2.1.3.1. Đặc điểm địa chất
Cấu tạo địa chất tỉnh Hoà Bình gồm 2 phần khác nhau, phần cấu tạo do các đá cổ và phần do các đá trẻ của thời kỳ đệ tứ tạo thành, điểm khác nhau của 2 phần này được phản ánh rất rõ về mặt địa hình.
Đại bộ phận đất đai tỉnh Hoà Bình là đồi núi cổ. Căn cứ tài liệu khảo sát địa chất các công trình đã xây dựng và các vết lộ địa chất, lòng suối thường có cấu tạo lớp cuội sỏi dày từ 1,2 m đến 5,6 m có khi trên 10 m; phần vách 2 bờ được đất lấp nhét tương đối chặt. Với những đập đất, hồ chứacột nước thấp việc xử lý mất nước do địa chất nền không phải là vấn đề lớn. Các đập dâng có nền phần lớn là đất đá mẹ, đôi chỗ đá lộ trên bề mặt, nên nền các công trình rất ổn định. Các tuyến kênh dẫn của công trình tưới phần lớn đi ven sườn đồi hoặc vùngđất dốc nên ổn định mái kênh là vấn đề cần phải quan tâm.
2.1.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng tỉnh Hoà Bình được tạo thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên phân bố phức tạp và có tầng dày thay đổi nhiều nhưng nhìn chung nó là sản phẩm phong hoá, tích tụ, rửa trôi của các loại đá mẹ có trong các lưu vực. Tỉnh Hoà Bình có trên 30 loại thổ nhưỡng khác nhau, đất thích hợp với cây lúa (đất ruộng) chỉ chiếm khoảng 12% so với tổng diện tích đất đai, còn lại là thích hợp với cây trồng cạn như ngô khoai, sắn và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác như mía, chè .. Đất ven đường 12A, ven đường 21; quốc lộ 6 (đất đồi) có khả năng trồng cây ăn quả như mía, mận, nhãn, vải, ...