra và cải tạo lại (đối với các đơn vị vay mượn) ý nghĩa của những từ cụ thể”. [3; Tr254]. Lớp từ miêu tả

tâm trạng “thu hút” các từ ngữ ở các trường nghĩa khác nhau tham gia vào hệ thống. Sự vận dụng hàng loạt từ này đã làm tăng hiệu quả biểu đạt cho ngôn ngữ miêu tả.

Khi miêu tả tâm trạng, tác giả Nguyễn Ngọc Tư kết hợp nhiều từ, ngữ thuộc trường nghĩa chỉ cảm giác, chỉ thái độ hay hành động… để làm nổi rõ tính cách nhân vật, hiện tượng này xuất hiện xuyên suốt trong các tác phẩm, nó có tác dụng nối dài câu văn, tạo nhịp điệu cho lời văn và nhất là đời sống nội tâm được miêu tả cụ thể, sống động. Nội tâm nhân vật trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư không được thể hiện với trạng thái đơn giản thuần nhất, hiện thực cuộc sống với tính đa chiều phức hợp đã được chiếu vào lớp từ miêu tả tâm trạng cảm xúc.

Trong “Chân không”, nhân vật tôi ngỡ ngàng với Sự cố tháng tư, không hoảng sợ, nhưng “đau quặn, đau buốt vì một vết thương khác, đó là sự cô đơn khi đi giữa đám đông mà đám đông chẳng thấy mình, chẳnghiểu mình”. Mọi sự an ủi sẻ chia không sao xoa được cái “ngỡ ngàng, ngơ ngác” và “vết thương máu ứa ra” trong tim bởi cái vấp ngã trước cuộc đời, dẫu rằng đã qua lâu, vết thương không còn đau, nhưng tâm hồn nhạy cảm của một nhà văn vẫn thấy rờn rợn rằng cuộc đời này có “ rễ cây”, có

sự vấp ngã nếu quá hồn nhiên, chân thật. Mọi sự an ủi chẳng ít gì, chi bằng đừng để

cho nhau vấp ngã: “Nhưng tôi chẳng còn lòng dạ nào, bởi tim nghẹn lại, đau đáu

nhớ về con bé chân không thuở trước”

Mỗi nhà văn đều có thể tự hào mình là người từng trải, có vốn sống phong phú. Riêng Ngọc Tư, chị có “kinh nghiệm” với những cảm xúc, tâm trạng “đặc biệt”, đấy là những tâm trạng cảm xúc có thể đẩy người ta đến cái chết. Chị hình dung lại cảm giác ấy : “Những cơn buồn đã vùi Lam, Diễm vào đất cũng từng làm mình hoang

xiêu vừa nhằm diễn đạt thật đắt tâm trạng cảm xúc, vừa như khát khao đồng cảm, vừa

mang nét cá biệt, rất độc đáo, rất riêng cho “văn hiệu” Nguyễn Ngọc Tư. Chị cố gắng để lí giải cho những hành vi tự tử, đó là “hỗn hợp của những đổ vỡ, ngơ ngác, thảng

thốt, vu vơ, ngớ ngẩn, lạc lõng, mất mát, vô nghĩa, không phương hướng” (Buồn

buồn nói chuyện buồn chơi).Chị đã dùng một loạt từ đứng liên tiếp nhau, đáp ừng được

nhu cầu diễn dạt và cũng có tác dụng gây ấn tượng người đọc.

Nguyễn Ngọc Tư đặt nhân vật trong sự tương quan với cảnh vật, kết hợp động từ, tính từ chỉ tâm trạng với từ chỉ cảm giác về ngoại giới: “Ông già lủi thủi đi vào đi ra trong căn nhà vắng, buồn thiu, trông cho mau hết ngày, cho mau đến chiều, ông

bắc ấm nước, châm bình trà, ngồi ngó ra đường, chờ anh.” (Ván cờ) Hay khi là tâm trạng đầy mâu thuẫn đau đớn nhưng cố gượng, dồn nén, tác giả đặt những trường nghĩa đới lập nhau cùng song hành trong một câu: “anh táo bạo hơn, liều lĩnh hơn, nhưng cũng có lúc dại đi, ngập ngừng”. Khi sự bất lực hiển hiện ra giữa thực tế đáng buồn; “Xoa tay, vậy là xong, thế nhưng anh vẫn không thấy nhẹ lòng”. (Người mỏi chân chưa).

Niềm xúc động, hàm ơn nói không nên lời được tác giả gói gém trong những cử chỉ bối rối, lúng túng: “Chỉ biết ba má tôi lóng ngóng, hỏi một câu ngớ ngẩn”. Dẫu không nên lời nhưng con người ta biết trân trọng và lưu giữ ân tình ấy .“Vẫn thân

thuộc, ruột ràng, ấm áp, vẫn nghĩ về đất cháy như một cái nhói lên, như một món nợ nghĩa tình gia đình tôi toàn là nhận” (Đất Cháy)

Hay :

“Bạn chọn một con đường ít đau đáu, ít day dứt, ít bồn chồn ít chênh chao, an

toàn cho tim, bạn không bao giờ để mình ngấm nhớ như ông bạn vong niên sáng nay”

(Nhớ bèo mây)

“Tôi thích cách chị nằm trên võng đưa con, hát vọng cổ thật hiền, nhưng cuộc

mỏi mê trong uất ức, trong chờ đợi, hy vọng”; “..nhờ những “Thu Cúc made in Việt

Nam” này, mà tâm hồn tôi bớt chai sạn, để còn cảm giác rưng rức, chua xót, thanh

thản, nhẹ nhõm, vui vui”

“Để đứng bên đường nhìn sự hoang hoải, héo úa, vắng vẻ, buồn buồn”; “dường như cái nghề viết ngớ ngẩn sinh ra cái sở thích ngớ ngẩn. Mê những hoang

tàn, hiu hắt, trơ trụi, nơi thiênn hiên khắc nghiệt, nguyên sơ. Ưa đồi cát hơn rừng

cây, say đồng có hơn đồng lúa, thích ngấm những cành khô hơn hoa đang nở”

Nếu xét về mặt ngữ pháp, các từ cùng trường tạo nên phép nối, tính liên kết, tính mạch lạc cho lời văn. Riêng khi biểu đạt tâm trạng, các từ cùng trường ấy tạo nên sự nhấn mạnh, triền miên, đậm đà của cảm xúc. Có thể đấy là tâm trạng của chính chị hay do chị cảm nhận, đồng điệu, chia sẻ cùng mọi người xung quanh. Nhưng không có tâm trạng cảm xúc nào là hời hợt, nửa vời, nó luôn mạnh mẽ, đậm đặc. Khi Nguyễn Ngọc Tư cầm bút, chúng cứ thế vỡ oà, tràn lan như thể dồn nén từ lâu.

a2. Lớp từ chỉ tâm trạng cảm xúc được “cấp độ hóa”

Tâm trạng cảm xúc không phải được nhà văn phơi ra một cách bừa bãi, vô tình trên trang văn. Tâm trạng ấy được mức độ hoá rõ ràng, phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh miêu tả, đồng thời tạo tính chân thực, tự nhiên, chừng mực, gần gũi giữa văn và đời

- Lớp từ chỉ tâm trạng được “cấp độ hoá” bằng những từ chỉ mức độ.

Nguyễn Ngọc Tư miêu tả nỗi đau mất người mình yêu “Buồn đến dại đi, đến

xiêu cả đôi chân, trắng đờ cả mắt”. Hay như “trong lòng anh tràn ngập nỗi buồn”,

khéo lắm, thương quá , rất sợ, hơi ấm ức, một chút hiu hắt, quá trời khôn ngoan, ngạc nhiên quá chừng, tham quá, rất hiền…

Các từ hơi, quá, lắm, rất … đã trở thành “chất xúc tác” không thể thiếu, đóng góp cho sự thành công của việc biểu đạt tâm trang, sự đa dạng của tâm trạng phù hợp với những ngữ cảnh khác nhau.

-Lớp từ thể hiện sự bất chợt, khoảnh khắc tâm trạng, cảm xúc chợt đến: thoáng nghẹn đi, thoáng buồn, bỗng dưng ngán ngược, bỗng lớn vút lên, bỗng quặn đau, lập

tức rụi ngạn, bỗng lớn vút lên, bỗng thấy mệt muốn ngất đi…

-Lớp từ được cấp độ hoá dưới một hình thức rất đặc biệt: từ chỉ tâm trạng cảm xúc, tồn tại như một câu đặc biệt, một câu tỉnh lược. Rất nhiều lần, lớp tử miêu tả tâm trạng, cảm xúc xuất hiện dưới dạng:

“Mịt mù, vây bủa”. “Mệt phờ” “Hơi tức”. “Bình dị. An nhiên. Tự tại”. “Trong veo. Rực rỡ”. “Tôi sợ”. “Rẻ quá” “Bồng bền, phiêu diêu” “Tuyệt vọng thật” ….

Với cách thể hiện này, ta thấy đời sống nội tâm được miêu tả một cách tập trung, chủ đạo, trực tiếp, thẳng thắn và lớp từ chỉ tâm trạng cảm xúc có vai trò như phương tiện liên kết mạch văn. Đồng thời đây là cách thể hiện mang phong cách, dấu ấn riêng của Nguyễn Ngọc Tư.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w