CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC
2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT huyện Hoài Đức
trong thời gian tới chi nhánh sẽ khắc phục được những tồn tại yếu kém, phát huy hơn nữa điểm mạnh để phát triển và khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế.
2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNThuyện Hoài Đức huyện Hoài Đức
2.2.5.1. Nguyên nhân từ phía chi nhánh
- Cán bộ nhân viên của chi nhánh phần lớn là còn rất trẻ nên kinh nghiện thực tế còn nhiều hạn chế. Nhận thấy được rằng trình độ của cán bộ nhân viên là vô cùng quan trọng, chi nhánh đã hết sức quan tâm tới công tác đào tạo mới và đào taọ lại cán bộ, nhân viên.
- Mô hình chấm điểm tín dụng của ngân hàng NNo&PTNT còn chưa phát huy được hiệu quả của mình. Mô hình này tại ngân hàng NNo&PTNT huyện Hoài Đức được
hạng khách hàng, từ đó có thể giúp chi nhánh đưa ra những quyết định sáng suốt trong hoạt động tín dụng của mình. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng tại chi nhánh cũng gặp phải nhiều khó khăn mà từ những khó khăn lại chính là nguyên nhân gây ra các rủi ro. Các nguyên nhân là do chi nhánh thiếu thông tin từ các báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng hoặc chính bản thân khách hàng cố tình che dấu; hệ thống thông tin lưu trữ tại chi nhánh còn hạn chế và thiếu tập trung; công tác phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại chi nhánh còn chưa được tiến hành thường xuyên và mang tính định kỳ hoặc có báo trước cho khách hàng dẫn đến tình trạng không khách quan và từ đó có thể xuất hiện việc khách hàng cố tình che dấu thông tin.
- Thông tin khách hàng không đầy đủ: Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM càng gay gắt như hiện nay, vai trò của trung tâm tín dụng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước – CIC rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời chính xác để các ngân hàng cho vay hợp lý. Tuy nhiên, ngân hàng dữ liệu của CIC vẫn chưa thể cung cấp thông tin một cách thật đầy đủ. Điều này dẫn đến chi nhánh có thể đưa ra những quyết định sai lầm.
- Cơ chế nghiệp vụ tín dụng của chi nhánh còn mang tính cứng nhắc, lệ thuộc vào các văn bản pháp lý của Chính phủ, Bộ, Ngành và Ngân hàng Nhà nước, mang tính chồng chéo.
- Khâu thẩm định dự án đầu tư còn nhiều hạn chế: Việc thẩm định các dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT huyện hoài Đức phải dựa vào các chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiện, các chỉ tiêu này của mỗi doanh ngiệp chưa tính đến các biến số động mà chỉ ở trạng thái tĩnh. Vì thế nên việc xét duyệt các dự án không lường trước được các biến động của thị trường gây ảnh hưởng đến kết quả thẩm định. Hơn nữa, việc thẩm định chủ yếu dựa vào các yếu tố định lượng, yếu tố định tính chưa được đánh giá cao và sử dụng không nhiều. Như thế các yếu tố lượng hóa hết được thì lại không phản ánh đày đủ thực chất của các dự án đầu tư. Chính nguyên nhân này gây ra rủi ro tín trong các dự án tại chi nhánh.
- Công tác kiểm tra nội bộ vẫn còn lỏng lẻo, mang nặng tính hình thức, kiểm tra một cách qua loa và sơ xài nên không thể phát hiện những dấu hiệu có tính bất lợi hoặc những dấu hiệu rui ro tồn tại do công tác quản lý lỏng lẻo của chi nhánh.
Hơn nữa, công tác kiểm tra nội bộ ít được tiến hành thường xuyên nên không mang tính kịp thời.
2.2.5.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Báo cáo tài chính chưa minh bạch, chính xác: khi tiến hàng thẩm định dự án, cán bộ tín dụng phân tích và đánh giá khách hàng thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp do doanh nghiệp này cung cấp; song những báo cáo này chưa được kiểm toán nên độ chính xác không cao, gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay.
- Các khách hàng thường sử dụng vốn không đúng mục đích ban đầu trong hợp đồng tín dụng, dùng vốn lưu động vào đầu tư tài sản,…hoạt động lưu chuyển vốn không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh toán và không thể trả nợ chi nhánh.
- Khách hàng làm ăn thua lỗ do sự bién động của nền kinh tế, thị trường.
- Lợi dụng điểm yếu của chi nhánh, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo nhằm chiếm dụng vốn.
2.2.5.3. Nguyên nhân khác
- Nguyên nhân bất khả kháng: xảy ra bất thường do thiên tai, hỏa hoạn…rủi ro do nó gây ra thường rất lớn và cả khách hàng lẫn chi nhánh khó có thể kiểm soát cũng như khống chế được. Biện pháp duy nhất để hạn chế thiệt hại là chi nhánh bắt khách hàng mua bảo hiểm để bù đắp phần nào thiệt hại có thể xảy ra.
- Công cụ pháp luật để giải quyết những khoản nợ khó đòi, nợ xấu chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Khi phát sinh những mâu thuẫn trong hợp đồng tín dụng
đối với khách hàng của mình mà cụ thể là việc khách hàng chây lỳ trả nợ, quỵt nợ hoặc cố ý chiếm dụng vốn củachi nhánh. Thông thường trong những trường hợp này chi nhánh hoặc cử cán bộ thu nợ của mình tiến hành việc đòi nợ hoặc sau một thời gian thì tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng ra để bù đắp, tránh đưa quan hệ tín dụng ngân hàng (chủ nợ) – khách hàng (con nợ) ra trước pháp luật. Vì:
+ Tâm lý ngại khi đưa khách hàng của mình ra trước Pháp luật để tố tụng, thay vào đó là tự bản thân Sở giao dịch và các cán bộ của mình đốc thúc, đôn đáo khách hàng để đòi nợ.
+ Chi nhánh vì cả nể các mối quan hệ với khách hàng, sợ mất lòng khách hàng nên chỉ coi việc khách hàng cố ý không trả nợ hoặc chây lỳ là việc cá nhân giữa ngân hàng và khách hàng chứ không có mặt ràng buộc về pháp lý. Do vậy, cách giải quyết vẫn là đàm phán và yêu cầu mang tính chất quan hệ dân sự chứ không phải là hợp đồng có sự bảo vệ của Pháp luật.
+ Mối liên hệ giữa hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của chi nhánh nói riêng đối với Luật pháp là còn rất hạn chế. Sự chồng chéo trong các văn bản Pháp luật và phạm vi làm cho nhiều quan hệ tín dụng của Sở giao dịch với khách hàng thuộc phạm vi điều chỉnh của một số quy định cùng lúc đôi khi lại có sự khác nhau về nội dung và phương hướng giải quyết.
Như vậy, không chỉ do yếu tố tâm lý chi phối quá nhiều trong hoạt động tín dụng của mình và còn do cả những yếu tố mang nặng quan niệm truyền thống, đã làm cho chi nhánh phải chịu những tổn thất do rủi ro tín dụng mang lại trong trường hợp khách hàng cố tình chiếm dụng vốn, cố tình không trả nợ,…
- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và thiếu sự đồng bộ, sơ hở dẫn đến không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng. Luật pháp và các công cụ thực thi pháp luật chưa được thực sự nghiêm minh, chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can thiệp của tòa án. Do đó, dù có phán quyết của tòa, ngân hàng vẫn còn gặp phải trở ngại vì khâu thi hành án còn chậm.
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có thể do khách quan hoặc chủ quan nhưng dù là do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì chi nhánh cũng nên tìm mọi cách để khắc phục và làm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Thông qua phân tích thực trạng tín dụng và các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của chi nhánh ngân hàng NNo&PTNNT huyện Hoài Đức cho ta thấy được những thành quả đạt được cũng như những mặt tồn tại yếu kém của chi nhánh trong hoạt động tín dụng. Nhờ đó, có những biện pháp nhằm hạn chế rui ro tín dụng tại chi nhánh.