CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC
2.2.4. Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức
nhánh huyện Hoài Đức
2.2.4.1. Kết quả đạt được
Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cũng như những rủi ro tín dụng của ngân hàng NNo&PTNN chi nhánh huyện Hoài Đức cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh đạt được kết quả rất khả quan.
- Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh luôn ở mức khá cao và ổn định. Điều này cho thấy được uy tín của ngân hàng NN&PTNT Hoài Đức được nâng cao trong thời gian qua.
- Đi đôi với việc tăng trưởng về số lượng, chất lượng tín dụng của chi nhánh cũng ngày càng được nâng cao, thể hiện ở chỗ tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được duy trì và kiểm soát.
- Với mục tiêu nâng cao khả năng phòng chống rủi ro, chi nhánh đã tăng lượng vốn chủ sở hữu cũng như điều chỉnh quỹ dự phòng rủi ro cho phù hợp với điều kiện kinh tế, phối hợp với phòng quản lí nợ để x\r lý nhanh các khoản nợ có tài sản đảm bảo.
- Mặc dù áp lực cạnh tranh ngày càng cao nhưng ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh huyện Hoài Đức nói riêng không tìm mọi cách để cho vay mà phải tìm những phương án thực sự chắc chắn mới cho vay. Điều này đã góp phần rất quan trọng vào việc làm giảm rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
- Chi nhánh Agribank huyện Hoài Đức đã xây dựng được mối quan hệ tương đối rộng rãi với các tổ chức kinh tế và tín dụng trên địa bàn hoạt động. Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều trở ngại và thách thức, chi nhánh đã duy trì hoạt động với kết quả huy động vốn và tổng dơ nợ đều tăng qua các năm.
- Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh được lập và sử dụng đúng với quy định của NHNN. Dự phòng rủi ro có vai trò rất quan trọng trong việc phong ngừa và xử lí RRTD của ngân hàng, vì thế chi nhánh rất chú trọng đến xây dựng quỹ này và sử dụng một cách hợp lý.
- Chi nhánh cũng đưa ra quy trình cho vay tương đối đầy đủ bên cạnh đó còn thành lập một ban chuyên trách phụ trách những khoản nợ xấu và nợ quá hạn. Đây là hướng đi đúng đắn bởi xử lý nợ xấu là một trong những công tác quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng của RRTD tới thu nhập của ngân hàng.
2.2.4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại chính nhánh ngân hàng NN&PTNN huyện Hoài Đức vẫn tồn tịa một số yếu kém:
- Quá trình xử lý nợ tồn đọng vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chỉ đạo còn chậm, kết quả chưa cao.
- Việc xử lý nợ tồn đọng còn gặp khó khăn ở khâu xử lý tài sản đảm bảo. Hiện nay có những doanh nghiệp trên thực tế đã ngừng hoạt động, phá sản nhưng lại chưa tuyên bố giải thể, phá sản. không những thế, việc sử dụng quỹ trích lập dự phòng rủi ro chỉ được dùng để bù đắp những khoản nợ xấu khi doanh nghiệp đã phá
sản, nên việc chậm trễ trong việc hoàn tất thủ tục phá sản của doanh nghiệp gây trở ngại cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu.
- Chưa chủ động lựa chọn khách hàng, hoặc chọn phương án đầu tư.. công tác tiếp cận, tiếp cận và chăm sóc khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh của cá phòng kinh doanh, nguồn vốn chưa thực sự tốt.
- Tín dụng trung và dài hạn trong thời gian qua tăng trưởng khá nhanh chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ. Trong khi đó tình hình kinh tế vẫn còn nhiều biến động, khả năng trả nợ của các dự án trung và dài hạn sẽ có thể thay đổi rất nhiều trong thời gian tới, như vậy nợ có mức độ rủi ro cao có xu hướng tăng lên.
- Trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở nợ quá hạn không phải trên mức rủi ro tín dụng. Theo quy định hiện nay, các NHTM trong đó có ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh Hoài Đức, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn. Điều này còn nhiều bất cập vì có những khoản vay mặc dù chưa đáo hạn nhưng đã tiềm ẩn khả năng rui ro mất vốn rất cao, cần được dự phòng rủi ro song lại không được trích lập.
Trên đây là những đánh giá về việc phòng chống rui ro tín dụng tại chi