2.1.5.1. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hoà Bình tính đến 1/1/ 2010 là 4.608,7 km2 , có độ màu mỡ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng. Với hàng trăm ngàn ha đất gồm các lô đất liền khoảnh có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau nhất là trồng rừng, trồng cây công nghiệp để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản và phát triển công nghiệp. Phần đất trống, đồi núi trọc khó phát triển nông nghiệp và trồng rừng có diện tích khá lớn thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng các KCN.
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hoà Bình
STT Mục đích sử dụng đất Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
Tổng diện tích tự nhiên 467.361,4 100,0 468.309,8 100,0 460.869,1 100,0
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 300.230,8 64,2 307.807,3 65,7 353.074,9 76,6
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 55.698,0 11,9 56.088,2 12,0 64.390,2 14,2 1.2 Đất lâm nghiệp 243.072,9 52,0 250.198,7 53,4 285.936,9 62,0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.243,8 0,3 1.334,9 0,3 975,26 0,13 1.4 Đất nông nghiệp khác 216,2 0,0 185,4 0,0 1.772,5 0,3
2 Đất phi nông nghiệp 57.416,8 12,3 58.504,1 12,5 58.906,5 12,8
2.1 Đất ở 20.402,4 4,4 20.270,0 4,3 19.317,0 4,2 2.2 Đất chuyên dùng 16.446,8 3,5 17.374,1 3,7 24.022,5 5,2 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 7,9 0,0 12,7 0,0 25,3 0,0 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.989,8 0,4 1.981,2 0,4 2.220,0 0,5 2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng 18.529,7 4,0 18.805,9 4,0 13.285,6 2,9 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 40,1 0,0 60,4 0,0 35,2 0,0
3 Đất chưa sử dụng 109.713,9 23,5 101.998,4 21,8 48.887,7 10,8
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3.116,0 0,7 3.145,7 0,7 2.216,6 0,5 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 87.784,7 18,8 80.283,5 17,1 29.863,2 6,5 3.3 Núi đá không có rừng cây 18.813,2 4,0 18.569,2 4,0 16.808,0 3,7
Nguồn: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh Hoà Bình còn khá lớn, năm 2010 chiếm 10,8% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng.
2.1.5.2. Tài nguyên rừng
Năm 2010 diện tích rừng của tỉnh Hoà Bình có 285.936,89 ha chiếm 62,04% diện tích tự nhiên; trong đó đất rừng sản xuất có 144.138,72 ha (chiếm 31,28%), rừng đặc dụng có 29.537,73 ha (chiếm 6,41%) và rừng phòng hộ có 112.260,44 ha (chiếm 24,35% diện tích tự nhiên).
Hệ thực vật rừng khá phong phú với các thảm thực vật rừng xanh nhiệt đới và á nhiệt đới. Trên các khu rừng tự nhiên hiện có trên 20 loài thực vật rừng tương đối phổ biến, trong đó có nhiều loại cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao như de, dổi, lim, sến, táu, chò chỉ, chò nâu, lát chun, lát hoa, pơ mu, thông 5 lá,... Trên diện tích rừng trồng có
các loại cây phổ biến nhất là luồng, lát, lim xanh, lim sẹt, mỡ, de, keo, thông,... Tại các khu rừng mới khoanh nuôi, phục hồi chủ yếu là cây ưa ánh sáng, mọc nhanh như dẻ, trẹo, ngát, keo...
Về trữ lượng rừng nhìn chung thấp, chỉ khoảng 15% diện tích rừng gỗ tự nhiên có cấp trữ lượng IV (rừng trung bình) còn lại rừng nghèo. Rừng tre, nứa chủ yếu là nứa vừa, mật độ khoảng 5.000 - 7.000 cây/ha. Rừng trồng trữ lượng bình quân khoảng 70 m3/ha.
Hệ động vật rừng, nhìn chung hiện tại nghèo về cả số loài và số lượng của từng loài. Hiện chỉ còn một số loài như gấu, lợn rừng, các loài khỉ, cầy, cáo, gà rừng, rùa núi, nai,... nhưng số lượng không nhiều.
2.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản
Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được tổ chức khai thác như: Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi... Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn. Ngoài ra còn có nhiều mỏ khoáng sản đa kim: Đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, photphorit,... có trữ lượng ở các mức độ khác nhau. Thế mạnh về khoáng sản của tỉnh là đá để sản xuất vậtliệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, nước khoáng khai thác với quy mô công nghiệp
2.1.5.4. Tài nguyên du lịch
Hoà Bình có hệ thống sông suối phong phú, với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi. Ngoài ra, tỉnh còn có số lượng các hồ, đầm khá lớn, góp phần quan trọng cho việc điều hoà vi khí hậu trên địa bàn, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Nguồn nước khoáng phong phú cũng là thế mạnh đối với việc phát triển du lịch của Hoà Bình.
Các khu vực có đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái là các KBTTN: Hang Kia - Pà Cò, KBTTN Thượng Tiến, KBTTN Pù Luông (chung với Thanh Hoá), KBTTN Phu Canh, KBTTN Ngọc Sơn, VQG Cúc Phương (chung với Ninh Bình và Thanh Hoá), VQG Ba Vì (chung với Hà Nội) và khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ Hoà Bình.