Phương hướng khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình Weap trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 107)

Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.

Chính vì vậy, việc khai thác, sử dụng NDĐ cần được thực hiện tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

+ Tất cả các loại hình khai thác chỉ thực hiện khi có kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho phép.

+ NDĐ có chất lượng tốt cần được khai thác ưu tiên cho ăn uống, sản xuất công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp có công nghệ cao và các hoạt động dịch vụ có giá trị kinh tế.

+ Giải pháp khai thác cần được thực hiện theo hướng đa dạng hoá các loại hình khai thác, xã hội hoá công tác cung cấp nước, trong đó khai thác tập trung với công suất lớn, do các công ty Nhà nước đảm nhiệm được ưu tiên xây dựng ở các vùng có trữ lượng (công suất) khai thác lớn, các công trình cần phải dẫn từ các nguồn nước ở xa; khai thác đơn lẻ, khai thác cung cấp nước nông thôn do có công suất nhỏ, được ưu tiên sử dụng nguồn nước tại chỗ.

+ Khai thác NDĐ cần tính đến phương án đảm bảo ít có tác động tiêu cực đến môi trường.

+ Tài nguyên NDĐ tuy có khả năng tái tạo, song không phải là vô tận, do đó việc khai thác, sử dụng cần phải tính đến các phương án tối ưu, tiết kiệm nhất và phải nộp phí tài nguyên.

Kết quả tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình khoảng 790.776 m3/ngày và trữ lượng đã được điều tra, đánh giá cấp C1: 7.588 m3/ngày. Tuy nhiên tài nguyên NDĐ trên địa bàn vùng quy hoạch phân bố rất không đồng đều theo không gian và thời gian, điều kiện khai thác rất khó khăn. Chính vì vậy, việc khai thác, sử dụng NDĐ một cách hợp lý và mang lại hiệu quả cao về kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng. Trên cơ sở kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng bằng các công trình khoan, khai đào và thí nghiệm thực tế từ các đề án điều tra, đánh giá và tìm kiếm thăm dò NDĐ trước đây, đặc biệt là kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên nước (bao gồm cả nước mặt và NDĐ) trên địa bàn tỉnh thuộc dự án “Điều tra, đánh giá tài nguyên nước vùng thủ đô Hà Nội” mới được khảo sát năm 2011, căn cứ vào điều kiện địa hình, khả năng và mức độ chứa nước của các tầng chứa nước tại các

khu dùng nước đã được xác định, tác giả đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên NDĐ như sau:

Trong giai đoạn 2012-2015 tiến hành đưa các công trình trình đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng vào khai thác sử dụng để cấp nước cho các khu dân cư tập trung. Đối với những điểm dân cư không tập trung có thể khai thác từ các nguồn lộ đã được điều tra, quan trắc và đánh giá chất lượng, trữ lượng. Tổng hợp các lỗ khoan và nguồn lộ có thể đưa vào khai thác, sử dụng để cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được tổng hợp trong hình 4.3 và hình 4.4.

Hình 4.5. Sơ đồ vị trí các lỗ khoan có thểđưa vào khai thác, sử dụng NDĐ

Nguồn: Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình năm 2012

Giai đoạn 2015-2025: Theo kết quả tính toán dự báo nhu cầu sử dụng nước cho ăn uống, sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ đến năm 2015 là 223.816 m3/ngày, đến 2020 là 286.500 m3/ngày và đến 2025 là 291.540 m3/ngày. Căn cứ và khả năng khai thác NDĐ trên địa bàn vùng quy hoạch và trữ lượng phân bổ NDĐ, định hướng trữ lượng thăm dò NDĐ trên địa bàn vùng quy hoạch giai đoạnđến 2025 như bảng sau:

Bảng 4. 18. Định hướng thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tỉnh Hòa Bình STT Lưu vực Trữ lượng LK + nguồn lộ (m3/ngày) Trữ lượng phân bổ 2015 Trữ lượng phân bổ 2020 Trữ lượng phân bổ 2025 Nhu cầu nước 2015, m3/ngày (SH, CN, DV) Nhu cầu nước 2020, m3/ngày (SH, CN, DV) Nhu cầu nước 2020, m3/ngày (SH, CN, DV) Trữlượng thăm dò 2015, m3/ngày Trữlượng thăm dò 2020, m3/ngày Trữlượng thăm dò 2025, m3/ngày 1 Khu suối Nhạp 40 1,185 2,329 3,151 2,466 2,766 2,834 1,145 1,185 1,966 2 Khu sông Trâm 127 1,828 2,200 3,334 1,993 2,224 2,276 1,701 499 2,835 3 Khu hồ Hòa Bình 7,530 7,530 9,000 10,000 5,324 6,318 6,452 0 9,000 1,000 4 Khu sông Đà 4,773 5,063 8,129 11,775 48,707 69,969 71,778 290 7,838 3,936 5 Khu suối Vàng 2,612 3,867 5,123 7,610 5,128 8,525 8,742 1,255 3,867 3,742 6 Khu sông Mã 4,781 4,781 4,781 5,781 1,393 1,393 1,393 0 4,781 1,000 7 Khu sông Trọng 363 8,067 10,000 12,000 7,999 10,044 10,366 7,704 2,296 9,704 8 Khu sông Bưởi 1,655 7,784 11,655 13,913 18,086 30,343 30,643 6,129 5,526 8,386 9 Khu sông Cái 1,846 3,255 4,664 7,751 5,475 6,423 6,639 1,409 3,255 4,496 10 Khu sông Bôi 8,878 14,489 20,100 24,763 27,262 32,677 33,408 5,611 14,489 10,274 11 Khu sông Bùi 3,002 5,748 10,431 12,368 83,739 95,935 96,563 2,746 7,685 4,683 12 Khu sông Lạng 1,444 6,149 10,854 10,854 7,917 9,985 10,312 4,705 6,149 4,705 13 Khu suối Biềng 353 2,461 6,191 7,814 8,327 9,899 10,133 2,108 4,083 3,730

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình Weap trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)