Lớp từ miêu tả tâm trạng cảm xúc đa dạng về từ loạ

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 35)

Theo Đỗ Thị Kim Liên , từ loại được định nghĩa như sau: “Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngử pháp, được phân chia dựa theo ỳ nghĩa phạm trù, theo khả năng kết hợp trong cụm từ và trong câu, thực hiện những chức năng kết hợp trong cụm từ và trong câu, thực hiện những chức năng ngữ pháp khác nhau” [12, Tr 14]. Như

vậy, dựa vào những đặc điểm ý nghĩa khái quát khác nhau của các lớp từ, khả năng kết hợp của chúng trong cụm từ, trong câu, chúng tôi tìm ra những từ lọai khác nhau của lớp từ chỉ tâm trạng và cảm xúc. Chúng tôi đã thống kê được 3 từ loại tiêu biểu thuộc nhóm thực từ, đó là: danh từ, động từ và tính từ.

Bảng thống kê phân loại lớp từ miêu tả tâm trạng, cảm xúc theo tiêu chí từ loại ở một số tạp văn của tác giả Nguyễn Ngọc Tư

TT Từ loại Từ loại Tên tác phẩm Tổng số Danh từ Tính từ Động từ Chỉ trạng thái Chỉ hành động cử chỉ 1 Atép –Km ký sự 137 8 (5,8%) 47 (34,3%) 73 (52,3%) 9 (6,5%) 2 Chân không 88 20 (22,7%) 20 (22,7%) 20 (22,7%) 12 (13,6%) 3 Của người của

mình 71 14 (19,4%) 32 (45%) 23 (32,4%) 2 (2,9%) 4 Người giàu cũng… giấu 101 8 (7,9%) 10 (9,9%) 64 (63,4%) 19 (18,8%)

Bảng thống kê phân loại trên cho thấy kết quả khảo sát lớp từ miêu tả tâm trạng cảm xúc trong tập Ngày mai của những ngày mai về mặt từ loại như sau:

-Danh từ như: cơn hoang mang mệt mỏi này, niềm hy vọng mãnh liệt, sự vô

định, (sự) chờ đợi, cuộc vui, sự ganh tị… chiếm trung bình trong các truyện đã khảo

sát là 14,05%.

-Tính từ như: sang trọng, quá xa, rách, cũ, tiêu tan, nguy hiểm, vắng, thưa, dã

man, lạ hoắc, xa xôi, trong vắt, lạnh ngắt, hừng hực… chiếm trung bình 28% trong các

truyện đã khảo sát. Động từ:

- Loại động từ chỉ trạng thái như: háo hức, hồ hởi, hứng khởi, nôn nao, biến

mất, thót tim, miên man, mải miết, chán, thèm, ngó ra, đói, hơi hoảng, ghê, hối hận, mơ mộng, nhớ, ngàn ngẫm, mong, buồn chán, ấm lòng, cảm động, nghĩ quẩn, ghen tị, ấm ức, hơi tức, nghẹt thở, mệt mỏi, lo toan, uổng, ứa gan, bồn chồn, lo, thắc thỏm, nghĩ tội, buồn, bực mình, xấu hổ, tự hào, căm ghét, ngẫm ngợi, áy náy, thắc mắc, không thích, mắc cười, thẫn thờ, ngơ ngác, đau nhói, giả vờ… chiếm trung bình 42,2% trong tổng số các truyện đã khảo sát.

-Loại động từ chỉ hành động: lúi húi, nói lí nhí, reo lên, chỉ trỏ, bẻ tay, nhõng

nhẽo, ngủ, thức dậy, rong ruổi, cười, buột miệng, giấu, mặt cúi gầm, cằn nhằn, khoe, ngồi bó gối, than, dậm chân, dậm cẳng, ngó, trố mắt… chiếm trung bình 10,5% trong

các truyện đã khảo sát.

Trong các từ loại trên động từ chỉ trạng thái chiếm số lượng lớn nhất (42,7%), ý nghĩa từ loại này thường là trực tiếp chỉ tâm trạng, cảm xúc nhân vật. Danh từ, tính từ được sử dụng ít hơn. Trường hợp là danh từ thường là hiện tượng danh từ hoá động từ.

Trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, mặc dù động từ chỉ hành động không nhiều bằng tính từ nhưng có hiệu quả đặc biệt trong miêu tả nội tâm nhân vật.

Động từ miêu tả hành động có những đặc điểm sau khi tham gia vào lớp từ miêu tả tam trạng, cảm xúc:

-Chỉ hiểu đựơc nghĩa của chúng khi đặt trong ngữ cảnh.

-Làm tăng tính hàm ẩn, tính diễn cảm và tính hình tượng cho ngôn ngữ tác phẩm.

Cụ thể là khi khảo sát các hiện tượng sử dụng động từ chỉ hành động, cử chỉ, trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi có nhận xét: Hành động được miêu tả phải đặt trong mạch truyện, trong ngữ cảnh mới được hiểu đúng nghĩa của nó. Nếu động từ chỉ trạng thái biểu hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc nhân vật thì động từ chỉ hành động tham gia vào trường nghĩa miêu tả tâm trạng cảm xúc với tư cách là “đơn vị vay mượn”

[4; Tr 254] theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu. Bản thân nó có thể tự thân thể hiện nội dung biểu đạt và nếu đặt cạnh các từ loại khác thì khả năng biểu đạt của lời văn càng xuất sắc hơn.

Tình yêu mãnh liệt của người mẹ trẻ, được biểu hiện qua hàng loạt những từ ngữ diễn tả hành động, cử chỉ: “..Suốt đêm đó mẹ trẻ không ngủ, cứ nắn tay, rờ chân,

lật lưng ra săm soi từng bớt đen, bớt đỏ của con. Đứa bé cũng chẳng ngủ yên vì mẹ cứ hôn hít khắp mình…..Sáng sau, người xin đứa bé hí hửng tới sớm mang theo chút tiền

hậu tạ, con nhỏ quăng tiền ra cửa, vừa khóc dãy, vừa chửi bới… Nó chồm lên

choàng qua đứa bé, nước mũi chảy kéo dây kéo nhợ lòng thòng …” (Mẹ)

Cái cảm giác an lành, tự tại của người phụ nữ bao năm vác đơn đi kiện- trong mơ ước cuả tác giả- được thể hiện bằng những từ ngữ chỉ việc làm nhàn hạ của đời thường: “Tôi thích nhìn các chị nằm trên võng, hát vọng cổ thật hiền…” (Đường chân

Hay tâm trạng xa nhớ của bà mẹ già có con gái lấy chồng ở bên kia sông, cô không về thăm, bà cũng chưa được sang đã được Ngọc Tư miêu tả bằng cách kết hợp từ chỉ việc làm với từ chỉ trạng thái của bà mẹ: “Con gái bà đã sang bờ, và chiều chiều ra đứng cửa sau ngó sang, bỗng bùi ngùi như đã quá xa xóm cũ, nhà cũ” ( Bên

sông).

Như vậy ta thấy rằng, các từ loại khác nhau đều có thể tham gia biểu đạt tâm trạng, cảm xúc trong lời văn, chúng cộng hưởng, nâng tầm khả năng biểu đạt cho nhau. Với sự vận dụng khéo léo, tài tình này của Nguyễn Ngọc Tư, một lần nữa ngôn ngữ nghệ thuật đã thể hiện được tính đa nghĩa của mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w