Hiện trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình Weap trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 52)

2.4.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2005 - 2010, tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP, không tính thủy điện Hòa Bình) của tỉnh đạt mức khá cao, bình quân 5 năm là 11,93%/năm, cao hơn nhiều so với thực hiện giai đoạn 2001 - 2005 là 8%/năm và đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch (phê duyệt năm 2006) là 12 - 14%/năm. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá và ổn định.Nếu tính cả nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh khá thấp, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 chỉ khoảng 6,7%/năm, do ngành công nghiệp chỉ tăng bình quân 5,6%/năm (sản xuất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình chiếm tỷ trọng lớn trong GTTT công nghiệp trên địa bàn tỉnh và không có sự tăng trưởng trong giai đoạn trên). Trong các thành phần kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên quy mô còn rất nhỏ, khu vực nhà nước tăng thấp trong giai đoạn 2001- 2005, nhưng có mức tăng khá cao trong các năm 2006 - 2007.

Bảng 2.23 Tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế (tỷđồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độtăng trưởng (%) 2001-2005 2006-2010 Tổng GDP, giá 1994 1.677,8 2.467,7 3.872,1 4.349,4 8,0 12,0

Nông lâm thủy sản 863,8 1.094,9 1.322,3 1.372,5 4,9 4,6 Công nghiệp, xây dựng 305,6 618,1 1.305,9 1.583,7 15,2 20,7 Dịch vụ 508,4 754,7 1.244,0 1.393,2 8,2 13,1

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản. Trong giai đoạn vừa qua tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng khá nhanh; nông nghiệp giảm nhanh, tuy nhiên khu vực dịch vụ có tỷ trọng không tăng, mà xu hướng giảm nhẹ. Năm 2010 trong cơ cấu GDP (không tính nhà máy thuỷ điện), nông nghiệp chiếm 35,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 31,5% và khu vực dịch vụ chiếm 33,0%. Nếu tính cả nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, trong cơ cấu kinh tế đến năm 2010 nông nghiệp chỉ còn khoảng 25,5% và công nghiệp xây dựng chiếm đến 50%. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế tăng từ 2,4 triệu đồng năm 2000 lên 4,0 triệu đồng năm 2005 và năm 2010 đạt 12,9 triệu đồng, bằng 59,5% bình quân của cả nước. Nếu tính cả nhà máy thủy điện Hòa Bình,năm 2010 GDP bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đạt 15,2 triệu đồng.

Bảng 2.24. Tổng hợp GDP theo ngành (%)

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010

1. Tổng GDP, tỷ đồng, giá thực tế 1.824,5 3.389,1 8.984 10.239

Nông lâm thuỷ sản 889,9 1.460,7 3.324 3.410

Công nghiệp, xây dựng 313,1 796,4 2.695 344.5

Dịch vụ 621,5 1.132,0 2.965 3.379

2. Cơ cấu GDP, % 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông lâm thuỷ sản 48,8 43,1 37 35,5

Công nghiệp, xây dựng 17,2 23,5 30 31,5

Dịch vụ 34,0 33,4 33 33,0

3. GDP/người (tr. đồng, giá TT) 2,4 4,0 11,4 12,9

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010.

48,8 17,2 34 43,1 23,5 33,4 37 30 33 35,5 31,5 33 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010

Nông lâm thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Hình 2.2 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hòa Bình

2.4.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Hiện trạng phát triển công nghiệp

* Tăng trưởng và cơ cấu công nghiệp, xây dựng:

Trong các năm 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng GTTT công nghiệp, xây dựng đạt 20,7%/năm; trong đó công nghiệp tăng khá cao là 22,7%/năm. Trong giai đoạn này tăng trưởng công nghiệp chủ yếu là do đóng góp của phân ngành công nghiệp chế biến.

Bảng 2.25 Một số chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp, xây dựng (Tỷđồng, giá 1994)

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tốc độtăng trưởng (%) 2001-2005 2006-2010 GTTT công nghiệp, XD 305,6 618,1 1.583,7 15,2 20,7 Công nghiệp 174,8 407,9 1.133,4 18,5 22,7 Xây dựng 130,8 210,2 450,2 8,2 13,0

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

* Hiện trạng KCN, tiểu thủ công nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉnh đã quy hoạch được quỹ đất 1.950 ha dành cho sản xuất công nghiệp gồm 8 KCN, 17 CCN trên địa bàn các huyện và thành phố. Đã thành lập Ban quản lý các KCN để quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.26 Hiện trạng KCN đã đi vào hoạt động tỉnh Hòa Bình tính đến 2010

STT Tên KCN/CCN Quy mô (ha) Lấp đầy (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%)

1 KCN Lương Sơn 68,12 27,25 40,0

2 KCN bờ trái sông Đà 86,37 29,05 33,6

3 KCN Mông Hóa 51,86 14,00 27,0

4 KCN Nam Lương Sơn 200 50 25

5 KCN Lạc Thịnh 220 - -

Nguồn: Quy hoạch phát triển CN - TTCN tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 - 2015. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Hòa Bình.

* Hiện trạng phân ngành công nghiệp: - Công nghiệp thủy điện:

Với thế mạnh về phát triển thuỷ điện, ngoài nhà máy thủy điện Hòa Bình công suất 1.920 MW, trong những năm qua việc phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa được triển khai. Hiện nay có 9 dự án thuỷ điện được cấp chứng nhận đầu tư xây dựng với công suất 23.350 KW.

- Công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD:

Trong giai đoạn vừa qua, ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng đã phát triển khá nhanh, với các sản phẩm chủ yếu bao gồm xi măng, gạch nung, vôi cục, đá, cát khai thác

- Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng:

Các sản phẩm chính bao gồm đường mật, giấy, bột giấy, bia; sản phẩm may mặc. Từng bước hình thành mô hình công nghiệp chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu như: mía đường, ngô, sản xuất bột giấy...

- Công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp:

Công nghiệp, cơ khí giao thông vận tải của tỉnh chưa phát triển, chủ yếu là các cơ sở sửa chữa nhỏ, lẻ. Trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ do Tổng Công ty vận tải đường sông miền Bắc và Tổng Công ty vận tải xếp dỡ đường sông đầu tư, quản lý và khai thác.

- Tiểu thủ công nghiệp:

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển đa dạng, ngoài nghề truyền thống (thổ cẩm, rượu cần) xuất hiện thêu ren, đồ mộc cao cấp (thành phố Hoà Bình), mây tre đan (Lạc Thuỷ), sản xuất gỗ lụa (Lương Sơn), chổi chít ở Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hoà Bình...

- Lĩnh vực xây dựng:

Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn phát triển mạnh các nguồn vốn đầu tư của nhà nước mà giai đoạn trước đó chưa có, điển hình là các khoản hỗ trợ có mục tiêu mới như vốn Nghị quyết 37, CT 229, trái phiếu Chính phủ, các hỗ trợ khác... Với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tăng cao, cùng với việc triển khai xây dựng các khu, CCN, các khu đô thị, dân cư, khu du lịch... nên trong giai đoạn này lĩnh vực xây dựng phát triển mạnh.

Bảng 2.27. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Sản phẩm Đơn vị Năm2000 Năm2005 Năm 2010 Tốc độtăng trưởng (%)

2001-2005 2006-2010 1. Than các loại Ngàn tấn 6,3 23,1 31 29,7 7,63 2. Đá các loại Ngàn m3 347 1.363 2.910 31,5 20,88 3. Cát các loại Ngàn m3 218 268 23 4,2 -45,87 4. Xi măng Ngàn tấn 187,5 306 383 10,3 5,77 5. Giấy Tấn 1.731 3.596 1.527 15,7 -19,28

6. Gạch nung Triệu viên 77,6 297,9 237.418 30,9 431,33 7. Vôi cục Tấn 17.254 696 1.210 -47,4 14,83 8. Bia các loại Ngàn lít 2.571 3.084 225 3,7 -48,03 9. Nước máy Ngàn m3 2.386 2.839 26.710 3,5 75,14

Sản phẩm Đơn vị Năm2000 Năm2005 Năm 2010 T2001-2005 ốc độtăng trưở2006-2010 ng (%)

10. Đường mật Tấn 11.834 6.560 6.035 -11,1 -2,06 11. Quần áo Ngàn chiếc 564 1.196 2.590 16,2 21,31 12. Sản xuất điện

(Thủy điện) Triệu Kwh 8.083 8.100 7.120 0,04 -3,17

13. Nước khoáng Ngàn lít 2.150

14. Lắp ráp linh kiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điện tử Ngàn SP 40.000 67.760 14,08

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010.

b. Hiện trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

Trong giai đoạn vừa qua tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (GTTT) khu vực nông lâm thủy sản đạt khá cao, bình quân 4,9%/năm giai đoạn 2001-2005 và 4,6%/năm giai đoạn 2006-2010; trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản đạt cao nhất, bình quân 12,3%/năm giai đoạn 2001-2005 và 11%/năm giai đoạn 2006- 2010. Tuy nhiên do tỷ trọng của ngành thủy sản nhỏ nên tác động đến tăng trưởng sản xuất khu vực nông lâm thủy sản của tỉnh không lớn.

Bảng 2.28. Tăng trưởng GTTT nông lâm thủy sản (tỷđồng)

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tốc độtăng trưởng (%) 2001-2005 2006-2010 GTTT NLTS, giá 1994 863,8 1.094,9 1.372,5 4,9 4,6 - Nông nghiệp 688,3 863,5 1.079,9 4,6 4,6 - Lâm nghiệp 165,3 213,2 262,0 5,2 4,2 - Thuỷ sản 10,2 18,2 30,6 12,3 11,0

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

* Trồng trọt:

Diện tích trồng lúa khá ổn định khoảng 41 nghìn ha, diện tích ngô dao động phụ thuộc vào thời tiết từng năm. Sản lượng lương thực liên tục tăng trong giai đoạn 2001- 2010, năm 2010 đạt 338,6 nghìn tấn, bình quân đầu người đạt 427 kg. Việc sử dụng giống mới được tăng cường đến nay giống lúa mới tiến bộ đạt trên 80% (diện tích cấy lúa lai lên 44 - 45%), ngô lai trên 90%. Nhìn chung việc trồng cây lương thực cơ bản đảm bảo ở vùng thấp.

Nhiều địa phương đã đưa các loại cây trồng mới vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao (mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, dưa hấu lấy hạt, rau sạch,...) góp phần thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung là điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến. Đã hình thành những vùng chuyên canh nhỏ tương đối rõ nét như vùng mía, cam ở Cao Phong, vùng dưa hấu, dưa bở ở Kim Bôi, Lạc Thuỷ, vùng mía nguyên liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi... Cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển thuận lợi góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 2010 diện tích cây ăn quả khoảng 10.500 ha, diện tích chè 3.000 ha.

Bảng 2.29. Một số chỉ tiêu về trồng trọt tỉnh Hòa Bình

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 Tốc độtăng trưởng (%)

2001-2005 2006-2010

1 Sản lượng lương thực có hạt tấn 212.657 291.055 338.621 14,7 3,86

- SLLT/người kg 276 359 427 9,4 4,42

2 Sản lượng thóc tấn 161.927 192.215 192.622 4,9 0,05 - Diện tích gieo trồng lúa ha 41.900 41.814 39.808 6,7 -1,22 - Năng suất tấn/ha 3,9 4,6 4,8 1,7 1,27 3 Sản lượng ngô tấn 48.767 96.878 145.999 4,9 10,80

- Diện tích gieo trồng ha 21.548 33.772 35.854 3,3 1,51 - Năng suất tấn/ha 2,3 2,9 4,1 0,3 8,86 4 Sản lượng sắn tấn 73.840 102.068 123.837 3,0 4,95 - Diện tích gieo trồng ha 9.840 10.711 11.294 10,6 1,33 - Năng suất tấn/ha 7,5 9,5 11,0 3,3 3,65 5 Sản lượng mía cây tấn 330.969 389.274 527.375 7,1 7,89 - Diện tích gieo trồng ha 6.491 6.589 8067 5,2 5,19 - Năng suất tấn/ha 51,0 59,1 65,4 0,6 2,55 6 Sản lượng lạc tấn 4.427 7.336 8.417 4,5 3,50 - Diện tích gieo trồng ha 3.916 4.599 4.726 14,7 0,68

- Năng suất tấn/ha 1,1 1,6 1,8 9,4 2,72

7 Sản lượng đậu tương tấn 2.478 3.188 2.061 4,9 -10,33 - Diện tích gieo trồng ha 2.126 2.195 1.439 6,7 -10,02

- Năng suất tấn/ha 1,2 1,5 1,4 1,7 -1,15

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010.

* Chăn nuôi:

Chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2010, tổng đàn trâu là 113 nghìn con, đàn bò là 73 nghìn con, đàn lợn 451 nghìn con, đàn gia cầm3,8 triệu con.

Bảng 2.30. Một số chỉ tiêu vềchăn nuôi tỉnh Hòa Bình

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 Tốc độtăng trưởng (%)

2001-2005 2006-2010 I Tổng đàn 1 Tổng đàn bò Con 47.957 64.264 72.851 6 3,19 2 Tổng đàn trâu " 128.289 125.011 113.408 -0,5 -2,41 3 Tổng đàn lợn " 294.679 410.298 450.978 6,8 2,39 4 Tổng đàn dê " 11.840 38.828 29.271 26,8 -6,82 5 Tổng đàn gà Ngàn con 2.308,7 2.758,3 3.421.400 3,6 493,46 6 Tổng đàn vịt Ngàn con 215,2 724,6 460.401 27,5 402,06 II Sản phẩm chăn nuôi Tấn 1 Thịt lợn hơi Tấn 11.453 20.501 24.115 12,3 4,14 2 Thịt trâu hơi 1.169 1.563 2.059 6 7,13 3 Thịt bò hơi Tấn 1.208 1.591 2.340 5,7 10,13 4 Thịt gia cầm Tấn 3.931 4.363 2,64

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 Tốc độtăng trưởng (%)

2001-2005 2006-2010

5 Trứng gà, vịt Ngàn quả 21.644 19.436 23.132 -2,1 4,45

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Lâm nghiệp:

Công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới, trong đó huy động hiệu quả nguồn lực bên ngoài để phát triển lâm nghiệp. Diện tích trồng mới rừng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 8.850 ha. Độ che phủ rừng năm 2010 đạt 46%.

Bảng 2.31. Một số chỉ tiêu về lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 1. Trồng rừng mới ha 7.200 8.627 10.936 9.500 8.000 - Rừng phòng hộ ha 1.870 973 1.073 1.146 1.530 - Rừng nguyên liệu, DA 472, trồng rừng phân tán, DA khác ha 5.330 7.654 9.863 8.354 6.470 2. Độ che phủ rừng % 44,0 44,5 45,0 45,5 46,0

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

* Thủy sản:

Nghề nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Hoà Bình giai đoạn vừa qua có sự tăng trưởng khá nhanh. Các chỉ tiêu về diện tích nuôi, sản lượng, giá trị của ngành thủy sản năm sau luôn tăng hơn năm trước. Tuy diện tích thủy sản tăng thấp (5 - 5,2%/năm) nhưng tốc độ tăng sản lượng nuôi cao hơn nhiều, do nuôi thuỷ sản có xu thế được đầu tư cao dần, áp dụng công nghệ ngày càng tiến bộ và sử dụng lồng nuôi cá tăng nhanh.

Bảng 2.32. Một số chỉ tiêu về hiện trạng thủy sản tỉnh Hòa Bình

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 Tốc độtăng trưởng (%) 2001-2005 2006-2010 1. Sản lượng thủy sản Tấn 1.233 2.700 3.900 17,0 9,63 - Sản lượng đánh bắt Tấn 302 550 1081 12,7 18,40 - Sản lượng nuôi trồng Tấn 931 2.150 3233 18,2 10,74 2. Diện tích nuôi thủy sản Ha 1.325 1.710 2162 5,2 6,04 3. Số lồng nuôi cá Cái 99 929 805 56,5 -3,52

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010.

c. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế khác * Về thương mại, xuất nhập khẩu:

Trong giai đoạn vừa qua, các hoạt động dịch vụ phát triển khá sôi động, đặc biệt là trong các năm 2006 - 2010. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010 đạt 5.089 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 - 2005 bình quân 15,7%/năm và đạt khá cao là 27,1%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên, hoạt động thương mại trên địa bàn chủ yếu còn mang tính khép kín theo địa bàn; tính giao lưu hàng hóa chưa cao, chưa có các chợ, trung tâm thương mại lớn mang tính đầu

mối của toàn vùng. Hình thức thương mại điện tử vẫn chưa phát triển ở Hòa Bình. * Du lịch:

Khách du lịch đến Hoà Bình trong giai đoạn vừa qua gia tăng với tốc độ khá cao, bình quân 14,5%/năm giai đoạn 2001 - 2005 và 37,6%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên khách nội địa tăng cao ổn định, còn khách quốc tế tăng giảm thất thường. Số ngày lưu trú của khách có tăng lên nhưng tăng rất ít. Chi tiêu của khách ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình Weap trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 52)