Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu dùng nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình Weap trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 71)

3.2.1.1. Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt

Theo thống kê, tính đến năm 2010 tỷ lệ dân số được cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh đạt: 92% đối với thành phố Hòa Bình, từ 65 - 82% đối với các thị trấn, thị tứ và 80% dân số nông thôn. Trong kỳ quy hoạch dự báo tỷ lệ cấp nước tăng lên 93% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020 và năm 2025 với các chỉ tiêu cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt tỉnh Hòa Bình

Khu dân cư TP. Hòa Bình Thhuyị trện lấn, ỵ Khu dân cư nông thôn

Hiện trạng

Tiêu chuẩn cấp nước

(l/người/ngày đêm) 120 80 - 180 60 Tỷ lệdùng nước (%) 92 65 - 82 80

Năm 2015 Tiêu chuẩn cấp nước (l/người/ngày đêm) 120 100 80

Tỷ lệdùng nước (%) 93 93 93

Năm 2020 Tiêu chuẩn cấp nước (l/người/ngày đêm) 150 120 80

Tỷ lệdùng nước (%) 100 100 100

Năm 2025 Tiêu chuẩn cấp nước (l/người/ngày đêm) 150 120 80

Tỷ lệ dùng nước (%) 100 100 100

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình, 2011.

3.2.1.2. Chỉ tiêu cấp nước công nghiệp

Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp bao gồm nước cho sản xuất và nước sử dụng khác tại các cơ sở công nghiệp. Trong đó đối tượng sử dụng nước công nghiệp được chia thành hai đối tượng: Khu công nghiệp tập trung và các cơ sở công nghiệp phân tán trong đô thị.

* Đối với các KCN (khu công nghiệp), CCN (cụm công nghiệp) và các cơ sở sản xuất đã xác định lượng nước khai thác theo giấy phép khai thác nước và có quy hoạch cấp nước: thì nhu cầu nước được lấy theo lượng nước khai thác đã được phê duyệt.

* Đối với các KCN, CNN và các cơ sở sản xuất chưa xác định lượng nước khai thác thì nhu cầu nước được tính như sau:

- Đối với KCN, CCN chưa có quy hoạch chi tiết, sử dụng TCXD 33: 2006 để tính toán lượng nước sử dụng trong công nghiệp. TCXD 33:2006 đề xuất tiêu chuẩn cấp nước cho KCN như sau:

+ Công nghiệp sản xuất rượu bia, sữa đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ha/ngày đêm.

+ Công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngày đêm. - Đối với cơ sở phân tán:

+ Cơ sở khai thác khoáng sản căn cứ trên mức độ tiêu thụ nước trung bình để tuyển rửa 1 tấn quặng: 1 - 4 m3/tấn đất đá.

+ Đối với các cơ sở phân tán trong các đô thị tiêu chuẩn dùng nước cho công nghiệp lấy theo quy định của TCXD 33:2006 lấy bằng 10% nhu cầu nước sinh hoạt.

* Đối với thủy điện: - Thủy điện nhỏ:

Do các thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có chế độ khai thác nước lấy nước trực tiếp từ sông, không có hồ điều tiết mà phụ thuộc vào lưu lượng của dòng sông để phát điện nên nhu cầu nước của các thủy điện này dựa vào các quy trình vận hành của thủy điện để xác định nhu cầu nước của từng thủy điện.

- Thủy điện Hòa Bình:

Nhu cầu nước của thủy điện Hòa Bình được tính toán theo công suất phát điện mục tiêu của nhà máy thủy điện và chế độ vận hành điều tiết hồ Hòa Bình.

Bảng 3.7. Công suất phát điện mục tiêu của thủy điện Hòa Bình (MW)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Công suất phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điện mục tiêu 424,1 481,2 424,1 410,4 424,1 812,2 869 950 1048,3 1104,1 989,3 482,1

Nguồn: Dự án Đánh giá tác động của BĐKH lên tài nguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình và đề xuất các biện pháp thích ứng, Viện KH KTTV&MT, 2010.

3.2.1.3. Chỉ tiêu cấp nước nông nghiệp

a. Tiêu chuẩn dùng nước của cây trồng

Trong các nghiên cứu gần đây, để tính toán nhu cầu nước tưới nước cho các loại cây trồng, các tác giả thường sử dụng chương trình CROPWAT. Đây là chương trình tính nhu cầu tưới, chế độ tưới và kế hoạch tưới cho các loại cây trồng trong các điều kiện khác nhau; được soạn thảo, công bố và yêu cầu áp dụng bởi tổ chức lương thực của Liên Hợp Quốc - FAO. Chương trình này giúp cho việc tính toán các tiêu chuẩn cho giai đoạn quy hoạch, thiết kế và quản lý hệ thống tưới. Dưới đây là các tài liệu cần thu thập và các yếu tố cần tính toán để sử dụng trong mô hình CROPWAT tính mức tưới cho từng loại cây trồng.

Các dữ liệu đầu vào phục vụ tính mức tưới: * Lượng mưa:

Trên tỉnh Hòa Bình có 5 trạm khí tượng: Chi Nê, Hòa Bình, Kim Bôi, Lạc Sơn và Mai Châu có đo đạc đầy đủ các yếu tố khí tượng và mưa trong thời gian dài nên được sử dụng để tính toán mưa thiết kế trong tính toán nhu cầu nước cho cây trồng. Theo yêu cầu tính toán. tác giả lấy số liệu năm 2010 để tính toán cho hiện trạng và mưa thiết kế với tần suất thiết kế 85% để tính toán dự báo nhu cầu nước cho các giai đoạn tiếp theo của kỳ quy hoạch.

Mô hình mưa thiết kế được xác định dựa vào một mô hình mưa điển hình, rồi muợn mô hình đó để thu phóng thành mô hình mưa thiết kế. Mô hình mưa điển hình được chọn dựa trên 3 nguyên tắc sau:

- Có lượng mưa điển hình xấp xỉ lượng mưa vụ thiết kế. - Có sự phânphối bất lợi.

Có tính thường xuyên xuất hiện.

Dựa trên những nguyên tắc trên, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây tác giả chọn được mô hình mưa điển hình. sau đó thu phóng có mô hình mưa thiết kế như Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Mô hình mưa hiện trạng và thiết kếứng với tần suất 85%

Trạm Tần suấtNăm/ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Chi Nê 2010 102,7 5,2 15,4 53,3 169,6 181,1 355,6 645,1 189,7 119,7 6,3 7,3 1851,0 P = 85% 14,2 27,3 18,2 87,1 225,7 193,1 253,3 296,1 328,1 14,7 82,4 6,4 1.546,6 Hòa Bình 2010 44,3 9,5 6,9 66,5 121,7 102,4 225,9 389,3 127,3 124,4 3,1 25,4 1.246,7 P = 85% 6,0 7,0 21,7 51,5 145,3 358,8 263,0 180,3 249,3 225,2 6,5 46,4 1.560,9 Kim Bôi 2010 83,5 13,0 18,3 89,4 214,7 186,0 311,7 582,9 246,6 120,9 15,4 13,6 1.896,0 P = 85% 9,7 43,4 46,7 91,7 215,7 180,0 221,1 516,1 223,7 173,1 42,5 0,0 1.763,7 Lạc Sơn 2010 63,1 3,2 12,7 58,7 124,2 138,1 260,5 614,7 212,2 121,1 2,5 8,6 1.619,6 P = 85% 9,0 31,0 22,9 125,6 259,9 271,6 280,7 382,1 252,6 39,8 21,4 9,7 1.706,2 Mai Châu 2010 35,4 10,5 7,5 54,9 145,9 41,8 327,1 408,8 199,2 239,8 5,2 25,9 1.502,0 P = 85% 0,0 2,1 34,7 85,5 202,6 178,0 383,4 249,6 280,4 88,2 0,0 0,0 1.504,5

Nguồn: Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình năm 2012

* Thời vụ cây trồng:

Cây trồng chính trong tỉnh Hòa Bình được gieo chủ yếu vào 2 vụ chính: vụ đông xuân (vụ chiêm) và vụ mùa. Thời kỳ gieo trồng và thời gian sinh trưởng của các cây trồng chính được thống kê trong Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Thời vụ cây trồng chính của tỉnh Hòa Bình

Cây

trồng Vụ Thời kỳ gieo trồng Thời kỳ thu hoạch Thời gian sinh trưởng (ngày)

Lúa Đông xuân 20/II 15/VI 120

Mùa 05/VI 25/IX 110

Ngô Đông xuân 10/II 10/VI 120

Mùa 15/VII 25/X 100

Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT Hòa Bình, 2010

b. Tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi

Nhu cầu dùng nước cho chăn nuôi bao gồm nhu cầu nước cho ăn uống, vệ sinh chuồng trại, nước tạo môi trường sống,... Để tính toán nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi (nhu cầu cho các loại động vật nuôi phổ biến hiện nay trên địa bàn tỉnh như trâu, bò, lợn, gia cầm), tiêu chuẩn dùng nước cho các loại vật nuôi (l/con/ngày đêm) được lựa chọn theo TCVN 4454:1987.

Bảng 3.10. Tiêu chuẩn cấp nước cho các loại vật nuôi

TT Loại vật nuôi Định mức (l/con/ngày.đêm)

2 Lợn 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Gia cầm 2

Nguồn: TCVN 4454:1987 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã. hợp tác xã.

c. Chỉ tiêu cấp nước cho nuôi trồng thủy sản

Tiêu chuẩn dùng nước cho thủy sản hiện tại chưa có quy phạm tính toán, vì vậy Tác giả chỉ tham khảo một số tài liệu và các quy trình nuôi thủy sản của các địa phương.

Lượng nước cải tạo ruộng ban đầu 15.000 m3/ha, sau đó lấy nước vào ao nuôi và hàng tháng phải bổ sung nước lượng nước thất thoát do ngấm, bốc hơi. Mỗi năm phải thay nước 5 lần mỗi lần 1/3 lượng nước (5.000 m3/ha). Sơ bộ có thể lấy nhu cầu nước cho các khu nuôi cá nước ngọt nhưbảng 3.11.

Bảng 3.11. Chỉ tiêu cấp nước cho thủy sản (đơn vị: m3/ha)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng

Nhu cầu 0 0 15.000 100 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 45.000 d. Chỉ tiêu cấp nước cho hoạt động dịch vụ, công cộng

Nhu cầu nước cho hoạt động dịch vụ, công cộng là lượng nước dùng cho công trình công cộng (tưới cây, rửa đường); nước cho công nghiệp phân tán, dịch vụ công cộng; nước dự phòng thất thoát; nước dự phòng cho bản thân nhà máy được tính toán theo phần trăm nhu cầu nước cho sinh hoạt (Qsh). Cụ thể như Bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tiêu chuẩn cấp nước cho hoạt động dịch vụ, công cộng

STT Thành phần dùng nước Tiêu chuẩn

I Thành phốHòa Bình (khu đô thị loại II)

a Nước cho phục vụ công cộng (% Qsh) 10

b Nước cho công nghiệp phân tán, dịch vụ công cộng (% Qsh) 10 c Nước dự phòng thất thoát (% (Qsh + a + b)) 25 d Nước dự phòng cho bản thân nhà máy (% (Qsh + a + b + c)) 5

II Các thị trấn, điểm dân cư nông thôn

a Nước dịch vụ (% Qsh) 10

b Nước thất thoát (% Qsh + a)) 15

c Nước dự phòng (% (Qsh + a + b) 10

Nguồn:TCXDVN 33:2006 Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình Weap trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 (Trang 71)