Lớp từ miêu tả tâm trạng cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 38)

Có thể nói toàn tập tạp văn Ngày mai của những ngày mai… là cả một thế giới thu nhỏ, bởi nó thể hiện đầy đủ những tâm trạng, những biến thái, cung bậc của “thế giới nội tâm người’. Những biến thái đa dạng và cũng không kém phần phức tạp, do vậy thật khó xác định được bao nhiêu cung bậc, và vốn vĩ ranh giới của những cảm xúc là mong manh, vô cùng. Tuy nhiên do nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi xin tạm phân biệt thế giới tâm trạng trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư thành ba nhóm như sau:

-Nhóm từ thể hiện cảm xúc, tâm trạng mang tính chất vui: sung sướng, vui, háo hức, hứng khởi, nôn nao, tuyệt, cười, hài hước, hả hê, thấy no…

-Nhóm từ thể hiện cảm xúc mang tính chất buồn, “âm tính”: cồn cào, lặng đi,

nhói lên, thắt lòng, hối hận, giận dữ, tê tái…

-Nhóm từ thể hiện cảm xúc trung lập, hoặc thiên về miêu tả sự vật: tào lao,

thương nhớ, xa xôi, ngon, chờ đợi, hy vọng, è ạch, lùn beo lùn bít, chống chế, đông đúc, chen chúc…

Nhìn chung, lớp từ thiên về miêu tả tâm trạng buồn, trăn trở, suy tư là phần lớn. Tuy nhiên những nỗi niềm ấy là đáng trân trọng, đáng quý, bởi nó xuất phát từ lòng yêu thương, sẻ chia, đồng cảm, khát khao hạnh phúc, công bằng. (Những điều này sẽ được tiếp tục làm rõ trong nội dung: Vai trò ngữ nghĩa của các lớp từ trong tạp văn

Nguyễn Ngọc Tư (Chương III))

2.2.2. Lớp từ địa phương

Cũng như bao con người bình thường khác, mỗi nhà văn thường neo đậu hồn mình với một địa danh, một quê hương mà mình gắn bó. Thể hiện hình bóng quê hương trên trang viết là một trong hững cách đền đáp nghĩa tình đối với mảnh đất mà mình yêu thương. Và việc lấy vốn từ ngữ địa phương nơi mảnh đất mà mình gắn bó làm ngôn ngữ biểu đạt trong tác phẩm cũng là một hướng đi mà nhiều nhà văn lựa chọn. Đọc văn Nam Cao, ta thấy một phong cách Bắc đặc trưng. Giọng văn Tô Hoài

cho biết ông là nhà văn của đất kinh kỳ Trường An ngàn năm văn vật, gần với ngôn ngữ chuẩn về ngữ âm nhưng có thể nhận ra cái riêng với vốn từ vựng ngữ nghĩa của một vùng phương ngữ. Trong thực tế, nhà văn của miền Bắc chất phương ngữ ít lộ rõ, bởi nó gần với ngôn ngữ chuẩn. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư là con người gắn với vùng đất Mũi, lời ăn tiếng nói của con người nơi đây đã đi vào tác phẩm cảu chị và thực sự đem lại giá trị thẩm mĩ. Lớp từ địa phương được xem là một đặc điểm phong cách thể hiện phong cách ngôn ngữ tác giả trong Ngày mai của những ngày mai…

2.2.2.1. Những thống kê định lượng

Trong tất cả 32 bài viết được khảo sát, tất cả các truyện đều có sử dụng từ địa phương. Từ đại phương ở trong mỗi tác phẩm cố tần số xuất hiện khá đều nhau. Sau đây là kết quả khảo sát của chúng tôi:

Bảng thống kê tần số sử dụng từ địa phương trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

STT Tên tác phẩm Số lượt sử dụng

STT Tên tác phẩm Số lượt sử dụng

1 Chân không 11 10 Đất cháy 74

2 A Tép-Km ký sự 18 11 Ván cờ 23

3 Nhớ bèo mây 8 12 Đường chân trời

thì xa

42

4 Bên sông 49 13 Giữa bầy đàn 3

5 Buồn buồn nói chuyện buồn chơi

15 14 Hạt gửi mùa sau 48

7 Còn gì khi vẫy chào nhau

28 16 Người mỏi chân chưa

14

8 Khúc ba mươi 32 17 Láng giềng một

thủơ

25

9 Làm sông 10 18 Ngày mai của

những ngày mai

18

2.2.2.2. Nhận xét

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 38)