Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế học cho giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNNo&PTNT) chi nhánh Huyện Hoài Đức (Trang 37)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC

2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức

2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT chi nhánhhuyện Hoài Đức huyện Hoài Đức

2.2.3.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng NNo&PTNT a.Quan điểm

Trong chính sách quản lí rủi ro tín dụng của chi nhánh, quan điểm tổng quan của ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức như sau:

- Ngân hàng không tập trung tín dụng vào một đối tượng khách hàng, một ngành nghề - lĩnh vực hoặc các nhóm khách hàng, ngành nghề - lĩnh vực có liên quan đến nhau.

- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (có nghĩa là nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua

nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng) để bảo đảm được tính khách quan.

- Chi nhánh áp dụng hạn mức cấp tín dụng hoặc thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc và năng lực và tình hình tài chính của mình.

b. Hình thức

Việc quản lí rui ro tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Hoài Đức được thực

hiện dưới các hình thức sau:

- Các Quy chế, các Quyết định, các Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam.

- Định hướng của hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ cụ thể. - Các công văn, các Thông báo do thành viên Ban điều hành ký.

2.2.3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh a.Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nhứng rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải, từ đó có những biện pháp thích hợp để phòng ngừa hiệu quả.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Biểu đồ 2.5 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ chi nhánh Agribank Hoài Đức)

Ta có thể thấy, trong những năm qua, nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Hoài Đức có những biến động rõ rệt. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tương đối cao trong các năm 2011, 2012 (tương ứng 3,83% và 4,17%). Tuy nhiên sang đến năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn đã được cải thiện và giảm xuống một cách đáng kể còn 2,61%, báo hiệu một dấu hiệu khả quan về tình hình hoạt động tín dụng. Tổng nợ quá hạn năm 2013 giảm xuống trong khi tổng dư nợ lại tăng lên, điều này cho thấy khả năng kiểm soát rui ro của ngân hàng là khá tốt.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở chi nhánh có thể kể đến môi trường kinh doanh trong giai đoạn này. Cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ năm 2007- 2008 đã đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, kinh doanh không hiệu quả thậm chí là phá sản, tăng trưởng kinh tế đi xuống, lạm phát tăng cao khiến nhiều người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, xuất khẩu và ngành dịch vụ kém phát triển. Giai đoạn 2011-2032 vẫn còn chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, dẫn đến việc khách hàng của ngân hàng NNo&PTNT giảm và khả năng trả nợ của khách hàng cũng suy giảm mạnh khiến cho tình trạng nợ quá hạn tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2013, Chính phủ với những chính sách vĩ mô của mình đã giúp cải thiện tình hình kinh tế, lạm phát đã được giảm xuống. điều này lí giải vì sao mà tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh được cải thiện và giảm xuống rõ rệt.

b.Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi

Biểu đồ 2.6 Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi tại chi nhánh giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dơ nợ chi nhánh Agribank Hoài Đức)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tình hình nợ khó đòi của ngân hàng có chiều hướng tăng vào năm 2012 và giảm rõ rệt vào năm 2013. Năm 2011, nợ khó đòi là 12,71 tỷ đồng. Sang đến năm 2012, con số này tăng lên thành 17,077 tỷ đồng tức là tăng 4,367 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ khó đòi năm 2012 (4,03%) cũng cao hơn năm 2011 (3,54%) . Tuy nhiên năm đén năm 2013, dơ nợ khó đòi đã giảm xuống còn 15,145 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ nợ khó đòi cũng giảm đáng kể còn 2,58%.

Cũng giống như dơ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên của chi nhánh. Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố hệ thống thông tin chưa hoàn thiện, khiến cán bộ tín dụng không có đủ thông tin về khách hàng cũng như thị trường để có thể đưa ra những quyết định thật chính xác.

c.Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự phòng =

Biểu đồ 2.7 Trích lập dự phòng và tỷ lệ trích lập dự phòng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trích lập dự phòng 0.14 0.2505 0.2006

Tỷ lệ trích lập dự phòng 0.039% 0.059% 0.034%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp trích lập dự phòng chi nhánh Agribank huyện Hoài Đức) Qua bản số liệu ta thấy tỷ lệ dự phòng của chi nhánh tăng trong năm 2012 cả về số tương đối lẫn tuyệt đối theo đà tăng của nợ xấu và nợ quá hạn, từ 0,14 tỷ đồng ( tức 0,039% tổng dư nợ) năm 2011 tăng lên 0,2505 tỷ đồng ( tức là 0,059% tổng dư nợ) năm 2012. Sang đến năm 2013, số dự phòng giảm xuống còn 0,2006 tỷ đồng chiếm 0,034% tổng dư nợ.

Như vậy qua từng thời kì với từng tình hình của nợ xấu, nợ quá hạn chi nhánh đã có sự trích lập quỹ dự phòng một cách hợp lí nhằm hạn chế những tổn thất mà rui ro tín dụng gây ra mà vẫn đảm bảo việc lưu thông nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế học cho giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNNo&PTNT) chi nhánh Huyện Hoài Đức (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w