Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 47)

c. Từ địa phương xuất hiện nhẹ nhàng, tự nhiên, hợp lí phù hợp tình tiết, hoàn cảnh, đối tượng miêu tả.

2.3.Tiểu kết chương

Khảo sát tập tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi thấy có hai lớp từ nổi bật đáng chú ý, đó là lớp từ miêu tả tâm trạng cảm xúc và lớp từ mang sắc thái địa phương. Lớp từ miêu tả tâm trạng, cảm xúc trong tập tạp văn Ngày mai của những ngày mai..

được sử dụng rất đặc biệt, nó không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú đa dạng về chủng loại và cách sử dụng. Lớp từ này có vai trò rất lớn trong việc tạo nên giọng

điệu của nhà văn, đó là lời văn gợi cảm, đằm thắm, nhẹ nhàng, sâu lắng. Tạp văn Nguyễn ngọc Tư đề cặp đến tình người, tình đời. Mỗi chuyện có thể có mơ hồ hoặc không có cốt truyện, những tình tiết không cần lắt léo, cố tình huyền bí nhưng thật sự hấp dẫn người đọc bởi diễn biến nội tâm phức tạp, gắn liền khả năng cảm nhận cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc và chọn góc độ phản ánh thật gần gũi, chân thật của tác giả. Miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ đa dạng không lặp lại, với lối kết hợp từ đặc sắc, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến với chiều sâu tâm hồn, nhận thức hiện thực cuộc sống qua thế giới nội tâm phức tạp đầy biến ảo. Lớp từ miêu tả tâm trạng cảm xúc trong tác phẩm mang đặc trưng mã hoá rõ rệt của ngôn ngữ nghệ thuật. Bởi vậy, quá trình tiếp nhận văn bản đòi hỏi sự chiêm nghiệm, đồng cảm của tác giả.

Lớp từ địa phương được sử dụng trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư dã đạt hiệu quả cao. Tác giả đã thực sự làm chủ ngòi bút, làm chủ vốn từ để có sự gia công cần thiết trong việc chọn lựa lơp từ mang đậm tính địa phương để phục vụ cho ý đồ nghệ thuật trong sáng tác của mình.

Hai lớp từ nêu trên, khác nhau nhưng cùng song hành trong một chỉnh thể. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chúng không trùng lập nhau, chúng là hai hiện tượng tách biệt, có những nét độc đáo riêng. Hai lớp ngôn ngữ này cộng hưởng nhau, cùng nhau góp phần khẳng định bút lực trong quá trình vận dụng và sáng tạo ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư.

Chương 3: Vai trò ngữ nghĩa của các lớp từ trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư 3.1. Vai trò của lớp từ ngữ trong việc biểu đạt hình tượng nhân vật

“Trong thế giới nghệ thuật, có một số hình tượng tâm huyết nhất cứ trở đi trở lại nhiều lần như một “ám ảnh” đối với nhà văn. Những hình tượng như thế càng có tính phổ biến bao nhiêu càng có ý nghĩa sâu sắc bấy nhiêu”. [18; Tr 23]. Chính những

ám ảnh đó tạo nên bút lực cho mỗi nhà văn, giúp họ tạo nên những hình tượng khiến độc giả phải suy ngẫm. Tìm hiểu tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy nhân

vật người nông dân được chị mãi mê khắc hoạ trên tất cả các trang viết. Mỗi truyện là một số phận, là một tình huống, một cảnh đời không hề lặp lại thể hiện cảm nhận sâu sắc của tác giả về con người vả cuộc sống. Chị đã thành công trong việc sử dụng các lớp từ ngữ sở trường vào việc thể hiện hình tượng nhân vật. Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư là những vùng quê lam lũ, những mảnh đất hoang vắng của những tâm hồn tinh khiết đến hoang sơ

3.1.1.Vai trò các lớp từ ngữ trong việc biểu đạt hình tượng người nông dân

Trong “Đất cháy”, hình ảnh người nông dân, ông Hai, hiện ra “đẹp đến ngỡ ngàng người đọc”. Ông đẹp vì lòng cao thượng hi sinh, tình yêu dành cho đồng chí , bạn bè, chưa hề kể lể, mong đền đáp và không lời oán trách trước sự quên lãng của người đời. Sự cho đi đối với ông như là nhiệm vụ, bổn phận, thiên chức, ông sinh ra trên này là để cho đi mà không hề nghĩ ngợi vì sao mình phải cho hay mình sẽ nhận lại được gì.

Trong tình bạn bè, ông Hai tốt đến mức “vô lí”. Cái hành động “ dăm ba tháng ông xuống xuồng chèo đằng đẵng từ khuya xa đến trưa hôm sau, vượt chặng đường gần năm cây số qua Đấm Bà Tường, Rau Dừa, Cái Rắn chở đến nhà tôi mươi giạ lúa, mấy buồng dừa nước, một thúng nếp thang hay mấy con vịt xiêm đen trũi, mớ cá đìa rọng trong thùng” chỉ bắt nguồn từ việc “ ba tôi và ông chỉ là anh em kết nghĩa, chỉ là văn phòng tỉnh uỷ trú đóng ở nhà ông, mỗi khi làm việc xong ba tôi theo ông vác phảng đi phát bờ, cuốc dất trồng rau, giăng câu, đặt trúm rồi nặng nghĩa tình, cùng

nhau đi qua biến cố cuộc đời”.

Nghĩa tình cao đẹp của ông không phải được khẳng định qua mươi (giạ lúa),

mấy (buồng dừa nước, vịt xiêm), một (thúng nếp than), mớ (cá tát đìa), mà được

khẳng định qua từ đằng đẵng. Cuộc hành trình từ khuya xa đến trưa hôm sau bằng chèo xuông, không gian dài từ Đầm Bà Trường, qua Rau Dừa, Cái Rắn, mới là thước đo của nghĩa tình. Lòng ông mênh mông nhưng là thực thể tinh thần, không thể nắm,

bắt, đo lường được, Ngọc Tư đã cụ thể hoá nó lên bằng không gian rộng, thời gian dài và một từ đằng đẵng. Tất cả những điều đó làm cho những cái “một, mấy, mươi” bỗng chốc hoá ra lớn lao và làm người nhận xúc động nghẹn ngào: “ …ba má tôi rưng rưng,

lóng ngóng hỏi một câu ngớ ngẩn, “Anh hai mới lên? Chị Hai với mấy đứa nhỏ cũng khoẻ?”. Thái độ của người nhận càng khẳng định nét đẹp của người cho.

Tình bè bạn là một cấp bậc, ở cấp bậc cao hơn, tình đồng chí, đồng bào, ông càng đẹp đến lạ kỳ. “Chuyện rằng, một buổi sáng có người từ căn cứ tỉnh uỷ Phú Mỹ

chèo xuồng qua Đầm Bà Tường, đến ngôi nhà chơi vơi ngoài đồng của ông, cười cười đi từ trước ra đằng sau, dạo một vòng ngoài hè, nghiêng ngó khu vườn, cười cười hỏi “Văn phòng tỉnh uỷ tính mượn nhà anh làm việc một thời gian, anh Hai thấy sao?”. Ông thấy mình …gật đầu. Những người khách lạ chuyển đến ngay tối hôm ấy. Từ tối ấy, nhường cả gian nhà trên cho khách, gia đình ông bắt đầu những cuộc cho đi. Những bữa cơm canh tươm tất. Những khuya soi đèn canh nòi cháo vịt xiêm, mà nghĩ món ăn cho đêm mai, không biết lại cháo gà hay chè đậu trắng khoai môn cho mấy anh em đỡ lòng. Mỗi khi có cuộc dịch chuyển, bịn rịn chào nhau xong, khách đã thấy

lặng lẽ dưới xuồng một hũ mắm lóc, ít buồng chuối xiêm, ít nếp mới… Khách đi rồi,

trong nhà nghe chẩng hẩng, bữa cơm lạt lẽo, ngó nồi cơm nhỏ xíu thấy …vô duyên. Mới biết chưa bao giờ nhà ông coi những kẻ ra đi là khách. mới biết sự cho đi đã

thành thói quen. Hôm sau, nhóm công tác khác đến, ông lại hớn hở chống xuồng đi

đặt trúm. Đám con hớn hở rựơt bắt gà, lại bắt đầu hành trình thương yêu, bảo bọc… Rồi họ cũng rời đi, nỗi nhớ vời xa, gởi theo những người lũ lượt trở về thành phố, khi cuộc chiến đã tàn”.

Chúng tôi đã trích một đoạn khá dài, có lẽ lúc này, người nghiên cứu khảo sát như chúng tôi nên im lặng, cho chính ngôn ngữ tác giả lên tiếng. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã diễn tả thật đắt với: gật đầu, những cuộc cho đi, bịn rịn,

nỗi nhớ vời xa… Hành trình yêu thương mới đáng cảm phục biết bao khi tất cả trong

lặng lẽ. Và khi họ quên đi, ông vẫn không trách hờn: “…tụi tao có chờ đợi, hy vọng gì đâu, thiệt mà. Hồi đó cho đi chớ hề nghĩ là sẽ nhận lại. Chỉ là lâu lâu nhớ anh em,

không biết còn mất..” Ông vẫn quan tâm, vẫn nhớ dẫu rằng họ quên nhớ ông. Nhân

vật người nông dân, Ông Hai, lưng oằn, bụng teo hóp bằng hai bàn tay nối lại mà đẹp sáng ngời trên trang văn Nguyễn Ngọc Tư. Ông tô điểm cho tập thể những con người nông dân của cả một vùng Đất Cháy: “hai tiếng đất Cháy là nỗi xao xuyến không tan.

Như thể quê mình ở đó, như sinh ra ở đó, cuống nhau còn chôn ở đó, như thể ông là ruột thịt của mình”

Nhân vật ông hai cho đi, thành ra rất đẹp, thế nhưng một ông già khác lại đẹp vì ông luôn giữ lại thật kĩ. Đó là nhận vật ông già trong “Hạt gửi mùa sau”, bởi cái ông

luôn cố giữ gìn là “giữ cho tụi nhỏ không xuề xoà, lười biếng. Giữ một nếp nhà, giữ

phong tục cũ…”

Nhân vật ông già hiện lên thật rỏ nét, có cá tính riêng qua cách miêu tả chân thật của Ngọc Tư: “cằn nhằn, cử nhử, mừng quýnh”; qua lời thoại: “rỏ ràng, mất biệt

rồi, kỳ quá, nằm chình ình”; qua tính bảo thủ: ““Ông mà gọi là bông thĩ tụi nhỏ

không được gọi là hoa, ông nói hoa là hoa hồng hoa huệ gì đó, còn mồng gà, vạn thọ

hay sao nhái thì phải kêu bằng bông, cũng như núm mối mà cứ học đòi nấm mố, cái thứ dân dã, mọc vườn hoang phải kêu sao cho dân dã, dễ nghe. Ông mà đọc được bài này, hẳn ông giãy nảy lên, cái gì mà gửi, gì mà hạt, sao không nói gởi hột”; qua việc

làm: “suốt ngày tha thẩn ngoài sân, sửa sang, uốn lại mấy bụi chùm rụm, tỉa hai cây

sọp, chăm sóc đám bông…”

Sự lo lắng cho sức khoẻ, mong cho ông được an nhàn nghỉ ngơi của con cháu khiến chúng giấu đi gói hạt giống hoa tết. Nhưng hành động ấy lại phản tác dụng:

“ Không thể tưởng tượng được . Tết này lại không có bông, ông rầu rĩ, nằm

nắng, thở dài cái hự, mắt hoang vắng, thất thần. Tụi nhỏ đã dự tính trước, ông già sẽ buồn, nhưng nghĩ nỗi buồn qua mau, mai mốt ông quên tuốt. Nhưng ngó bộ dạng ông

vẫn long đong tìm kiếm, tụi nó hoảng hồn. tết sau , sau nữa, ông cũng sẽ nhớ hoài mùa bông cũ. Tụi nhỏ nhận ra, ông già trồng bông không hẳn vì chúng đẹp mà trồng để thấy tuổi xế bóng còn làm được việc thần kỳ, còn có thể vun đắp sự sống từ bàn

tay cứng queo, gân guốc, trồng bông để nhớ cái thời sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu”

Ông già đã cố sống có ích dẫu rằng ở tuổi xế bóng. Ông giữ nếp nhà phong tục cũ, giữ gìn những gì tốt đẹp cho cuộc sống. Hình ảnh một ông già rất Việt Nam! Đâu đấy vẫn bao con người như thế, dẫu việc làm giản đơn, nhưng có gì lớn lao hơn là giữ

hạt.

Để ca ngợi những người dân thôn quê, Nguyễn Ngọc Tư làm một điều rất đỗi “khôn khéo”, đặt họ vào giữa cái lành lạnh của thị thành, để thấy họ ấm ấp và nhiệt

thành. “Người nhà quê” lên phố, trong Láng giềng một thuở, xuất hiện vào một sớm

mai, nhoẻn cười, xởi lởi, “dì sáu em đi Mỹ chơi rồi vợ chồng em ở trong quê ra giữ

nhà dùm. Chế thứ mấy? Em kêu cho tiện..” “Nhà quê chính hiệu”, Ngọc Tư đã phác

thảo đôi nét và nhân vật chị lấy đó là lí do để yêu người hàng xóm mới.

Đôi vợi chồng nông dân hiện lên đối lập với những im lìm, khép kín, mờ nhạt

của người hàng xóm cũ. Đôi vợi chồng hay “đợi ảnh về ăn chung”, nghe cải lương “vỗ đùi cái đét”, “ấm ức đòi vặn cổ” nhân vật phản diện, “ru con bằng bài vọng

cổ”… Họ sống nghĩa tình dẫu không ở quê nhà: “bưng cho tô bí hầm dừa ăn lấy

thảo”, “thắc tỏm: Lát nữa cơm nước cho mấy đứa nhỏ xong, em đi giùm đám. Tội

nghiệp nhà họ ít con cháu nên bếp núc không ai lo”.

Bằng loạt từ có vẻ như miêu tả khách quan một người nông dân nhưng vô hình chung tác giả đang ca ngợi, tự hào, để cho bao người quý trọng thương yêu họ: “Biết

nhau chỉ đôi ba tháng mà thấy như đã một thuở là láng giềng” và “thấy sót ruột khi nghĩ tới cái cảnh người chủ cũ quay về” để rồi “nghe thương nhớ ngùi ngùi”.

Xây dựng hình tượng nhân vật người nông dân như đã thành kĩ xảo đối với Nguyễn Ngọc Tư. Đối với nhân vật phụ, chị không cần kể, tả dài dòng, chỉ cần thoáng qua, nhưng rất rõ nét, tinh vi về ngoại hình, đức tính: “ Một em nhỏ quên chào người lạ vì bận hì hụi trên đất dùng chai sành lăn cho láng nền nhà. Một đứa bé mới mười tuổi đấu mà thơm thảo, đãi chúng tôi món cá lóc nướng rơm, khoái chí khi thấy khách (lớn đầu mà khờ) không biết ăn theo kiểu miệt vườn, vầy nè, dễ ợt… Một cô gái

đen giòn, coi ti vi mà vẫn thoăn thoắt bó chỗi rơm như thể tay cũng có mắt, thẹn thò

khi hỏi tới chuyện chồng con “Em xấu ỉnh, ai mà thương”. Những anh con trai cục

mịch, lầm lì, nói chẳng ra câu cụt câu què mà khi cất giọng ca bỗng trở nên đắm mê, ngọt ngào lãng tử.. mỗi lần nắm níu từ giã, mỗi lần nghe bà con nhắc vói theo “Đi mạnh giỏi cháu ơi, cho gởi lời thăm hết thảy bà con ngoài đó”

Như vậy, nhân vật trong các tác phẩm cảu chị trước hết là những con người quê mùa chân chấc, có cuộc sống phóng khoáng, có cá tính riêng, mang phong cách đặc trưng cảu người Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 47)