Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 37)

M ức giảm Tỷ lệ xóa nợ ròng năm thực hiện tỷ lệ xóa nợ ròng năm trước

a.Các nhân tố chủ quan

Ø Các nhân t t phía ngân hàng

§ Nguồn lực của ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của nhân viên tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về

cơ sở vật chất. Những vấn đề liên quan đến chất lượng đội ngũ, thiếu hụt nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, việc đào tạo, bố trí nhân viên chưa hợp lý là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.

§ Con người: Từ cấp phê duyệt tín dụng đến cán bộ đề xuất cấp tín dụng trong trường hợp bị hạn chế về năng lực và chuyên môn trong thẩm

trong quá trình cấp tín dụng. Đây là nhóm nhân tố gây ra rủi ro đặc biệt nghiêm trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

§ Kiểm soát nội bộ: lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức, mang tính đối phó làm cho kết quả kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như một công cụ hữu hiệu trong vấn đề phát hiện, phòng ngừa rủi ro tín dụng.

§ Cơ sở dữ liệu: Hạn chế về thông tin, thiếu thông tin, thông tin bất cân xứng khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng, dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro chưa đáp

ứng kịp thời.

Ø Các nhân t t phía khách hàng

§Khách hàng không có thiện chí trả nợ: thiện chí trả nợ vay của là yếu tố liên quan đến tư cách đạo đức của người đi vay, một khi khách hàng thiếu thiện chí trả nợ thì ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay. Chẳng hạn, khi ngân hàng điều chỉnh lãi suất tăng theo đúng quy định của hợp

đồng tín dụng nhưng khách hàng không đồng ý, và mặc dù có đủ khả năng tài chính nhưng không thanh toán vốn, lãi cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn; khách hàng không chịu hợp tác, không có thiện chí khi ngân hàng xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp,…

§Khách hàng có chủ đích lừa đảo, gian lận ngân hàng dẫn đến cung cấp thông tin không chính xác: đây là việc làm mà tất cả những ai làm công tác

tín dụng đều phải đề phòng, bởi hậu quả của nó khi xảy ra là rất lớn. Gian lận của khách hàng thường xảy ra ở các trường hợp sau:

- Gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo: hình thức gian lận này xảy ra khi bên đi vay cố tình khai man về sự tồn tại của tài sản đảm bảo, sử dụng tài sản đảm bảo không đúng chất lượng, số lượng theo như quy định của hợp đồng bảo đảm,…

- Gian lận liên quan đến việc ngụy tạo uy tín để lợi dụng vay tiền: tạo cơ

sở niềm tin ban đầu với NH bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ và khi đã tạo được tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn và không có khả năng chi trả.

- Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính hoặc gian lận kế toán. Gian lận báo cáo tài chính diễn ra dưới rất nhiều hình thức như: ghi nhận doanh thu không đúng, xác định giá trị công nợ không đúng, kê khống giá trị hàng tồn kho,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 37)