Phối hợp với các tổ chức chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 83)

- Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm

d.Phối hợp với các tổ chức chuyên nghiệp

- Chi nhánh có thể xem xét sử dụng các báo cáo của các tổ chức đánh giá tín dụng và rủi ro tín dụng. Những tổ chức này thường là những tổ chức chuyên nghiệp, chuyên thực hiện việc đánh giá tín dụng dựa trên mức độ tin cậy ước tính của từng cá nhân, công ty, hoặc thậm chí một quốc gia và cung cấp báo cáo cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

- Việc đánh giá tín dụng cũng được biết đến như sự đánh giá khả năng

cho vay. Xếp hạng tín dụng được các tổ chức này đưa ra trên cơ sở từ lịch sử

tài chính, tài sản hiện hành và các khoản nợ của đối tượng được đánh giá. Thông thường, các công ty đánh giá tín dụng cho người cho vay hoặc chủđầu tư, biết được xác suất của các đối tượng có khả năng trả lại khoản vay hay không. Và một đánh giá tín dụng xấu cho thấy nguy cơ cao người vay không trả nợđúng kỳ (hoặc không có khả năng trả nợ), điều đó dẫn đến lãi suất cao, hoặc từ chối các khoản vay của chủ nợ.

- Hiệu quả khi sử dụng báo cáo của các tổ chức định mức tín nhiệm doanh nghiệp là chi nhánh có các nguồn thông tin để đối chiếu, từđó sử dụng các phương pháp phân tích để nhận diện ra các doanh nghiệp tốt hoặc có vấn

đề. Để từ đó giúp cho chi nhánh đưa ra quyết định chính xác trong việc cấp tín dụng, từ chối cấp tín dụng hay gia tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng

3.2.2. Hoàn thiện đo lường rủi ro tín dụng

Việc đo lường, đánh giá khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và tính toán các chỉ tiêu liên quan đến nợ quá hạn, nợ xấu, chi nhánh có thể xem xét áp dụng phương pháp ước tính tổn thất tín dụng lựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ (IRB) để đo lường rủi ro tín dụng tại

đơn vị.

Ngoài ra, căn cứ vào việc xếp hạng, chi nhánh có thể tính tỷ lệ vỡ nợ cận biên (MMR). Dựa trên quan sát các dữ liệu vỡ nợ của các khoản cho vay của ngân hàng đối với các khách hàng có chung một mức độ xếp hạng tín nhiệm, từ đó tính tỷ lệ vỡ nợ cận biên (Marginal mortality rate = MMR) cho năm thứ i sau khi thực hiện khoản vay:

Tổng giá trị các khoản cho vay vỡ nợ năm i MMRi = --- Tổng dư nợđầu năm i

Tóm lại, từ những phương pháp tính toán trên, chi nhánh sẽ có cơ sở để

ra những quyết định tốt nhất nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng.

3.2.3. Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 83)