4.3.1.1. Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước cho các ngành được tính toán trong phần trên. Kết quả nhu cầu nước của tỉnh Hòa Bình được tóm tắt như sau:
Nhu cầu sử dụng nước của tỉnh Hòa Bình hiện tại là 326,76 triệu m3, trong đó nước dùng của nông nghiệp là 287,3 triệu m3 chiếm 87,9%, nước sử dụng cho sinh hoạt là 15,7 triệu m3 chiếm 4,8%, nước sử dụng cho công nghiệp là 16,6 triệu m3 chiếm 5,1%.
Dự báo nhu cầu sử dụng nước của tỉnh đến năm 2015 là 391,06 triệu m3
, trong đó nước dùng cho nông nghiệp là 307,47 triệu m3, sinh hoạt 24,82 tr.m3, công nghiệp 46,8 tr.m3, đến năm 2020 là 423,68 triệu m3, trong đó nước dùng cho nông nghiệp là 316,5 triệu m3, sinh hoạt 35,7 triệu m3, công nghiệp 57,15 triệu m3.
4.3.1.2. Tỷ lệ khai thác tài nguyên nước giữa các ngành
Từ kết quả tính toán nhu cầu nước sử dụng hiện tại cho toàn khu vực cũng như cho từng tiểu khu vực, tính toán được tỷ lệ % lượng nước sử dụng của các ngành như Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tỷ lệdùng nước của các ngành (năm 2010)
STT Khu dùng nước Nhu cầu nước (triệu m3) Tỷ lệ (%)
Tổng SH CN NN SH CN NN TỔNG 326,8 22,9 16,6 287,3 7,0 5,1 87,9 1 Lưu vực sông Đà 80,4 7,6 4,3 68,5 9,5 5,3 85,2 - Khu suối Nhạp 6,6 0,4 0,1 6,0 6,1 1,8 92,1 - Khu suối Trâm 6,8 0,3 0,2 6,3 4,5 2,7 92,8 - Khu suối Vàng 13,8 1,0 0,1 12,8 7,0 0,8 92,2 - Hồ Hòa Bình 9,6 0,8 0,1 8,7 8,2 1,5 90,3 - Khu sông Đà 43,6 5,2 3,7 34,7 11,9 8,6 79,6
2 Lưu vực sông Đáy 121,7 8,3 9,9 103,5 6,8 8,1 85,0
- Khu sông Bùi 51,5 2,8 9,5 39,2 5,5 18,4 76,1 - Khu sông Bôi 45,4 3,8 0,4 41,2 8,4 0,9 90,7 - Khu sông Lạng 24,7 1,6 0,1 23,1 6,6 0,3 93,2
3 Lưu vực sông Mã 21,2 1,2 0,2 19,8 5,6 0,9 93,6
4 Lưu vực sông Bưởi 103,5 5,8 2,2 95,5 5,6 2,1 92,3
- Khu sông Trọng 23,1 1,6 0,1 21,4 7,1 0,5 92,5 - Khu suối Biềng 31,0 1,4 0,2 29,4 4,4 0,7 94,9 - Khu sông Cái 20,7 1,3 0,2 19,3 6,1 0,9 93,0 - Khu sông Bưởi 28,6 1,5 1,7 25,5 5,3 5,8 89,0
Nguồn: Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình năm 2012
Có thể thấy rằng hiện tại đối với tỉnhHòa Bình, lượng nước sử dụng cho nông nghiệp chiếm phần lớn, đến trên 85% tổng lượng nước sử dụng. Nước sử dụng của sinh hoạt hiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên đây là lượng nước nhu cầu tính toán, trên thực tế các công trình thủy lợi mới đáp ứng tưới cho trên 80% diện tích đất nông nghiệp nên tỷ lệ khai thác nước thực tế của ngành nông nghiệp thấp hơn so với tính toán.
4.3.1.3. Tỷ lệ khai thác, sử dụng nước mặt và NDĐ
Để đánh giá tỷ lệ % sử dụng nước mặt, NDĐ trên khu vực cần tính toán và ước tính tổng lượng nước sử dụng của các ngành, phân chia ra thành phần sử dụng nguồn nước mặt, thành phần sử dụng NDĐ.
Theo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ sử dụng nước mặt, NDĐ cho từng khu dùng nước và toàn tỉnh được xác định như
Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tỷ lệ (%) hiện trạng sử dụng NDĐ trong nhu cầu dùng nước (2010)
STT Khu dùng nước Tổng Sinh hoạt Công nghiệp Nông nghiệp
NM NDĐ NM NDĐ NM NDĐ NM NDĐ TỔNG 94,6 5,4 52,1 47,9 94,7 5,3 99,7 0,3 1 Lưu vực sông Đà 96,7 3,3 77,1 22,9 93,9 6,1 98,7 1,3 - Khu suối Nhạp 99,2 0,8 92,7 7,3 100 0 99,7 0,3 - Khu suối Trâm 99,6 0,4 94,8 5,2 100 0 99,8 0,2 - Khu suối Vàng 94,2 5,8 50,3 49,7 89,6 10,4 97,6 2,4 - Hồ Hòa Bình 97,7 2,3 83,2 16,8 22,5 77,5 99,0 1,0 - Khu sông Đà 96,4 3,6 78,9 21,1 96,2 3,8 98,7 1,3
2 Lưu vực sông Đáy 92,2 7,8 31,4 68,6 94,0 6,0 100,0 0,0
- Khu sông Bùi 93,6 6,4 27,5 72,5 94,7 5,3 96,9 3,1 - Khu sông Bôi 90,8 9,2 35,6 64,4 85,6 14,4 95,9 4,1 - Khu sông Lạng 91,7 8,3 28,1 71,9 37,2 62,8 96,2 3,8
3 Lưu vực sông Mã 97,7 2,3 60,5 39,5 93,9 6,1 100,0 0,0
4 Lưu vực sông Bưởi 95,2 4,8 47,1 52,9 99,6 0,4 100,0 0,0
- Khu sông Trọng 92,8 7,2 37,0 63,0 94,2 5,8 97,1 2,9 - Khu suối Biềng 96,5 3,5 51,5 48,5 100 0 98,6 1,4 - Khu sông Cái 97,7 2,3 76,1 23,9 100 0 99,0 1,0 - Khu sông Bưởi 94,0 6,0 29,7 70,3 99,8 0,2 97,4 2,6
Nguồn: Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình năm 2012
Sử dụng nước đưới đất bằng các giếng khoan và giếng đào ở Hòa Bình còn hạn chế, mới chiếm 5,4% tổng lượng nước sử dụng của các ngành. NDĐ đang được khai thác nhiều để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đang đáp ứng được 47,9% tổng lượng nước sử dụng trong sinh hoạt. Những khu vực có nguy cơ thiếu nước trong tương lai đang sử dụng một lượngnước lớn từ NDĐ phục vụ cho cả sinh hoạt và công nghiệp như khu sông Lạng: NDĐ đáp ứng 71,9% nhu cầu nước sinh hoạt và 13,4% nhu cầu nước công nghiệp, khu sông Bùi đáp ứng 72,5% nhu cầu nước sinh hoạt và 0,3% nhu cầu nước công nghiệp, khu sông Bôi đáp ứng 64% nhu cầu nước sinh hoạt và 4,5% nhu cầu nước công nghiệp.
4.3.1.4. Yêu cầu về dòng chảy môi trường
Theo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, mục tiêu khai thác sử dụng nước ngoài đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho các ngành dùng nước cònphải đảm bảo bảo về yêu cầu dòng chảy môi trường.
* Phương pháp tính toán:
Theo nghị định số 112/2008/NĐ-CP về việc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi có đưa ra định nghĩa về dòng chảy môi trường hay dòng chảy tối thiểu như sau “là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ
sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch lưu vực sông”.
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều phương pháp xác định và đánh giá dòng chảy môi trường như: phương pháp thủy văn, phương pháp thủy lực,... Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Đối với giai đoạn quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình, tác giảđề xuất sử dụng phương pháp thủy văn để xác định dòng chảy môi trường cho các sông chính trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Theo phương pháp thủy văn, dòng chảy môi trường được xác định bằng cách thống kê thủy văn cụ thể rút ra từ cơ chế dòng chảy tự nhiên. Giả thiết nếu dòng chảy bằng hoặc cao hơn “dòng chảy môi trường” thì sự trong lành của sông sẽ đạt mức mục tiêu(tốt, vừa phải, kém), đây trở thành mục tiêu quản lý dòng chảy.
Phương pháp Tenant là phương pháp chỉ số thuỷ văn được xây dựng tại Mỹ với mục tiêu bảo vệ loài cá hồi có giá trị thương mại trong các sông vùng phía Tây nước Mỹ. Dòng chảy môi trường theo phương pháp Tennant tính cho hai mùa khác nhau trong năm (ở Mỹ là mùa xuân hạ và mùa thu đông) theo phần trăm % của chuẩn dòng chảy năm tại tuyến tính toán tuỳ theo yêu cầu bảo vệ môi trường sông duy trì ở mức tốt, trung bình hay kém.
* Lựa chọn tuyến tính toán:
Tuyến tính toán dòng chảy môi trường được xác định trên các tiêu chí sau: - Mỗi tuyến tính toán đại diện cho một đoạn sông chính, có xem xét đến các nhánh sông lớn;
- Tuyến tính toán được chọn phải mang tính đại diện xét theo các yếu tố: các đặc điểm, hoạt động và đối tượng sử dụng nước quan trọng;
- Dễ tiếp cận, nghiên cứu và các nghiên cứu thủy văn đã được tiến hành trước đây (đã có trạm thủy văn)
- Có ý nghĩa cho công tác quản lý và giám sát lưu vực sông.
Dựa vào các tiêu chí trên các tuyến tính toán để đánh giá dòng chảy môi trường tỉnh Hòa Bình được xác định như Bảng 4.5 riêng trên sông Đà do nhà máy thủy điện Hòa Bình là công trình cấp quốc gia mà việc vận hành và quản lý không nằm trong phạm vi của tỉnh nên không đưa vào nghiên cứu này.
Bảng 4.5. Tuyến tính toán dòng chảy môi trường
STT Sông Mô tả Vị trí
Xã / Thị trấn Huyện
MT1 Bùi Ra khỏi thị trấn Lương Sơn TT. Lương Sơn Lương Sơn MT2 Bôi Trạm thủy văn Hưng Thi Hưng Thi Lạc Thủy MT3 Suối Sia Trước nhập lưu với sông Mã Vạn Mai Mai Châu MT4 Sông Bưởi Trạm thủy văn Vụ Bản
(sau nhập lưu sông Trọng và suối Biềng) TT. Vụ Bản Tân Lạc
* Kết quả tính toán dòng chảy môi trường:
Bảng 4.6. Yêu cầu dòng chảy môi trường vào mùa cạn tại các tuyến
STT Sông Mô tả Dòng chtrường (mảy môi 3/s) Mùa cạn Mùa lũ
MT1 Bùi Ra khỏi thị trấn Lương Sơn 0,5 1,20
MT2 Bôi Trạm thủy văn Hưng Thi 1,18 2,76
MT3 Suối Sia Trước nhập lưu với sông Mã 0,9 1,8 MT4 Sông Bưởi Trạm thủy văn Vụ Bản
(sau nhập lưu sông Trọng, suối Biềng và suối Cái) 2,0 4,0
Nguồn: Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình năm 2012
Các kết quả trong Bảng 4.6 cho thấy giá trị lưu lượng tối thiểu của dòng chảy cần duy trì tại một số vị trí tính toán để đảm bảo đời sống hệ sinh thái thủy sinh. Để duy trì và kiểm soát được lượng dòng chảy này, trong luận văn này cũng đã đề xuất các vị trí trạm giám sát tài nguyên nước, để theo dõi các thông tin về số lượng và chất lượng nước, đảm bảo đạt các mục tiêu quy hoạch đã đề ra.
Hình 4.4. Sơ đồ tuyến kiểm soát dòng chảy môi trường
Nguồn: Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình năm 2012