CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC
2.2.2. Thực trạng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT huyện Hoài Đức
quy định cố định mức cho vay, giám đốc tự quyết định mức cho vay theo nhu cầu và khả năng của khách hàng, theo khả năng nguồn vốn của Ngân hàng và qui định của Pháp luật.
Về thời hạn cho vay: Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức không qui định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay, mà thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kì sản xuất, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, thời hạn kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
Về lãi suất cho vay: Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, chủ động đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình. Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt: áp dụng lãi suất cố định hoặc có điều chỉnh.
Về bảo đảm tiền vay: Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức tự xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro của khoản vay ở mức thấp nhất.
2.2.2. Thực trạng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT huyện HoàiĐức Đức
2.2.2.1. Thực trạng tín dụng phân theo kỳ hạn khoản nợ
Tín dụng bao gồm: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Biểu đồ 2.2 Tín dụng phân theo kỳ hạn tại chi nhánh giai đoạn 2011-2013
Nhìn chung, chi nhánh tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay ngắn hạn, chiếm trên 60% các khoản cho vay. Tỷ lệ cho vay trung hạn tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng khá cao trong năm 2013, chiếm 30% tổng dư nợ tín dụng. điều này cho thấy chi nhánh đã có những chiến lược điều chỉnh trong hoạt động tín dụng. Cho vay ngắn hạn có sự giảm về tỷ trọng qua các năm. Năm 2011cho vay ngắn hạn đạt 290,3 tỷ đồng tương đương 81% tổng dư nợ. Sang năm 2012 đạt mức 332,4 tỷ
đồng chiếm 78,45% tổng dư nợ. Đến năm 2013 con số này là 354,4 tỷ đồng tương ứng với 60,5% tổng dư nợ (banr 2.4).
Năm 2012 đặc biệt là năm 2013, chi nhánh có sự mở rộng về hoạt động cho vay trung hạn, tăng từ 61,33 tỷ đồng năm 2011 lên 83,5 tỷ đồng năm 2012 và 175,8 tỷ đồng năm 2013 (bảng 2.4), tuy nhiên cho vay ngắn hạn vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong tín dụng của chi nhánh (chiếm tương ứng 78,45% và 60,5%). Do vẫn chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngân hàng hạn chế cho vay dài hạn vì có độ rủi ro cao không thể lường trước được nên cho vay dài hạn các năm 2011, 2012 chiếm tỷ trọng rất nhỏ tương ứng 1,9% và 1,84%. Đến năm 2013, Chính phủ đưa ra nhiều gói kích cầu nhằm tăng trưởng kinh tế vì thế Ngân hàng đã mạnh dạn hơn trong việc cho vay dài hạn khiến tỷ trọng cho vay dài hạn tăng lên đáng kể 9,5%.
Như vậy tình hình tín dụng theo thời hạn của ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức dù bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn luôn tăng trưởng cao trong các năm thể hiện đường lối đúng đắn của chi nhánh.
2.2.2.2. Thực trạng tín dụng phân theo loại tiền cho vay
Các khoản tín dụng được chia thành 2 loại: VNĐ và ngoại tệ
Cho vay ngoại tệ là hình thức cấp tín dụng đẻ phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ của khách hàng. Thông thường ngoại tệ được chi nhánh cấp chủ yếu là USD và chỉ được cấp trong các trường hợp nhất định:
- Để thanh toán cho đối tác nước ngoià tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; để trả nợ trước hạn nếu các khoản vay có đủ điều kiện theo quy định.
- Để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có nguồn thu ngoại tệ trân lãnh thổ Việt Nam.
- Cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn bênnước ngoài theo quy định của NHNN.
- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.
Biểu đồ 2.3 Tình hình dư nợ theo loại tiền cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2011-2013
Qua biểu đồ trên ta thấy, trong thời gian qua dư nợ tín dụng của chi nhánh chủ yếu là nội tệ, tín dụng ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội tại địa bàn của huyện.
Năm 2012 cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong dư nợ ngoại tệ, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu trong vùng bị giảm đáng kể.
Tuy nhiên trong các năm tới, khi mà nền kinh tế dần đi vào ổn định và nhu cầu hội nhập, giao dịch với quốc tế càng mở rộng thì nhu cầu vốn bằng ngoại tệ sẽ càng tăng và chi nhánh không thể bỏ qua cơ hội này để mở rộng hoạt động, tăng dơ nợ tín dụng, khi đó cho vay bằng ngoại tệ sẽ có khả năng tăng cao và chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong tổng dư nợ tín dụng.
2.2.2.3. Thực trạng tín dụng theo đối tượng khách hàng
Biểu đồ 2.4 Tình hình dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của ngân hàng NNo&PTNT huyện Hoài Đức)
Qua biểu đồ trên ta thấy, dư nợ theo đối tượng khách hàng tại chi nhánh có sự tăng trưởng khá đều đặn qua các năm, và dư nợ của các tổ chức kinh tế có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng dư nợ.
Năm 2011, dư nợ đối với các tổ chức kinh tế chỉ đạt 189,4 tỷ đồng (tương đương 52,5% tổng dư nợ) nhưng sang đến năm 2012 con số này đã tăng lên 248,8 tỷ đồng chiếm 58,7% trong tổng dơ nợ. Trong khi đó, dư nợ của cá nhân giai đoạn 2011-2012 tăng lên không đáng kể, năm 2012 đạt 169,1 tỷ đồng, năm 2013 đạt 174,9 tỷ đồng (tức là tăng 5,8 tỷ đồng). Năm 2013 cho thấy sự tăng lên rõ rệt trong cả cho vay các tổ chức kinh tế và cho vay cá nhân, dư nợ các tổ chức kinh tế tăng 90,2 tỷ đồng so với năm 2012 đạt 339 tỷ đồng, dư nợ của cá nhân đạt 247 tỷ đồng tăng 72,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Diễn biến này cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng mối quan hệ của mình với các tổ chức kinh tế. Điều này cũng phù hợp với thực tế phát triển trong nền kinh tế thị trường nói chung và tình hình phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức nói riêng, các TCKT ngày một lớn mạnh nhu cầu vốn ngày càng cao, mặt khác Hoài Đức đã và đang có những chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng phát triển sản xuất kinh doanh ở cụm công nghiệp
Lai Xá và Khu công nghiệp An Khánh. Chính vì vậy, các TCKT là đối tượng khách hàng tiềm năng cần hướng tới, chiếm tỷ trọng dơ nợ lớn hơn và chi nhánh Ngân