- Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm
c. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng
- Thực tế hiện nay, các NHTM tra cứu thông tin Trung tâm CIC của NHNN đều phải trả một khoản phí cho từng lần hỏi tin. Nhưng thông tin được cung cấp còn nghèo nàn, mang tính chất liệt kê, không cập nhật kịp thời. Tuy nhiên đểđảm bảo thủ tục giấy tờ thẩm định và giải ngân cho khách hàng, trong hồ sơ lưu vẫn phải có phiếu tra cứu thông tin khách hàng từ CIC.
- NHNN cần quan tâm đến việc nâng cấp và phát triển Trung tâm thông tin tín dụng trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng thông tin do CIC cung cấp, hướng tới sự phát triển như là một tổ chức tín nhiệm độc lập, với thông tin cung cấp đặc trưng không
chỉ đối với thông tin tín dụng, mà mở rộng tầm thông tin tài chính tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế.
- Việc nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. Đây là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của CIC. Do đó nên mở rộng và phát triển công nghệ mới, hiện đại trong hoạt động thông tin tín dụng nhằm thu thập và xử lý thông tin tốt hơn, theo kịp đà phát triển của NHTM. Trước mắt, cần phát triển và hoàn thiện các sản phẩm thông tin tín dụng như bản tin thông tin tín dụng, xếp loại doanh nghiệp, thông tin về tài chính doanh nghiệp. Về lâu dài, cần hướng tới phát triển các loại thông tin như đánh giá xếp hạng công ty, doanh nghiệp, tránh tình trạng một khách hàng nhưng được xếp nhiều thứ hạng khác nhau tại các ngân hàng thương mại khác nhau.
- Nguồn nhân lực làm công tác thông tin tín dụng nên được củng cố, đào tạo. Nên có cơ chế thưởng phạt gắn liền với trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống thông tin tín dụng. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề giới thiệu phương pháp, kỹ thuật mới trong đánh giá, phân loại và xếp hạng tín dụng khách hàng của các tổ chức có uy tín, hay kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để các ngân hàng thương mại tham khảo.
KẾT LUẬN
- Trong những năm vừa qua, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính được thành lập, điều này cho thấy mức hấp dẫn và tính sinh lợi trong lĩnh vực tài chính còn hấp dẫn với các nhà đầu tư. Đối với thị trường Việt Nam, sản phẩm dịch vụ tài chính hiện nay vẫn chưa thực sự đa dạng. Và tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ còn thấp so với tông thu nhập, phần còn lại thu từ hoạt động tín dụng chiếm từ
60% đến 70% thu nhập của ngân hàng. Mà hoạt động tín dụng thì luôn song hành cùng rủi ro tín dụng, và hậu quả của nó thường rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn vay, tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hưởng dây chuyền đến sự
tồn tại của hệ thống ngân hàng và sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế.
- Trên thực tiễn hoạt động tín dụng của VIB nói chung và VIB Quy Nhơn nói riêng trong thời gian qua cho thấy, ngân hàng đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về đánh giá rủi ro tín dụng từ đó áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong việc phòng ngừa và quản lý rủi ro một cách bài bản, hiệu quả. Hiện tại, mặc dù nợ quá hạn tại chi nhánh vẫn đang ở mức khá thấp, có thể chấp nhận được, nhưng qua quá trình phân tích ở trên thì rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Trong điều kiện nền kinh tế không ổn định như hiện nay thì nguy cơ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn là rất lớn.
- Trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Quy Nhơn, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể
phù hợp với điều kiện hoạt động tín dụng tại địa bàn để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới.