Các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình Weap trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 61)

2.5.3.1. Tác động của các công trình thủy lợi

Việc xây dựng các công trình hồ chứa, trạm bơm, đập dâng lớn nhỏ để khai thác, sử dụng và điều tiết nguồn nước ở các lưu vực diễn ra mạnh mẽ với tốc độ tăng dần đã làm biến đổi mạnh mẽ số lượng, chế độ phân bố và chất lượng nguồn nước ở các lưu vực nói riêng và trên toàn tỉnh Hòa Bình nói chung.

• Làm biến đổi dòng chảy:

Các hồ chứa nước thuỷ điện, các công trình thuỷ lợi làm thay đổi dòng chảy của sông, suối từ khi thi công đến khi công trình được đưa vào vận hành. Khi các các công trình đi vào hoạt động, việc điều tiết dòng chảy làm thay đổi chế độ dòng chảy lỏng và rắn ở vùng hạ lưu ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn bổ cập cho NDĐ.

• Biến đổi chất lượng nước:

Sự hình thành các hồ chứa nước thuỷ điện, thuỷ lợi dẫn đến sự thay đổi chế độ thuỷ hoá và chất lượng nước trong hồ so với nước sông. Do ảnh hưởng của hàng loạt các nhân tố, trong số đó chủ yếu là thuỷ hoá của dòng nhập, sự thay đổi chế độ nước và các quá trình thuỷ sinh trong thuỷ vực.

2.5.3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp tưới tiêu

Để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, người dân liên tục mở rộng diện tích trồng trọt, nhiều biện pháp thuỷ lợi được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Các công trình tưới cũng như tiêu đều ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước của tỉnh Hòa Bình, làm thay đổi cán cân nước, chế độ, chất lượng nước mặt trên các khu vực tưới, tiêu.Hiện nay, các biện pháp tưới phổ biến là: tưới mặt ngập tạo ra lớp ngập tĩnh hoặc chuyển động trên mặt ruộng. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng làm tăng tổn thất do thấm, bốc hơi gây lãng phí nước, gia tăng nguy cơ mặn hoá thứ sinh, rửa trôi màu, giảm tính cấu tượng của đất.

• Tưới ảnh hưởng lớn đến chế độ nước và tài nguyên nước:

Dưới ảnh hưởng của lượng nước tưới, phân bố lượng nước tưới trong năm mà các giá trị của dòng chảy mặt ở khu tưới nói riêng và lưu vực nói chung thay đổi. Trong các năm ẩm ướt, sự suy giảm này không đáng kể, còn các năm khô hạn thì dòng chảy sông giảm rất mạnh. Đối với dòng chảy năm, thực nghiệm cho thấy tưới sẽ làm giảm dòng chảy vào thời kỳ tăng trưởng của cây (do tăng tổn thất nước qua hơi nước) và tăng dòng chảy vào mùa thu và đông khi nhu cầu tưới giảm dòng nhập lưu từ các vùng tưới vào mạng lưới thuỷ văn.

• Ảnh hưởng của tưới đến chất lượng nước:

Sự thay đổi thành phần hoá học và chất lượng nước trong vùng đất tưới được chi phối bởi sự tải muối từ các vùng tưới vào lượng, chủng loại phân bón và các thuốc bảo vệ thực vật cũng như phương thức canh tác. Lượng muối xâm nhập vào sông là hàng chục tấn trên một hecta nên sẽ làm tăng đáng kể độ khoáng hoá của nước sông và làm thay đổi thành phần hoá học của nó, thậm chí bị ô nhiễm do dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

• Ảnh hưởng của tiêu:

Ảnh hưởng của tiêu gây ra chủ yếu đến từ sự thay đổi cán cân nước của lãnh thổ tưới tiêu và thay đổi các đặc trưng thuỷ văn của các lưu vực sông lầy hoá (dòng chảy năm, cực đại và cực tiểu, sự phân bố dòng chảy trong năm). Khi đó, biện pháp tiêu ảnh hưởng theo cách khác nhau đến chế độ nước sông, phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa lý thuỷ văn của lưu vực, vào mức độ đầm lầy hoá, tính

chất tưới tiêu của đất…

2.5.3.3. Trồng rừng, xây hồ chứa nước

Phần lớn các hồ chứa cấp nước cho tưới tại Hòa Bình là các hồ nhỏ được xây dựng để phục vụ tưới tại chỗ. Nói chung, hoạt động của các hồ này không có tác dụng làm tăng lượng dòng chảy trung bình các tháng mùa kiệt ở hạ lưu các sông, suối. Hầu hết các hồ chứa phục vụ tưới của ngành thuỷ lợi đã xây dựng đến nay khi quy hoạch và thiết kế cho phép lấy hết lượng dòng chảy cơ bản của sông, suối trong mùa cạn để sử dụng cho tưới mà không xả trả lại sông, suối nên không đảm bảo dòng chảy môi trường ở hạ lưu, không đảm bảo dòng chảy tối thiểu như quy định hiện hành và gây ra cạn kiệt nước cho đoạn sông, suối sau đập dâng, nhất là trong thời gian hồ tích nước và các tháng mùa kiệt. Điều này gây đến suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái nước đoạn sông, suối ngay sau đập của nhiều hồ chứa hiện nay tại Hòa Bình.

Trồng rừng là một giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, gia tăng khả năng giữ nước và khả năng bổ cập cho dòng ngầm, nhất là vùng đồi núi đầu nguồn các sông, suối. Thảm phủ thực vật rừng có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết nước, hạn chế sức công phá mặt đất của giọt nước, giảm nhẹ dòng chảy mặt nhất là giảm lũ, lũ quét, tăng dòng chảy mùa kiệt. Tác dụng quan trọng nhất là làm tăng lượng tích luỹ NDĐ để cung cấp nước cho mùa khô giảm bớt được dòng chảy mặt vào mùa mưa.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NHU CẦU KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH HÒA BÌNH TRONG KỲ QUY HOẠCH 3.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước

3.1.1. Hiện trạng các công trình khai thác, sử dụng nước

3.1.1.1. Khai thác nước cho sinh hoạt a. Khai thác nước cho đô thị

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, lãnh thổ có sự chuyển tiếp từ vùng đồng bằng Sông Hồng lên vùng Tây Bắc. Dân cư chủ yếu tập trung ở các vùng thấp, các khu đô thị, thị trấn, thị tứ và thành phố Hòa Bình. Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch lớn nhất là Thành phố Hòa Bình 92%, các thị trấn khác đạt từ 70% đến 82%, riêng có thị trấn Hàng Trạm huyện Yên Thủy thì mới chỉ có 65% dân cư được sử dụng nguồn nước sạch này. Thống kê hiện trạng các công trình cấp nước sinh hoạt đô thị tỉnh Hòa Bình được thể hiện trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiện trạng các công trình cấp nước sinh hoạt đô thị tỉnh Hòa Bình

TT Đơn vị Thành phHuyện, ố Công suthiết kếất, t m3/ngày Công suất khai thác, m3/ngày Nguồn nước sử dụng NDĐ Nước mặt 1 TP. Hòa Bình TP. Hòa Bình 22.000 15.500 2.000 13.500

2 TTr. Lương Sơn Lương Sơn 750 600 600 -

3 TTr. KỳSơn KỳSơn 500 220 220 -

4 TTr. Vụ Bản Lạc Sơn 750 520 - 520

5 TTr. Mai Châu Mai Châu 500 230 230 -

6 TTr. Chi Nê Lạc Thủy 860 240 - 240

7 TTr. Hàng Trạm Yên Thủy 940 210 210 - 8 TTr. Thanh Hà Kim Bôi 500 240 240 - 9 TTr. Bo 500 380 380 - 10 Thị tứ Bãi Chạo 500 190 190 - 11 TTr. Mường Khến Tân Lạc 750 580 - 580 Tổng 28.550 18.910 4.890 14.020

Nguồn: Sở xây dựng tỉnh Hòa Bình, 2011

b. Cấp nước cho sinh hoạt nông thôn

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của của các ngành: thuỷ lợi, xây dựng, tổ chức UNICEF, vốn vay ADB và ODA, tỉnh Hoà Bình đã cố gắng phát triển các công trình cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên những công trình này còn chưa đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Đến nay mới có khoảng 73,4% dân số dùng nước sạch để sinh hoạt (trong đó khoảng 15 - 20% dân số được dùng nguồn nước sinh hoạt do các công trình cấp nước tập trung phần còn lại

do các hộ hoặc một số hộ tự bỏ tiền xây dựng các công trình như giếng khoan, giếng đào… phục vụ đời sống).

Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, người dân khai thác, sử dụng nguồn NDĐ chủ yếu bằng hình thức công trình khai thác là giếng đào. Các giếng đào của các hộ dân hầu như có độ sâu không lớn, trung bình chiều sâu giếng dưới 10m.

Bảng 3.2. Tổng hợp sốlượng giếng khoan, giếng đào tỉnh Hòa Bình

STT Tên hành chính Sốlượng giếng khoan Sốlượng giến đào

1 TP Hòa Bình 185 2.290

2 Huyện Đà Bắc 174 1.804

3 Huyện Mai Châu 121 3.330

4 Huyện KỳSơn 359 4.540

5 Huyện Lương Sơn 823 16.503

6 Huyện Cao Phong 103 2.764

7 Huyện Kim Bôi 162 12.546

8 Huyện Tân Lạc 115 6.743

9 Huyện Lạc Sơn 93 13.577

10 Huyện Lạc Thủy 127 9.011

11 Huyện Yên Thủy 28 7.716

Tổng 2.290 80.824

Nguồn: Tổng hợp thông tin cấp nước hộ gia đình của tỉnh Hòa Bình, TT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hòa Bình, 2011.

Đối với người dân ở các xã miền núi, vùng cao, xa khu vực thị trấn, thị tứ, do điều kiện địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, các sông lớn thường chảy ở cao trình tương đối thấp so với cao trình toàn vùng, trong khi dân cư và đất canh tác thường ở cao hơn nhiều nên khảnăng lấy nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của đồng bào còn hạn chế, người dân địa phương phải dựa vào nguồn nước từ các suối nhỏ, khe nước, mạch lộ … để sử dụng trong đời sống hàng ngày.

NDĐ khai thác lên chủ yếu sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt của các hộ dân, lượng nước khai thác, sử dụng trung bình của mỗi hộ trên dưới 0,5 m3/ngày đêm. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh người dân còn sử dụng một loại hình khai thác NDĐ khác là sử dụng nguồn nước từ mạch lộ. Nước được người dân lấy trực tiếp từ mạch lộ chảy ra và dẫn về nơi sử dụng trực tiếp, nhìn chung chất lượng NDĐ đảm bảo chất lượng đáp ứng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt của người dân và cho các mục đích khác.

3.1.1.2. Khai thác nước sử dụng cho công nghiệp a. Khai thác nước của các cơ sở sản xuất

Nhu cầu khai thác nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh là rất lớn và nguồn nước khai thác chủ yếu là nước mặt từ các sông, suối lân cận, NDĐ cũng được khai thác nhưng trọng lượng còn rất thấp so với nước mặt. Tổng hợp lượng nước khai thác của một số cơ sở sản xuất chính trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được thể hiện trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Hiện trạng khai thác nước một sốcơ sở sản xuất chính trên địa bàn tỉnh

TT Cơ sở sản xuất Xã/Phường Huyện/

Thành phố

Lượng nước khaii thác

lớn nhất (m3/ngày)

Nước mặt NDĐ

1 NM giấy Hữu Nghị P. Hữu Nghị TP. Hòa Bình 200 2 NM XM Sông Đà P. Tân Hòa TP. Hòa Bình 540 3

NM chế biến tinh luyện quặng đa kim – Cty TNHH khai thác khoáng sản Hòa Bình THT

Tân Vinh Lương Sơn 200

4 NM chế biến tinh quặng sắt - Cty

TNHH Hoàng Nam Cao Sơn Đà Bắc 500

5 Mỏ khai thác và tuyển quặng sắt -

Cty CP Đức Thái DHC Tân Pheo Đà Bắc 350 6 Cty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R -

Việt Nam P. Hữu Nghị TP. Hòa Bình 75

7 Cty TNHH Bia Hòa Bình P. Thái Bình TP. Hòa Bình 180 8 NM bia - Cty Cổ phần Hoàng Gia P. Hữu Nghị TP. Hòa Bình 240 9 NM chế biến tinh bột sắt XK Hòa

Bình Tân Mỹ Lạc Sơn 4.250 25

10 Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn Liên Vũ Lạc Sơn 100

11 NM xi măng X18 Ngọc Lương Yên Thủy 200

12 NMXM Xuân Mai Thành Lập Lương Sơn 400 30 13 NMXM Hòa Bình Trung Sơn Lương Sơn 1.200

14 Mỏđá xóm Bến Cuối - Công ty Cổ

phần Thành Hiếu Trung Sơn Lương Sơn 50 15 NM xi măng Tân Vinh Tân Vinh Lương Sơn 300 16 Cty Cổ phần SX đá xây dựng Lương

Sơn Tân Vinh Lương Sơn 16

17 NM sản xuất giấy bao bì và hàng thủ

công mỹ nghệ XK Thành Lập Lương Sơn 360 36 18 Cty CP Đầu tư và VLXD Đông Anh

6 Thành Lập Lương Sơn 20

19 Cty TNHHH một thành viên Tùng Lâm Hòa Bình

TT. Lương

Sơn Lương Sơn 200 20 Mỏ khai thác vàng sa khoáng tại suối

Cối Máy Cao Răm Lương Sơn 1.500

21 KCN Lương Sơn - Hòa Bình Hòa Sơn Lương Sơn 2.000 22 NM quặng đa kim xã Liên Sơn - Cty

TNHH Khoáng sản Kiên Cường Liên Sơn Lương Sơn 200 23 NM chế biến quặng đa kim Phúc

Thanh Liên Sơn Lương Sơn 100

24 NM quặng đa kim xã Tân Thành Tân Thành Lương Sơn 250

25 NM gạch tuynel Thành Long Phú Thành Lạc Thủy 45

26 Giấy Thuận Phát Hào Lý Đà Bắc 450

27 Giấy Hapaco Đông Bắc Vạn Mai Mai Châu 450

TT Cơ sở sản xuất Xã/Phường Huyện/ Thành phố

Lượng nước khaii thác

lớn nhất (m3/ngày)

Nước mặt NDĐ

29 NM tinh bột sắn Phú Mỹ Phong Phú Tân Lạc 575 30 NM giấy Hòa Bình Dân Hạ KỳSơn 750

31 NM gạch Tuynel - Mông Hóa Mông Hóa Kỳ Sơn 60 32 NM chế biến lâm sản và SX đồ mộc Dân Hòa KỳSơn 12

33 Cty CP đầu tư San Nam HB Phú Minh KỳSơn 60

34 Mỏđá vôi Núi Mực - Cty TNHH

Một thành viên Quang Huy Bình Thanh Cao Phong 50

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, 2011.

b. Khai thác nước của nhà máy thủy điện

Ngoài thủy điện Hòa Bình, các thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đều là loại không có hồ điềutiết, chỉ sử dụng dòng chảy cơ bản trong sông, suối, kết hợp đập tràn có cao trình thấp để dâng nước dẫn vào kênh không có tác dụng tích nước theo mùa, theo tháng. Các nhà máy thuỷ điện nhỏ trong tỉnh được xây dựng kết hợp với hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi.

3.1.1.3. Khai thác nước sử dụng cho nông nghiệp

Tính đến năm 2010 tỉnh Hoà Bình đã có 1.719 công trình thuỷ lợi các loại (công trình xây dựng kiên cố là 1.251 công trình (hồ, đập dâng, bơm điện, thuỷ luân… và 468 công trình bai tạm) hình thành một mạng lưới công trình thuỷ lợi rải khắp các vùng canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm tưới ổn định khoảng trên 80% diện tích gieo cấy (khoảng 35.392,7 ha) và trên 10.000 ha rau màu các loại.

Bảng 3.4. Hiện trạng các công trình thủy lợi chia theo lưu vực

TT Vùng thủy lợi/ loại công trình

Sốlượng công trình

Năng lực thiết kế (ha) Năng lực thực tế (ha) Chiêm Mùa Chiêm Mùa TỈNH HÒA BÌNH 1.719 31.446,9 36.523,8 14.326,6 21.066,1 - Hồ chứa 514 12.408 13.971 5.573 7.975 - Bai kiên cố 636 10.750 11.516 5.021 7.389 - Trạm thủy luân 42 818 1.017 481 735 - Trạm bơm điện 59 1.563 1.576 655 753 - Bai tạm 468 5.909 8.443 2.597 4.214 I Lưu vực sông Đà 335 4.834,0 5.537,1 2.489,0 3.437,0 - Hồ chứa 56 1.688,0 1.851,8 820,1 1.094,5 - Bai kiên cố 177 2.317,0 2.555,5 1.206,0 1.699,8 - Trạm thủy luân 2 75,0 85,0 45,0 50,0 - Trạm bơm điện 12 173,0 171,0 69,0 97,0 - Bai tạm 88 581,0 873,8 348,9 495,7

II Lưu vực sông Đáy 632 14.321,7 16.359,2 5.397,9 8.265,3

- Hồ chứa 214 5.466,7 6.154,2 2.030,0 2.976,2 - Bai kiên cố 228 4.845,0 4.856,0 1.848,4 2.782,1 - Trạm thủy luân 16 263,0 301,0 160,0 193,0

TT Vùng thủy lợi/ loại công trình

Sốlượng công trình

Năng lực thiết kế (ha) Năng lực thực tế (ha) Chiêm Mùa Chiêm Mùa

- Trạm bơm điện 32 1.051,0 1.057,0 388,5 404,0 - Bai tạm 142 2.696,0 3.991,0 971,0 1.910,0

III Lưu vực sông Mã 108 1.546,0 1.667,0 744,2 944,9

- Hồ chứa 16 314,0 329,0 124,0 158,0

- Bai kiên cố 62 967,5 1.016,5 508,2 635,8 - Trạm thủy luân 6 56,0 56,0 21,0 20,0

- Trạm bơm điện - - - - -

- Bai tạm 24 208,5 265,5 91,0 131,1

IV Lưu vực sông Bưởi 644 10.745,2 12.960,5 5.695,5 8.418,9

- Hồ chứa 228 4.938,9 5.636,3 2.598,4 3.745,9 - Bai kiên cố 169 2.620,3 3.088,2 1.458,6 2.271,5 - Trạm thủy luân 18 424,0 575,0 255,0 472,0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình Weap trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)