Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng thời gian gần đây

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế học cho giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNNo&PTNT) chi nhánh Huyện Hoài Đức (Trang 28)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC

2.1.4.Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng thời gian gần đây

2.1.4.1. Tình hình tài sản – nguồn vốn

Nằm trong hệ thống ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, trong những năm qua Agribank chi nhánh huyện Hoài Đức luôn giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế huyện, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán

(đơn vị: tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013

12/11

(%) 13/12(%)Số liệu TT Số liệu TT Số liệu TT Số liệu TT Số liệu TT Số liệu TT

I Tổng tài sản 1.419 1.696 1.985 19,5 17

1 Tiền mặt, vàng bạc 1.080 76,1 1.485 87,6 1.682 84,8 37,5 13,3

2 Cho vay KH 270 19 177 10,5 258 13 -34,4 45,8

3 Tài sản cố định 69 4,9 34 1,9 45 2,2 -50,7 32,4

1 Nợ phải trả 1.295 91,2 1.468 86,6 1.675 84,4 13,4 14,1

2 Nguồn vốn CSH 124 8,8 228 13,4 310 15,6 83,9 36,0

(Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ)

Trên đây là bảng cân đối kế toán của ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức qua các năm 2011, 2012 và 2013. Theo đó, trong tổng tài sản thì tiền mặt bao giờ cũng chiếm tỉ trọng cao nhất. Còn trong tổng nguồn vốn thì tiền huy động của khách hàng luôn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong các nguồn. Tính đến ngày 31/12/2013, NH có tổng tài sản đạt 1.985 tỷ đồng, tăng 289 tỷ đồng tức tăng 17,04% so với cùng kì năm trước. Trong đó, tổng dư nợ cho vay khách hàng năm 2013 là 258 tỷ đồng tăng 81 tỷ so với năm 2012. Một mức tăng ấn tượng sau sự sụt giảm 93 triệu đồng vào năm 2012 so với năm 2011. Có thể thấy năm 2012 là năm ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi tình hình kinh tế chung vẫn trên đà suy giảm, tất cả các thị trường như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, hay các ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế đều có doanh thu giảm. Kết quả là cho vay đối với khách hàng đã giảm đi 34,4% so với năm 2011. Hơn nữa năm 2012 cũng là năm khó khăn do vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, các ngân hàng cũng hạn chế cho vay vì suy thoái kinh tế dẫn đến các doanh nghiệp không trả được nợ, dư nợ giảm xuống đồng thời nợ xấu tăng lên nhiều hơn so với các năm trước đó. Về nguồn vốn, những năm vừa qua ngân hàng chứng kiến sự tăng đáng kể nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu như năm 2011 vốn chủ sở hữu của ngân hàng mới đạt 124 tỷ đồng thì đến năm 2013 con số này đã đạt 310 tỷ đồng, tăng 2,5 lần chỉ sau hai năm. Như vậy mặc dù kinh tế đầy biến động nhưng ban lãnh đạo ngân hàng cùng toàn thể đội ngũ nhân viên đã có nhiều nỗ lực nhằm duy trì và phát triển ngân hàng ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng và đã đạt được những kết quả khả quan.

2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng

Trong điều kiện kinh tế xã hội vẫn diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất huy động giảm và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy vậy, nguồn

vốn của Chi nhánh vẫn liên tục tăng trưởng là kết quả tổng hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, phát triển sản phẩm và phong cách giao dịch văn minh của cán bộ ngân hàng. Vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh, đều qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2 Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 855 1004 1200

Mức tăng (tỷ đồng) -52 149 196

Tốc độ tăng (%) 0,94 17,4 19,5

(Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2011, 2012,2013 của chi nhánh Agribank Hoài Đức)

Qua bảng trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn vốn của ngân hàng duy trì ở mức tương đối ổn định ngoại trừ năm 2011. Năm 2013 tổng nguồn vốn đạt 1200 tỷ đồng, mức tăng trưởng là 19,5 % và năm 2012 đạt 1004 tỷ đồng tăng 17,4 % so với năm 2009. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Năm 2011, NHNN đã ban hành thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VNĐ không vượt quá 14%/năm, nhằm tránh một cuộc đua lãi suất không lành mạnh giữa các ngân hàng, gây bất ổn cho hệ thống. Đến năm 2013,

lãi suất huy động giảm mạnh khoảng 7-10% so với thời điểm giữa năm 2011. Có

thể nói trong bối cảnh kinh tế vẫn khó khăn, việc duy trì được quy mô vốn huy động trên là kết quả rất đáng khích lệ tại Chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Hoài Đức. Có được kết quả đó là do ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường nguồn vốn, việc điều hành quản trị lãi suất được thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo từ ngân hàngcấp trên qua sự bám sát những tín hiệu của thị trường, các hình thức huy động được đa dạng hóa. Nhờ đó mà công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan.

Bảng 2.3 Nguồn vốn huy động theo cơ cấu thành phần kinh tế

Chỉ tiêu 2011Số tiền % 2012Số tiền % 2013Số tiền %

TG TCKT 90,81 10,6 128,86 12,8 195,1 16,26

TG Khác 152,14 17,8 179,57 17,9 184,4 15,37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TG dân cư 612,05 71,6 695,57 69,3 820,5 68,38

Về cơ cấu nguồn vốn theo thánh phần kinh tếbao gồm: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gởi của dân cư và tiền gửi khác. Trong đó, nguồn huy động chủ yếu là tiền gửi của dân cư. Năm 2011, tiền gửi huy động từ dân cư chiếm 71,6% trong tổng nguồn. Đến năm 2012 và 2013 tỷ lệ này giảm nhẹ còn 69,3% và 68,38% tương ứng song đây vẫn nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2012 tiền gửi dân cư đạt 695, 57 tỷ đồng, tăng 83,52 tỷ so với năm 2011(tốc độ tăng là 13,64%). Đến năm 2013 con số này đạt 820,5 tỷ đồng, tốc độ tăng là 17,96%. Vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng, điều này là phù hợp với đặc điểm và vị trí hoạt động của chi nhánh. Vốn huy động từ dân cư luôn là nguồn vốn trung dài hạn chủ yếu cho ngân hàng, làm tăng tính ổn định, bền vững tương đối cho nguồn vốn. Sở dĩ như vậy là do đặc tính của nguồn này có luồng tiền chu chuyển thấp, ít chịu tác động của yếu tố thời vụ song lại bị ảnh hưởng trước các cú sốc do thiếu thông tin, khả năng phân tích yếu, việc ra quyết định phụ thuộc vào một người. Hơn nữa, việc giữ và tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư cũng nằm trong chiến lược huy động được đặt ra từ đầu năm của ban lãnh đạo ngân hàng.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế tuy không chiếm tỷ trọng lớn nhưng có thể đáp ứng đáng kể sự thiếu hụt vốn trong một thời gian ngắn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy trong thời gian qua, ngân hàng NNo&PTNT Hoài Đức đã luôn coi trọng nguồn vốn này trong kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn huy động. Kết quả là năm 2012 đã đạt 128,86 tỷ đồng tăng 38,05 tỷ đồng tức tăng 41,9% so với 2011 và năm 2013 là 195,1 tỷ đồng tăng 51,4%. So với cùng kỳ năm 2011 con số này chỉ chiếm 10,6% thì đến năm 2012 là 12,8% và năm 2012 là 16,26% trong cơ cấu nguồn vốn. Tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế diễn biến theo xu hướng tăng là nhờ có những biện pháp thích hợp từ phía ngân hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động marketing khá hiệu quả nên uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, các mối quan hệ với các tổ chức kinh tế ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó năm 2011 và 2012, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, cùng với các gói kích cầu đầu tư của Chính phủ, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn, tăng lượng tiền gửi thanh toán. Kết quả là

lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế do đó cũng tăng lên, chiếm một tỷ lệ cao hơn trong tổng lượng vốn huy động của toàn chi nhánh.

Đóng vai trò quan trọng không kém là nguồn huy động từ tiền gửi khác. Năm 2011 huy động từ tiền gửi khác đạt 152,14 tỷ đồng giảm 46,68 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm 17,8% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 con số này là 179,57 tỷ đồng, tăng 27,43 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với 17,9% trong tổng nguồn vốn huy động. Qua đó có thể thấy rằng, ngân hàng NNo&PTNT đã có bước tiến vượt bậc trong việc huy động vốn từ các tổ chức khác. Đạt được kết quả này trong tinh hình kinh tế cạnh tranh, khó khăn là một dấu hiệu rất lạc quan đối với ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức.

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế

2.1.4.3. Hoạt động sử dụng vốn tại chi nhánh

Hoạt động tín dụng bao giờ cũng là một hoạt động quan trọng và chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để hoàn thành tốt nhiệm

vụ kinh doanh mà ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam giao cho, Agribank Hoài Đức đã không ngừng mở rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường quy mô các khoản cho vay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn

cầu đã ảnh hưởng xấu đến ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Nhận thức được những khó khăn đó, chi nhánh đã có những biện pháp quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng.

Bảng 2.4 Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng NNo&PTNT huyện Hoài Đức Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) 2012/201 1 Sốtiền Tỷtrọng 2013/2012 +, - +, - Tổng dư nợ 358,5 423,7 65,2 586 162,3

Phân loại theo kỳ hạn

+ Dư nợ ngắn hạn 290,3 332,4 78,45 42,1 354,4 60,5 22 + Dư nợ trung hạn 61,33 83,5 19,71 22,17 175,8 30 92,3

+ Dư nợ dài hạn 6,87 7,8 1,84 0,93 55,8 9,5 1,7 Phân loại theo loại tiền

+ VNĐ 245,7 383,9 90,61 138,2 522 89,1 138,1

+ Ngoại tệ (quy đổi) 112,8 39,8 9,39 -73 64 10,9 24,2 Phân loại theo đối tượng khách hàng

+ Các TCKT 189,4 248,8 58,7 59,4 339 57,85 90,2

+ Cá nhân 169,1 174,9 41,3 5,8 247 42.15 72,1

Một phần của tài liệu Cơ sở kinh tế học cho giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNNo&PTNT) chi nhánh Huyện Hoài Đức (Trang 28)