Vai trò của các lớp từ ngữ trong việc thể hiện những trải nghiệm, triết lí về cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 57)

c. Từ địa phương xuất hiện nhẹ nhàng, tự nhiên, hợp lí phù hợp tình tiết, hoàn cảnh, đối tượng miêu tả.

3.2.Vai trò của các lớp từ ngữ trong việc thể hiện những trải nghiệm, triết lí về cuộc sống.

về cuộc sống.

Văn học vốn vĩ là cuộc sống đã được khúc xạ qua lắng kính nhà văn. Đồng thời, do tính đặt thù của tạp văn là ghi nhận và bài tỏ chính kiến về các hiện tượng xã hội. Cho nên, các hiện thực lạ, quen và một chút lập luận, tiết lí sẽ vừa là xuất phát điểm vừa là cái đích cuối cùng của các bài viết. Qua cách nhìn riêng, sâu sắc, tinh tế, các hiện thực mà Nguyễn Ngọc Tư đề cặp đến là lạ, ngồn ngộ, quen quen, dung dị mà độc đáo, thấm sâu và có nhiều dư vị trong lòng người đọc.

Cuộc sống có quá nhiều khoảng cách: không gian của bên này – bên kia, giàu - nghèo, sâu sắc- nông cạn… Đặc biệt, chị là một “cô bé chân không bước vào đời”, viết bằng tất cả sự nhiệt thành, để rồi “vấp cái rễ cây, té ngã”, và “máu ứa ra”. Có những vết thương khác còn đáng sợ hơn : “đau quặn, đau buốt vì một vết thương khác, đó là

sự côn đơn khi đi giữa đám đông mà đám đông chẳng thấy mình, chẳng hiểu mình”.

Cuộc sống vốn thế, ta vẫn cứ hay bị “lạc giữa bày đàn”, bơ vơ ,cô đơn, xa cách. Hình ảnh một dòng sông, chút triết lí cứ ám ảnh chị khôn nguôi: “Và những dòng sông vô

hình cứ vẫn chảy miên man, xuôi ngược giữa đời, để người không gần được với người, để bờ này xa lạ, lơ đãng với bờ kia”.

Cũng là sự bơ vơ, lữ thứ, Ngọc Tư và bao người xa ngoại, xa vùng đất của tuổi thơ, cứ thấy mình như những cây gòn lạc. Chị hỏi người và tự hỏi lòng: “Sao gòn

không về bờ kinh liếp chuối, về cái nơi còn những người nghèo chờ tháng Ba về hái bông gòn để chăm chút nâng niu giấc ngủ cho người thân? Sao những cây gòn lại đứng đây, treo chùm trái lên cao, như những dấu chấm than buông lững bên trời, buốt nhức.” . “Sao gòn không về”, đấy đã như một quy luật cuộc sống, dẫu buồn, dẫu nhớ

thương, con người vẫn cứ dấn thân cho lẽ mưu sinh, cho những khát vọng chinh phục. Sống để sẻ chia, đồng điệu, gần gũi, trang trải yêu thương… dường như thời ấy đã qua. Cuộc sống “mới” với nhu cầu, toan tính chạy đua, bon chen, cạnh tranh, buộc người ta phải giấu đi tất cả, “người giàu cũng giấu”. Nhờ bài viết của Ngọc Tư, sau khi ngẫm ngợi, ta giật mình nhận ra điều ấy quá đúng. Sự sẻ chia dường như là sự cản trở cho những bước tiến. Chỉ khi âm thầm, lặng lẽ toan tính con người mới cảm thấy an toàn trong cuộc chạy đua, vũ khí bí mật được tung ra ở phút cuối, đối phương mới điêu đứng, mới trở tay không kịp. Muốn vượt qua đối thủ, con người buộc giấu đi tất cả. Cái hành động giấu nhau như thể thành bản năng sinh tồn của mỗi con người: thắng đối phương và tránh thành “mục tiêu bị rượt đuổi”. Cứ thế, bất đắt dĩ, họ giấu nhau và rượt đuổi nhau: “Bỗng dưng biết rằng, cái món tiền mà mình vắt óc kiếm được hôm nay

dường như làm cho vài người đau nhói. Không phải vì sự ganh tị mà vì cuộc rượt đuổi đã quá mệt, quá mõi mòn… Và để ai đó nuôi hy vọng, chị buộc phải giả vờ mình không phải là người đi quá xa, phía trước”.

Đọc Ở trọ, mới hay “cuộc đời cũng là nhà trọ”, mỗi người chỉ là một khách thuê phòng, đến rồi chẳng biết sẽ ra đi lúc nào. Cũng như Lưu Quang Vũ có câu “…Xanh trên đời chốc lát, mà tình cờ gặp nhau, vừa ngắn ngủi vừa dài lâu, lúc tan xuống lại mỗi người mỗi ngã…”. Điều ấy nghe man mác buồn. Nhưng không phải vì thế mà họ

nhìn nhau như bèo dạt mây trôi, dẫu không là phật, nhưng hãy cứ tin vào và trân trọng chữ duyên: “thiện hạ biết bao người mà hết đời mình dâu thể gặp, nhưng nếu gặp được

dù chỉ phút chốc thôi, chắc là có duyên với nhau. Duyên trời. Nên ông dốc cạn lòng mà thương họ” (Nhớ bèo mây). Triết lí ấy là tuyên ngôn của cuộc sống tình người, chắc

chắn là một lí tưởng sống đẹp, một dư âm vang vọng thật lâu trong lòng bạn đọc.

Ở đời, ta có lắm thứ để quên và bị quên, nhiều lúc không cần phải ngạc nhiên hay bàn cãi thêm về chúng. Nhưng đôi khi, có những điều quên, ta tiết rẽ đến khôn cùng, dẫu rằng đã nhớ, đã tiếc nuối nhưng không bao giờ lấy lại được: quên cảm thụ cuộc sống. Nguyễn Ngọc Tư đã tìm đuợc nguyên nhân từ lối sống gấp ấy: “Tại sao ta

phải để tâm trí vào hoạch định cuộc đời mình, phải hối hả đến tới nơi nào đó mà bỏ

qua, quên lãng bao nhiêu điều tuyệt đẹp bên đời”. Triết lí ấy cũng là sự cảnh tỉnh cho

những tâm hồn đang dần sơ cứng ,chai sạn, vô cảm. Cuộc sống đôi lúc nên bỏ qua những hoạch định, cưỡng cầu, hãy cứ để cho tâm hồn lắng động, miên man, như sông, như nước: “Bây giờ chỉ một mình trôi đi, thấy mọi thứ cùng mông lung với mình, đẹp

mà lạ, như mới gặp lần đầu, ngọt lành, mộng mị. Sông dường như vẫn thường trôi

như vậy”, “và nước thì đâu thèm quan tâm mình chảy về đâu”. (Nước chảy về đâu)

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 57)