Phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế học cho giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNNo&PTNT) chi nhánh Huyện Hoài Đức (Trang 48)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNo&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC

3.2.4. Phân tán rủi ro

Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều khó tránh khỏi. vấn đề là làm thế nào để hạn chế được rủi ro và giảm thiểu thiệt hại của rui ro đến mức thấp nhất. Phân tán rủi ro chính là một trong những biện pháp hiệu quả trong quản trị rủi ro.

3.2.4.1. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Đây là biện pháp chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro. Ngân hàng nên đưa nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư , nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng khác nhau trên địa bàn của mình. Điều này vừa giúp chi nhánh mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT huyện Hoài Đức cần đưa ra một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở nhất quán một số vấn đề sau:

- Đầu tư vào nhiều ngành ngề kinh tế khác nhau tránh được sự cạnh tranh của các TCTD khác trong việc giành lấy thị phần cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề kinh tế.

- Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất cá loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, tránh việc tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm.

- Tránh việc cho vay quá nhiều đối với một đối tượng khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.

- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

- Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

3.2.4.2. Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng là loại hình bảo hiểm dành cho ngân hàng nhằm đảm bảo sẽ bồi thường cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng của họ gặp rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như : Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau:

- Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho nghành nghề mà họ kinh doanh. Như vậy, những khoản tín dụng trong trường hợp này coi như cũng được bảo hiểm một cách gián tiếp. Phương pháp này không làm phát sinh thêm thao tác nghiệp vụ trong Ngân hàng. Để sử dụng tốt hình thức này thì chi nhánh cần có chính sách ưu tiên cho vay về khối lượng và lãi suất đối với các doanh nghiệp, cá nhân mua bảo hiểm.

- Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

- Ngân hàng tự bảo hiểm cho chính mình bằng cách lập các quỹ dự phòng để bù đắp những thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng từ đó hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra mà vẫn đảm bảo được tình hình tài chính của Ngân hàng. Rủi ro luôn song hành với hoạt động kinh doanh nhưng đối với mỗi thành phần kinh tế thì hệ số rủi ro tín dụng có khác nhau, việc quy định tỷ trọng rủi ro cụ thể cho từng loại tín dụng có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế học cho giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNNo&PTNT) chi nhánh Huyện Hoài Đức (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w